Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/01/2023

Tác dụng của tinh dầu đối với bà bầu có tốt không? Bạn cẩn thận nhé!

Tác dụng của tinh dầu đối với bà bầu có tốt không? Bạn cẩn thận nhé!
Tác dụng của tinh dầu đối với bà bầu tốt hay không? Mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ để giữ an toàn trong thai kỳ khi muốn dùng sản phẩm này nhé!

Tinh dầu là sản phẩm phổ biến của phụ nữ yêu thích một không gian ngát hương và mong muốn tìm kiếm những giây phút để tinh thần lắng dịu. Thật khó khăn khi giờ đây bạn phải cân nhắc giữa việc nên hay không nên dùng loại sản phẩm này. Đó là lý do bạn cần tìm hiểu kỹ về tác dụng của tinh dầu đối với bà bầu.

Liệu rằng tinh dầu có an toàn cho thai kỳ hay không? MarryBaby sẽ giúp bạn khám phá tác dụng của tinh dầu đối với bà bầu như thế nào ngay sau đây.

Tác dụng của tinh dầu đối với thai kỳ

Vốn được chiết xuất từ dầu của các loại cây, cỏ trong tự nhiên, vì vậy về cơ bản tinh dầu là an toàn khi bà bầu dùng ngoài da đúng cách. Tác dụng của tinh dầu có thể mang đến một số lợi ích cho thai kỳ bao gồm:

Có một vài lo ngại rằng tinh dầu có thể chuyển hóa thành các hợp chất độc hại khi được hấp thụ qua máu của người mẹ. Tuy nhiên, các chuyên gia xác định, khi sử dụng tinh dầu đúng liều lượng và đúng cách thì không gây ra vấn đề về sức khỏe nào cho thai kỳ.

Cách sử dụng tinh dầu cho bà bầu như thế nào để phát huy lợi ích của sản phẩm này và giữ an toàn cho thai kỳ? Mẹ bầu hãy tham khảo ngay dưới đây.

Hướng dẫn sử dụng tinh dầu khi mang thai

Tác dụng của tinh dầu
Bà bầu chỉ nên dùng tinh dầu ở dạng khếch tán mùi hương và không dùng tinh dầu trong tam cá nguyệt đầu tiên

1. Tránh sử dụng tinh dầu trong tam cá nguyệt đầu tiên

Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn quan trọng nhất trong thai kỳ và bà bầu bằng mọi giá phải tránh nguy cơ để thai nhi tiếp xúc với các chất độc hại. Do đó, tinh dầu không thích hợp để bạn dùng trong giai đoạn này.

Nhưng trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu đã được phê duyệt theo cách an toàn.

2. Sử dụng tinh dầu an toàn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba

♦ Không ăn tinh dầu: Ngay cả khi không mang thai thì bạn cũng không được dùng tinh dầu qua đường ăn uống, trừ khi có sự giám sát trực tiếp của chuyên gia hoặc bác sĩ. Nhiều loại tinh dầu có thể gây ra nguy cơ nhiễm độc cho cả mẹ và bé khi bạn ăn vào.

♦ Tập trung vào liệu pháp hương thơm: Các bác sĩ đồng ý rằng, liệu pháp hương thơm là một lựa chọn an toàn hơn cho phụ nữ mang thai. Thay vì thoa ngoài da, bà bầu có thể dùng tinh dầu ở dạng khuếch tán, máy xông tinh dầu.

Luôn pha loãng tinh dầu khi dùng: Bất kể đang mang thai hay không, nếu sử dụng dầu bôi ngoài da thì nhất định bạn cần pha loãng tinh dầu với các loại dầu vận chuyển để tránh nguy cơ da bị kích ứng. Các loại dầu vận chuyển an toàn cho thai kỳ bao gồm: jojoba, dừa, hạnh nhân, quả mơ.

♦ Luôn hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn dùng bất cứ loại tinh dầu nào: Phụ nữ mang thai nên luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi muốn dùng tinh dầu để thoa ngoài da.

♦ Không dùng vượt quá khuyến nghị về liều lượng: Hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy việc sử dụng tinh dầu thông thường là nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu dùng vượt quá liều lượng khuyến nghị, tác dụng của tinh dầu có thể ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.

>> Xem thêm: Mẹ bầu đọc ngay các lưu ý chăm sóc da khi mang thai để tránh nguy hiểm không đáng có!

Mùi tinh dầu nào dễ chịu nhất và an toàn cho thai kỳ?

1. Tinh dầu oải hương

Tác dụng của tinh dầu

Trong tất cả các loại tinh dầu, oải hương là một trong những lựa chọn được nghiên cứu nhiều và dùng rộng rãi nhất cho phụ nữ mang thai. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi được sử dụng đúng cách, tác dụng của tinh dầu oải hương sẽ mang đến liệu pháp hương thơm tuyệt vời để bà bầu thư giãn, đặc biệt là trong thời gian chuyển dạ và sinh nở có nhiều sự lo lắng, căng thẳng.

Một đánh giá năm 2018 về các nghiên cứu kết luận rằng hoa oải hương làm giảm cơn đau chuyển dạ. Theo đó, trong thời gian chuyển dạ, bà bầu có thể dùng máy xông tinh dầu để thư giãn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không hít trực tiếp hơi nước từ máy xông để tránh nguy cơ gây kích ứng màng nhầy trong mũi.

Ngoài ra, bà bầu cũng có thể dùng tinh dầu oải hương pha loãng để người nhà massage bụng trong lúc chuyển dạ để làm giảm cảm giác đau.

2. Tinh dầu bạc hà

Mặc dù tinh dầu bạc hà không được khuyến nghị dùng cho phụ nữ mang thai, song nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu dùng ở dạng liệu pháp mùi hương sẽ có lợi cho bà bầu. Mùi hương bạc hà từ máy khuếch tán có thể giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng buồn nôn và mang lại cảm giác dễ chịu.

3. Tinh dầu hoa cúc

Hầu hết mọi người đều biết rằng một tách trà hoa cúc có thể giúp làm dịu cơ thể. Nhưng hoa cúc ở dạng tinh dầu thì không thể cho vào trà để sử dụng, thay vào đó, phụ nữ mang thai chỉ có thể dùng hoa cúc dưới dạng khuếch tán tinh dầu.

Hoa cúc La Mã là một lựa chọn liệu pháp hương thơm tuyệt vời giúp bà bầu thư giãn và xua đuổi các cơn đau nửa đầu nghiêm trọng. Ngoài ra, hoa cúc La Mã Đức có thể dùng tại chỗ với dầu dưỡng da sau khi sinh để giúp phục hồi độ đàn hồi của da và giảm sự xuất hiện của các vết rạn.

4. Tinh dầu chanh

Tinh dầu chanh cũng rất tuyệt vời trong việc giúp bà bầu giảm các triệu chứng buồn nôn và nôn trong thai kỳ.

5. Tinh dầu phong lữ

Ngoài tinh dầu oải hương và tinh dầu hoa hồng giúp bà bầu giảm cảm giác lo âu và đau đớn trong quá trình chuyển dạ thì tinh dầu phong lữ cũng có thể làm được điều này. Tinh dầu phong lữ đã được chứng minh lâm sàng là giúp sản phụ cảm thấy thư giãn và bớt đau hơn trong lúc chuyển dạ.

6. Tinh dầu hoa hồng

Tác dụng của tinh dầu hoa hồng

Tinh dầu hoa hồng là một lựa chọn tuyệt vời khác để giảm lo lắng, giúp bà bầu bình tĩnh và ngủ ngon giấc. Bà bầu có thể dùng dạng khuếch tán mùi hương trong phòng ngủ mỗi buổi tối để thư giãn.

7. Các loại tinh dầu an toàn khác cho thai kỳ

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể dùng các loại tinh dầu trong danh sách dưới đây để giữ an toàn cho thai kỳ, an thần và giảm đau (sau tam cá nguyệt thứ nhất) bao gồm:

  • Hạnh nhân đắng
  • Argan
  • Quảng hoắc hương
  • Trái lựu
  • Gừng
  • Thảo quả
  • Thì là
  • Cây bách
  • Myrtle
  • Trầm hương

>> Xem thêm: Tinh dầu hoa anh thảo dùng khi mang thai có an toàn không?

Các loại tinh dầu cần tránh khi mang thai

Tác dụng của tinh dầu
Bà bầu không nên dùng tinh dầu long não

Bà bầu nên tránh dùng các loại tinh dầu sau vì nó có thể gây ngộ độc cho thai kỳ bao gồm:

  • Hạt cây hồi hương
  • Hiền nhân
  • Húng quế
  • Cây ngải cứu
  • Rue
  • Gỗ sồi
  • Bạch dương
  • Rau kinh giới
  • Long não
  • Mùi tây
  • Pennyroyal
  • Cây cúc ngải
  • Thuja

>> Xem thêm: Top 4 loại tinh dầu chống rạn da cho bà bầu và cách sử dụng hiệu quả

Tinh dầu có thể là một lựa chọn tuyệt vời không chỉ giúp mẹ bầu giảm một số triệu chứng phổ biến khi mang thai như buồn nôn mà không cần dùng đến thuốc. Đây còn là phương pháp đơn giản giúp bà bầu giảm lo lắng một cách tự nhiên trong quá trình chuyển dạ nếu được bác sĩ cho phép sử dụng như một phần của chiến lược trị liệu bằng tinh dầu. Tác dụng của tinh dầu đối với mẹ bầu tốt là vậy song bạn cần thận trọng khi sử dụng. Lưu ý, tuyệt đối không nên dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ nhé!

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

 https://www.healthline.com/health/pregnancy/essential-oils-for-pregnancy#takeaway
https://www.youngliving.com/blog/12-essential-oil-tips-for-a-relaxed-pregnancy/
https://www.avera.org/balance/pregnancy-and-birth/essential-oils-options-for-the-expecting-mother/

 

 

x