Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/09/2017

Lưu ý giúp mẹ tăng cân nặng thai nhi

Lưu ý giúp mẹ tăng cân nặng thai nhi
Sức khỏe của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Để bé đạt cân nặng chuẩn, mẹ sẽ phải chăm chút nhiều đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của mình. Áp dụng những lưu ý cơ bản dưới đây sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ
Tăng cân nặng thai nhi
Cân nặng thai nhi tăng trong suốt thai kỳ nhưng mạnh mẽ nhất là tam cá nguyệt cuối

Cho cả thai kỳ

Trung bình, thai nhi trải qua 40 tuần trong bụng mẹ trước khi chào đời. Trong bất kỳ thời điểm nào giữa 40 tuần thai kỳ, bạn cũng cần duy trì sự cân bằng, khỏe mạnh cho cơ thể. Điều này không chỉ giúp bé đạt mức tăng trưởng cần thiết mà còn chuẩn bị sức khỏe cho chính mẹ để đón con chào đời một cách suôn sẻ nhất. Những bước cơ bản bao gồm:

  • Bước 1: Ăn lành mạnh: Bạn cần duy trì chế độ ăn cân bằng, lành mạnh. Trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, dầu thực vật, thịt heo, gà, cá… làm nên một danh sách những món ăn bổ dưỡng mà bạn nên bổ sung vào bữa ăn hằng ngày. Ăn từ 3 đến 4 bữa chính mỗi ngày sẽ giúp bạn đảm bảo nguồn năng lượng dồi dào cho con yêu. Ngoài ra, nên tránh xa những món chiên, mỡ động vật, thức ăn nhanh.
  • Bước 2: Nghỉ ngơi nhiều: Khi bạn mệt, đừng gắng sức. Ngủ đủ vào ban đêm và nghỉ ngơi thường xuyên vào ban ngày sẽ giúp bạn nạp lại năng lượng và cơ thể sẽ lấy lại sức. Nếu thấy mình trở nên dễ thấm mệt hơn trước, bạn nên điều chỉnh mức độ lao động cho nhẹ nhàng hơn.
  • Bước 3: Bổ sung vitamin: Đừng quên uống thêm vitamin, canxi hay viên sắt nếu bác sĩ đã kê toa cho bạn. Sự bổ sung này sẽ giúp bạn đảm bảo lượng vi chất thiết yếu khi cơ thể gia tăng nhu cầu.
  • Bước 4: Thoải mái tinh thần: Nếu quá căng thẳng, bạn có khuynh hướng ăn quá nhiều hoặc quá ít, khó ngủ, đồng thời không chăm sóc bản thân chu đáo. Điều này hiển nhiên không tốt cho cả bản thân bạn và thai nhi. Vì vậy, nên duy trì thái độ bình tĩnh, giảm căng thẳng để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.

Cho giai đoạn nước rút

Cân nặng thai nhi tăng dần đều trong suốt thai kỳ, nhưng mạnh mẽ nhất là trong 3 tháng cuối, tương ứng với tuần thai thứ 28 đến 40. Ở giai đoạn này, sự “đầu tư” của mẹ sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt nhất. Dưới đây là những lưu ý cho khoảng thời gian đặc biệt quan trọng này:

  • Ăn ít nhưng thường xuyên: Trung bình, mẹ cần bổ sung 2400 calories mỗi ngày trong giai đoạn này. Bác sĩ sẽ khuyên bạn ăn từ 5 đến 6 bữa/ngày thay vì 3 bữa tập trung như trước đây. Bên cạnh đó, bạn vẫn cần bổ sung vitamin, canxi và uống đủ nước.
  • Thể dục nhẹ: Nếu không có nguy cơ sinh non, bạn vẫn nên duy trì việc tập thể dục, thể thao với mức độ vừa phải. Lưu ý, bạn không nên tập những động tác gây chèn ép bụng hoặc tạo áp lực lên cột sống. Và dù tập luyện bất cứ loại hình nào, từ yoga cho đến bơi lội, bạn cần nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy mệt.
  • Chăm sóc giấc ngủ: Đừng uống nhiều nước sau 6 giờ tối kẻo bạn phải thức dậy vài lần vào ban đêm để “giải quyết” hết lượng chất lỏng đã uống vào. Bên cạnh đó, đừng quên chọn một chiếc gối cho bà bầu và nằm nghiêng để ngủ ngon hơn.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x