Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bạn có bao giờ thắc mắc, tại sao bà bầu hay đói đêm không? Nếu bà bầu đói đêm thì có nên ăn không? Hãy cùng MarryBaby đi tìm hiểu nguyên nhân khiến bà bầu có cảm giác đói bụng liên tục khi mang thai và cách khắc phục ra sao nhé.
Đói khi mang thai là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các thai phụ. Điều này thường do sự thay đổi của sinh lý và nhu cầu dinh dưỡng tăng lên trong thai kỳ. Cụ thể nguyên nhân khiến bạn có cảm giác đói liên tục khi mang thai gồm:
Sự gia tăng các hormone khi mang thai bao gồm gonadotropin màng đệm ở người (HCG) và progesterone chính là nguyên nhân kích thích sự thèm ăn và gây ra cơn đói cho bạn trong thai kỳ.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai bên cạnh vấn đề tại sao bà bầu hay đói đêm để hiểu cơ thể của mình nhiều hơn nhé.
Mang thai khiến cho tốc độ trao đổi chất tăng cao bởi các cơ quan trong cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.
>> Bạn có thể xem thêm: 5 thay đổi trong cơ thể phụ nữ khi mang thai bạn cần biết
Thai nhi đang phát triển cần chất dinh dưỡng khá nhiều để tăng trưởng mỗi ngày. Điều này khiến cho bạn tăng cảm giác thèm ăn để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.
Ngoài vấn đề tại sao bà bầu hay đói đêm; cũng có một số bà bầu bị chán ăn khi mang thai. Bạn có thể tìm hiểu thêm về tình trạng này để hiểu cơ thể của mình thay đổi như thế nào trong thai kỳ nhé.
Mang thai khiến cho lượng đường trong máu bị thay đổi, đặc biệt là sự sụt giảm lượng glucose. Tại sao bà bầu hay đói đêm? Chính sự thay đổi vừa được nhắc đến là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đói liên tục khi mang thai do độ nhạy cảm với insulin của cơ thể thay đổi.
>> Bạn có thể xem thêm: Chỉ số đường huyết bình thường của bà bầu nằm ở mức bao nhiêu?
Mang thai khiến cho bạn có những thay đổi về cảm xúc và tâm lý. Nhất là khi bạn cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng sẽ khiến cho cơ thể thèm ăn hơn dẫn đến cảm giác đói bụng liên tục.
Bạn có thể tham gia vào cộng đồng của MarryBaby để thảo luận về những cách giảm stress trong thai kỳ. Điều này sẽ giúp bạn vừa hiểu được lý do tại sao bà bầu hay đói đêm do stress vừa biết được những cách khắc phục dễ dàng hơn.
Cơn đói đêm ở đây được hiểu là cảm giác thèm ăn khi bạn ăn rất trễ hoặc thức giấc giữa đêm và muốn ăn. Vậy khi có bầu đói đêm có nên ăn gì không? Bà bầu ăn đêm có tốt không? Thói quen ăn quá khuya được cho là không tốt đối với bà bầu và cả người bình thường.
Trong một nghiên cứu khoa học được công bố vào năm 2020 của nhóm tác giả EN Kroeger trên NCBI (National Library of Medicine) cho biết; khi thai phụ ăn đêm có thể khiến nồng độ glucose tăng cao trong cơ thể. Điều này là do khi đói chúng ta thường có xu hướng chọn các món ăn nhanh như bánh quy, snack, đồ ngọt,… Tuy nhiên, chính điều này lại làm tăng nguy cơ dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Hơn nữa, việc bạn ăn đêm khi mang thai có thể khiến cho đồng hồ sinh học của cơ thể thay đổi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp sinh học khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng như tăng cân, béo phì,…
Để kiểm soát cân nặng thai kỳ dễ dàng nhất, bạn có thể tham khảo công cụ tính cân nặng khi mang thai của MarryBaby nhé,
Khi cơn đói đêm xuất hiện sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó, bà bầu không nên để bụng đói đi ngủ nếu cảm thấy khó chịu và cồn cào bao tử.
Lúc này, bạn nên thưởng thức một bữa ăn nhẹ nhiều chất dinh dưỡng nhưng ít calo. Điều này sẽ giúp xoa dịu cơn thèm ăn mà không làm gián đoạn hay trì hoãn giấc ngủ của bạn.
>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu nhịn đói có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Vậy khi bà bầu đói đêm có nên ăn gì không? Nếu cơn đói kéo đến khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và không thể ngủ được. Bạn cũng có thể ăn đêm nhưng nên áp dụng theo các mẹo sau:
>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai kỳ không?
Bà bầu đói đêm thì nên uống sữa. Vì sữa có chứa tryptophan và melatonin. Cả hai chất này có thể giúp cho giấc ngủ của bạn được ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh uống sữa có đường vì có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn.
Như vậy, bạn đã biết tại sao bà bầu hay đói đêm rồi. Bà bầu hay đói đêm là do sự thay đổi của sinh lý và nhu cầu dinh dưỡng cần tăng lên trong giai đoạn mang thai. Do đó, khi thấy bụng đói cồn cào vào ban đêm thì hãy thưởng thức một bữa ăn nhẹ lành mạnh để xoa dịu cơn đói và giúp giấc ngủ ngon hơn nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Reasons for late night eating and willingness to change: A qualitative study in pregnant black women
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6511485/
Truy cập ngày 20/03/2024
2. Increased Hunger During Pregnancy – Causes & Solutions
https://parenting.firstcry.com/articles/increased-hunger-during-pregnancy-causes-and-solution/
Truy cập ngày 20/03/2024
3. Ways To Deal With Hunger Pangs During Pregnancy
https://www.momjunction.com/articles/hunger-pangs-during-pregnancy_00357262/
Truy cập ngày 20/03/2024
4. Is Eating Before Bed Bad?
https://www.sleepfoundation.org/nutrition/is-it-bad-to-eat-before-bed
Truy cập ngày 20/03/2024
5. Effect of milk-honey mixture on the sleep quality of coronary patients: A clinical trial study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30390870/
Truy cập ngày 20/03/2024
6. The health impact of nighttime eating: old and new perspectives
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25859885/
Truy cập ngày 20/03/2024