Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lê Tôn Bảo
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 11/07/2022

Thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai an toàn mà hiệu quả

Thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai an toàn mà hiệu quả
Tiêu chảy là bệnh phổ biến hằng ngày mà bất kì ai cũng có thể gặp phải. Đặc biệt, mắc tiêu chảy khi đang mang thai lại là cực hình với nhiều chị em.

Vậy khi mang thai thì điều trị tiêu chảy như thế nào? Sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai an toàn? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1/ Nguyên nhân của tiêu chảy khi mang thai

Trước khi muốn biết các thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai, mời các mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này là gì nhé.

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn của đường ruột, đặc trưng bởi tình trạng đi tiêu phân lỏng từ 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do:

  • Sư xâm nhập của các vi khuẩn, virus vào đường ruột
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Nhiễm kí sinh trùng đường tiêu hóa
  • Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây tiêu chảy
  • Các bệnh lý khác gây tiêu chảy như: Ruột kích thích, bệnh crohn, cường giáp

Thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai

Tiêu chảy trên cơ địa phụ nữ mang thai lại càng đặc biệt. Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của phụ nữ thường bị giảm sút và yếu đi nên khi ăn uống cần hết sức cẩn trọng. Ngoài ra trên phụ nữ mang thai có thể do các nguyên nhân đặc thù khiến tình trạng tiêu chảy dễ xảy ra hơn như:

  • Sự thay đổi chế độ ăn uống: Trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ có thể thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo thai nhi nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Việc thay đổi thức ăn đôi khi có thể gây ra đau bụng hoặc tiêu chảy.
  • Dị ứng với một số loại thực phẩm: Cơ thể mẹ có thể trở nên nhạy cảm với các loại thực phẩm cụ thể. Mặc dù chúng có thể là những thực phẩm mẹ thường ăn trước đây, nhưng những loại thực phẩm này cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng hoặc tiêu chảy nếu mẹ ăn chúng trong thời kỳ mang thai.
  • Sự thay đổi nội tiết tố: Đôi khi hormone của mẹ bầu có thể tăng tốc độ quá trình tiêu hóa, dẫn đến tình trạng bà bầu bị tiêu chảy.
  • Việc bổ sung vitamin: Việc mẹ uống vitamin trước khi sinh là rất tốt cho sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, những loại vitamin này có thể làm rối loạn dạ dày và khiến mẹ tiêu chảy.

>>>> Mẹ bầu tham khảo thêm: Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh

2/ Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?

Vậy bà bầu tiêu chảy liệu có nguy hiểm? Có bắt buộc phải sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai?

Đa phần các trường hợp tiêu chảy sẽ ở mức độ nhẹ, có thể tự khỏi sau vài ngày và không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Ở mức độ nặng hơn, tiêu chảy kéo dài, nếu không điều trị kịp thời có thể gây tác động xấu cho sức khỏe mẹ và bé. Bà bầu bị tiêu chảy do vi khuẩn tả, rota virus thường nôn mửa, đi tiêu rất nhiều lần dẫn đến tình trạng mất sức, mệt mỏi. Hơn nữa, những cơn đau liên tục ở bụng có thể kích thích tử cung co bóp, dẫn đến sinh non, sảy thai.

Vì vậy, khi bị tiêu chảy, các mẹ bầu không nên chủ quan. Không nên tự sử dụng các thuốc kháng sinh điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai, vì một số thuốc có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới thai kỳ và em bé. Cần đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau:

  • Tiêu chảy kéo dài liên tục trong 2 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Tiêu chảy kèm sốt
  • Tiêu chảy kèm nôn ói, dấu hiệu mất nước nhiều: da khô, tiểu ít, nước tiểu sậm màu, mệt mỏi, choáng váng… hoặc trong trường hợp mẹ không thể bổ sung nước từ đường uống.
  • Bụng đau dữ dội trong nhiều giờ
  • Tiêu chảy phân có máu, hoặc phân màu đen, hôi tanh.

Thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai

3/ Khi nào cần dùng thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai?

Đối với trường hợp tiêu chảy nhẹ

Với các chị em không có các dấu hiệu nguy hiểm ở trên, thì có thể sử dụng các loại thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai không cần kê đơn và được chứng minh là an toàn với thai nhi như:

  • Bù nước và điện giải với dung dịch Oresol:

Oresol là một trong những loại thuốc tương đối quen thuộc và cũng được sử dụng phổ biến. Khi mẹ bị tiêu chảy, một lượng lớn nước và điện giải sẽ bị mất đi thông qua phân, vì vậy nên dùng Oresol để thay thế nước và chất điện giải đã bị mất. Oresol đã được chứng minh là một trong những thuốc an toàn được sử dụng trong điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai.

Các mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, pha gói oresol với đúng lượng nước ghi trên hướng dẫn ngay trước khi sử dụng. Sau khi pha xong dung dịch có thể dùng để uống từ từ trong vòng 24h, sau đó không nên dùng nữa.

Nên dùng nước nguội pha dung dịch oresol, không pha với nước khoáng bởi trong nước khoáng đã có các ion điện giải làm sai tỷ lệ các chất điện giải, pha xong cũng không nên đun sôi dung dịch. Mẹ bầu cần lắc đều, hòa tan trước khi uống. Để hiệu quả nhất, hãy sử dụng oresol theo chỉ định của bác sĩ.

  • Probiotics:

Probiotics là các chủng vi khuẩn sống khi được uống đủ lượng sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cho người dùng. Nói một cách dễ hiểu, men vi sinh là những vi khuẩn tốt, giúp hệ tiêu hóa dễ tiêu thụ thức ăn, duy trì sức khỏe và chống lại bệnh tật.

Trong thực tế, không ít người tìm cách sử dụng men vi sinh vì lợi ích sức khỏe chung chung trong khi đây cũng là một cách thức trị liệu của bác sĩ dành cho các bệnh lý rối loạn tiêu hóa, tăng cường chức năng đường ruột. Hơn nữa, ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể nhận được những lợi ích từ men vi sinh, giảm tần suất xảy ra những khó chịu trên đường tiêu hóa như đầy hơi, co thắt, tiêu chảy và táo bón. Probiotics cũng là một trong những “thuốc” an toàn được sử dụng trong điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai.

>>>> Mẹ bầu tham khảo thêm Làm thế nào để bổ sung sắt và canxi cho bà bầu đúng cách?

  • Điều chỉnh chế độ ăn

Ngoài các điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai bằng thuốc, khi bị tiêu chảy, mẹ đặc biệt cần lưu ý đến vấn đề ăn uống. Một số loại thực phẩm không chỉ không giúp bệnh thuyên giảm mà nó còn có khả năng khiến tình trạng tiêu chảy khi mang thai ngày càng nặng nề hơn.

Các món bà bầu không nên ăn khi bị tiêu chảy:

  • Món ăn nhiều chất béo
  • Món ăn chiên, xào
  • Món ăn cay
  • Món ăn tanh như hải sản
  • Các món sống
  • Đồ ăn lạnh.

Đồ uống bà bầu không nên dùng khi bị tiêu chảy

  • Đồ uống ngọt
  • Sữa
  • Cà phê
  • Trà
  • Nước tăng lực.

Thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai

Đối với tiêu chảy nặng

Các trường hợp tiêu chảy nặng phải được thăm khám tại các cơ sở y tế. Các loại thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai dưới đây phải được sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng.

  • Thuốc kháng sinh điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai

Các mẹ tuyệt đối không được tự sử dụng thuốc kháng sinh điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai mà không có sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Không những khiến tình trạng bệnh không thuyên giảm, ngược lại sử dụng thuốc kháng sinh điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai sai cách có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Đối với các trường hợp mẹ bầu bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Các bác sĩ có thể dựa vào từng trường hợp cụ thể để kê một số loại thuốc kháng sinh điều trị tiêu chảy an toàn cho phụ nữ có thai. Các kháng sinh đã được chứng minh là an toàn với phụ nữ mang thai như:

  • Amphotericin B
  • Ampicillin
  • Amoxicillin
  • Metronidazol (sử dụng vào thời kỳ giữa và cuối thai kỳ)
  • Clarithromycin
  • Erythromycin
  • Azithromycin
  • Penicillin G
  • Vancomycin
  • Penicillin, bao gồm amoxicillin và ampicillin
  • Cephalosporin, bao gồm cefaclor và cephalexin
  • Clindamycin.

Tùy vào tác nhân là vi khuẩn gì, mà bác sĩ sẽ cho loại kháng sinh phù hợp.

  • Thuốc điều trị các nguyên nhân gây tiêu chảy khác

Nếu nguyên nhân tiêu chảy của mẹ bầu không đến từ nhiễm khuẩn, mà do các bệnh lý khác như ruột kích thích (IBS), bệnh crohn, cường giáp… Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị tình trạng này. Khi các nguyên nhân được giải quyết, bệnh tiêu chảy cũng sẽ dần được giới hạn.

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho các mẹ những thông tin bổ ích về các thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Diarrhea

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4108-diarrhea

Ngày truy cập: 30/05/2022

2. Diarrhea in Pregnancy

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/diarrhea-in-pregnancy/

Ngày truy cập: 30/05/2022

3. Are probiotics safe for use during pregnancy and lactation?

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3056676/#:~:text=Probiotics%20do%20not%20appear%20to,increase%20in%20adverse%20pregnancy%20outcomes.

Ngày truy cập: 30/05/2022

4. CARBOHYDRATES AND ELECTROLYTES (Systemic)

https://www.drugs.com/cons/oral-rehydration-salts.html

Ngày truy cập: 30/05/2022

5. Is it safe to take antibiotics during pregnancy?

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/antibiotics-and-pregnancy/faq-20058542

Ngày truy cập: 30/05/2022

x