1. Chứng loãng máu: Lượng huyết tương trong máu gia tăng dẫn đến dung tích hồng cầu giảm đi và giảm natri-huyết. Điều này có thể dẫn đến giảm nồng độ hemoglobin. Lượng huyết tương quá nhiều sẽ làm loãng lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể và hạ nồng độ xuống mức 10.5g/dl. Đây là dạng phổ biến của chứng thiếu máu khi mang thai.
2. Mất máu do bệnh trĩ, viêm loét dạ dày, rối loạn đông máu hemophilia hoặc bị nhiễm giun móc cũng làm giảm lượng hemoglobin trong máu.
3. Trước khi mang thai, mẹ bầu thường bị mất máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt.
5. Nếu hai lần mang thai quá gần nhau, nguy cơ thiếu máu cũng sẽ tăng lên do không có đủ thời gian để phục hồi.
6. Người mẹ mang bầu đa thai.
7. Mang thai ở tuổi thiếu niên
8. Sử dụng thuốc chống co giật
9. Sử dụng thức uống có cồn
10. Ốm nghén
Tiêu chí để xác định thiếu máu khi mang thai chính là lượng hemoglobin và dung tích hồng cầu (Hematocrit).
Gian đoạn thai kỳ | Hemoglobin (g/dL) | Hematocrit (%) |
3 tháng đầu | <11 | <33 |
3 tháng giữa | <10.5 | <32 |
3 tháng cuối | <11 | <33 |
10 bước để chống thiếu máu
Để ngăn chăn thiếu máu trong thời gian mang thai, bạn cần hấp thu đủ lượng sắt cần cho cơ thể. Khi lượng máu trong cơ thể tăng lên khoảng 20-30%, dĩ nhiên nhu cầu về chất sắt và các vitamin cũng sẽ tăng theo để có thể sản xuất đầy đủ lượng hemoglobin. Bệnh thiếu máu cũng khiến mẹ mất nhiều máu khi sinh nở và làm giảm khả năng miễn dịch của người mẹ.
1. Kiểm tra nồng độ hemoglobin trong máu trước khi thụ thai. Đảm bảo rằng hemoglobin trong máu của bạn ở mức bình thường trước khi thụ thai. Nếu là mang thai ngoài ý muốn, hãy thử những biện pháp mà chúng tôi đưa ra ở trên để đảm bảo lượng hemoglobin đạt mức yêu cầu.
2. Chế độ ăn uống của bạn nên đầy đủ ba thành phần sau: thịt; rau lá xanh đậm; thực phẩm họ đậu. Chúng nằm trong danh sách những thực phẩm giàu sắt:
● Ngũ cốc, bánh mì
● Đậu lăng và các loại đậu
● Gan (tuy nhiên không nên ăn quá nhiều nếu đang trong gian đoạn mang thai vì bạn có thể sẽ hấp thu quá nhiều vitamin A)
● Đậu phụ
● Cá
● Thực phẩm sấy khô như nho, quả mơ
● Củ cải đường
● Táo