Hỏi đáp trực tiếp với bác sĩ miễn phí dành cho thành viên cộng đồng Mẹ Bầu!
Chuyên mục
Công cụ
Cộng đồng
Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Tôi đồng ý tham gia Enfa A+ Smart Club cùng các điều khoản và chính sách của MJN và Marrybaby.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tác dụng của lá mật gấu đã được chứng minh là tốt cho sức khỏe như giúp hạ sốt, hạ huyết áp, chữa bệnh đau dạ dày… Tuy nhiên bà bầu dùng lá mật gấu có an toàn hay không, mời bạn tìm hiểu ngay sau đây nhé. Cây mật gấu hay còn gọi là […]
Tác dụng của lá mật gấu đã được chứng minh là tốt cho sức khỏe như giúp hạ sốt, hạ huyết áp, chữa bệnh đau dạ dày… Tuy nhiên bà bầu dùng lá mật gấu có an toàn hay không, mời bạn tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Cây mật gấu hay còn gọi là cây lá đắng, có nguồn gốc từ châu Phi, từ lâu đời đã được biết đến như một phương thuốc phổ biến có thể giúp điều trị nhiều loại bệnh. Ngoài ra, lá cây này còn được sử dụng rộng rãi để làm rau ăn hàng ngày.
I. Tác dụng của lá mật gấu
Lá cây mật gấu chữa bệnh gì? Lá mật gấu rất giàu khoáng chất, vitamin, protein và nhiều thành phần khác, nhờ đó có thể mang đến một số tác dụng tốt cho sức khỏe như sau:
1. Hạ sốt
Lá mật gấu chứa flavonoid có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Flavonoid hoạt động cùng với andrographolide lactones, glucoside, diterpene trong lá này có thể giúp hạ sốt.
Ngoài ra, người dân châu Phi còn thường uống một ly nước ép lá mật gấu để điều trị bệnh sốt rét và hạ sốt.
2. Hạ huyết áp
Nghiên cứu chỉ ra rằng việc nhai lá tươi hoặc uống nước ép lá mật gấu làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Điều này giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, lá mật gấu còn chứa kali nên rất tốt cho những người bị huyết áp cao. Kali giúp loại bỏ lượng muối dư thừa trong cơ thể (lượng muối cao là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp), nhờ đó có thể hạ huyết áp.
Tác dụng của lá mật gấu có thể hạ huyết áp
3. Điều trị bệnh về đường tiêu hóa
Công dụng của cây mật gấu còn có thể được biết đến với việc điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, đau dạ dày, kiết lỵ và nhiều vấn đề khác liên quan đến đường ruột.
Người dân châu Phi và một số nước châu Á thường giã lá mật gấu tươi với muối, sau đó vắt lấy nước để uống 2 lần/ngàygiúp điều trị bệnh đường ruột.
4. Cải thiện chức năng trao đổi chất
Vitamin B1 (thiamine) đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa lipid, axit amin và glucose trong cơ thể.
Lá mật gấu rất giàu vitamin B1, nhờ đó có thể giúp oxy hóa các axit béo khác để tạo ra sự tổng hợp lipid cho cơ thể.
5. Tăng cường sức khỏe của xương và răng
Vitamin C trong lá mật gấu giúp chống oxy hóa và duy trì hệ xương và răng khỏe mạnh.
Trong khi đó, vitamin K của loại lá này lại giúp ngăn ngừa sự suy yếu của mô xương, dẫn đến loãng xương.
Tác dụng của lá mật gấu hỗ trợ sức khỏe xương và răng
6. Đánh bại các gốc tự do
Vitamin E đóng vai trò là chất chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
Lá cây mật gấu cũng chứa hàm lượng vitamin E tương đối dồi dào nên có tác dụng trong việc chống lại các gốc tự do gây bệnh.
7. Lá mật gấu điều trị tiểu đường
Lá mật gấu trị bệnh gì? Khoa học đã chứng minhlá mật gấu chứa các hợp chất thực vật andrographolide có thể kiểm soát mức đường trong máu và thúc đẩy chức năng insulin hoạt động bình thường, nhờ đó hỗ trợ điều trị tiểu đường.
II. Tác dụng của lá mật gấu với thai kỳ
Đối với phụ nữ mang thai, lá mật gấu chứa nhiều hoạt chất có lợi cho thai kỳ. Trong số đó nổi bật nhất là vitamin C, kali, vitamin E, vitamin B1, vitamin K… giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ xương cho bà bầu, hỗ trợ quá trình phát triển trí não của thai nhi cùng nhiều tác dụng khác.
Đến nay, khoa học chưa ghi nhận tác dụng của lá mật gấu gây hại cho thai kỳ. Tuy nhiên, loại lá này được cho là có chứa một số hoạt chất gây co thắt cổ tử cung. Vì thế tốt nhất, trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, bà bầu không nên ăn lá mật gấu. Từ tam cá nguyệt thứ 2, bà bầu có thể ăn loại lá này để bổ sung dinh dưỡng song chỉ nên ăn ít và không nên ăn liên tục.
Phụ nữ cho con bú nên ăn loại lá này để tăng tiết sữa và bảo vệ xương, răng khỏe mạnh.
Tác dụng của lá mật gấu tốt cho thai kỳ nhưng không nên dùng trong tam cá nguyệt đầu tiên
III. Một số câu hỏi thường gặp về tác dụng của lá mật gấu
Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi thường gặp về loại lá này để có cách sử dụng tốt hơn.
1. Uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không? Uống lá mật gấu nhiều có hại gì không?
Mặc dù lá mật gấu có nhiều tác dụng tốt, song nếu bạn uống hàng ngày là không nên. Bởi vì việc uống bất kỳ loại lá nào quá thường xuyên cũng có thể gây dư thừa một số chất trong cơ thể. Điều này về lâu dài là không tốt cho sức khỏe.
2. Tác dụng phụ của lá mật gấu là gì?
Lá mật gấu có chứa kháng sinh tự nhiên.Nếu bạn uống quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy.
Hầu hết các trường hợp mang thai kéo dài khoảng 40 tuần (hoặc 38 tuần kể từ khi thụ thai). Vì vậy, cách tốt nhất để ước tính ngày dự sinh là đếm 40 tuần hoặc 280 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối. Một cách khác là lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, trừ đi ba tháng và cộng 7 ngày. Vì vậy, nếu kỳ kinh cuối của bạn bắt đầu vào ngày 11-4-2020, bạn sẽ trừ ngược lại ba tháng là ngày 11-1-2020, sau đó cộng thêm 7 ngày, có nghĩa là ngày dự sinh của bạn sẽ là ngày 18-1-2021. Đây là cách bác sĩ sẽ ước tính ngày dự sinh cho các mẹ bầu. Nhưng hãy nhớ rằng sẽ rất bình thường nếu bạn sinh sớm hay trễ một tuần so với ngày dự kiến.
Ngày thụ thai
Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ áp dụng cho các cặp đôi nhớ chính xác ngày quan hệ, người nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều và xác định được ngày rụng trứng. Nguyên do là tinh trùng có thể sống trong cơ thể nữ giới 5 ngày nhưng trứng sau khi rụng chỉ sống được 1 ngày. Tinh trùng chỉ có thể thụ tinh cho trứng trong khoảng thời gian này.Theo cách tính này thì ngày đầu tiên của tuổi thai sẽ được tính bắt đầu vào ngày quan hệ có rụng trứng rồi cộng thêm 36 tuần (tức là 266 ngày).
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF
Việc tính tuần thai và ngày dự sinh khi thụ tinh nhân tạo sẽ chính xác hơn so với thụ thai bình thường. Điều này là do đã xác định được chính xác ngày cấy phôi hoặc ngày rụng trứng.Ngày dự sinh khi thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được tính bằng cách cộng thêm 38 tuần (tức là 266 ngày) kể từ khi trứng được thụ tinh. Một cách tính khác là vẫn cộng thêm 38 tuần nhưng sẽ trừ đi số ngày mà phôi được cấy vào. Chẳng hạn, nếu phôi được cấy ba ngày thì sẽ trừ 3 ngày và 5 ngày thì trừ 5 ngày.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
28 ngày
3. Những ai không nên dùng lá mật gấu?
Người huyết áp thấp
Bà bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên
4. Cách dùng lá mật gấu như thế nào?
Ép lấy nước để uống
Dùng để nấu canh/súp
Dùng đắp ngoài da
Lá phơi khô, sắc nước để uốngNước ép lá mật gấu
5. Lá mật gấu giảm cân có đúng không?
Nhờ giàu chất xơ, vitamin nên lá mật gấu có thể hỗ trợ giảm cân khi kết hợp với chế độ ăn kiêng và các phương pháp giảm cân khác. Nếu chỉ ăn/uống lá mật gấu mà không kết hợp với các phương pháp giảm cân khác thì bản thân lá mật gấu không thể giúp bạn giảm cân.
Tác dụng của lá mật gấu đã được nghiên cứu là tốt cho sức khỏe, kể cả với bà bầu. Tuy nhiên, mặc dù chưa có ghi nhận về các trường hợp lá mật gấu gây sảy thai, song vì loại lá này chứa các hoạt chất kích thích cổ tử cung nên bà bầu cần tránh ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên để đảm bảo an toàn cho thai kỳ nhé.
Hanako
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.