
Tuy vậy, không phải tác dụng của tam thất đều có lợi cho sức khỏe mọi người, nhất là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Vì vậy các bà bầu và phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên tìm hiểu kỹ về loại cây này trước khi dùng nhé.
Thành phần dược tính của tam thất
Tam thất chứa các thành phần hóa học bao gồm:
- Saponin (4,42–12%), thuộc kiểu protopanaxadiol và protopanaxadiol
- Các ginsenoside bao gồm Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1 và glucoginsenosid
- Rễ có tinh dầu bao gồm các hoạt chất α-guaien, β-guaien và octadecan
- Flavonoid
- Phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol)
- Polysaccharide (arabinogalactan: sanchinan A)
- Muối vô cơ
Tác dụng của tam thất đối với sức khỏe
Tam thất là một loại thảo dược có nguồn gốc từ châu Á, được dùng nhiều trong các bài thuốc của Đông y. Tác dụng của tam thất rất phong phú, song nổi bật nhất phải kể đến việc điều trị xuất huyết như chảy máu răng, ho hoặc nôn ra máu, tiểu hoặc đại tiện ra máu…
Bên cạnh đó, tác dụng của nụ hoa tam thất hoặc tác dụng của củ tam thất còn giúp giảm sưng, điều hòa huyết áp, giảm các triệu chứng đau thắt ngực, đột quỵ do xuất huyết não, tích tụ chất béo trong mạch máu, đau tim và bệnh gan.
Ngoài ra, tác dụng của tam thất còn giúp cải thiện năng lượng và khả năng vận động như giảm đau nhức cơ bắp sau khi tập thể dục, chống viêm xương và thấp khớp.