Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/09/2020

Tác dụng của lá dâu tằm: Cực tốt nhưng có an toàn cho bà bầu không?

Tác dụng của lá dâu tằm: Cực tốt nhưng có an toàn cho bà bầu không?
Tác dụng của lá dâu tằm với sức khỏe tuyệt vời đến mức có thể khiến bạn ngỡ ngàng. Ví dụ như tốt cho tim, hạ huyết áp, giảm viêm, đẹp da… Nhưng loại lá này có an toàn cho bà bầu không? Từ ngàn xưa, hình ảnh cây dâu tằm đã quá đỗi thân […]

tác dụng của lá dâu tằm

Tác dụng của lá dâu tằm với sức khỏe tuyệt vời đến mức có thể khiến bạn ngỡ ngàng. Ví dụ như tốt cho tim, hạ huyết áp, giảm viêm, đẹp da… Nhưng loại lá này có an toàn cho bà bầu không?

Từ ngàn xưa, hình ảnh cây dâu tằm đã quá đỗi thân thuộc trong đời sống của người Việt. Nói đến tác dụng của lá dâu tằm là người ta nghĩ ngay đến nghề nuôi tằm, dệt vải truyền thống.

Song cũng chính vì thế mà các tác dụng tốt khác của loại cây này đã không được nhiều người chú ý đến. Thực tế, rất ít người biết rằng ngoài làm thức ăn tuyệt vời cho loài sâu biết nhả tơ giúp ích cho đời thì lá dâu tằm còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Song với bà bầu, lá dâu tằm có thật sự an toàn để sử dụng không?

Hãy cùng MarryBaby khám phá tác dụng của lá dâu tằm đối với sức khỏe nói chung và bà bầu nói riêng ngay sau đây nhé.

Lá dâu tằm rất giàu dinh dưỡng

Dâu tằm thuộc họ thực vật moraceae và có nhiều loại, nhưng phổ biến nhất là loại dâu đen, dâu đỏ và dâu xanh.

Loại cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Trong số đó có Hoa Kỳ, châu Âu, châu Á và châu Phi.

Lá dâu tằm chứa các hợp chất thực vật mạnh mẽ, ví dụ như chất chống oxy hóa polyphenol, vitamin C. Ngoài ra, loại lá này cũng rất giàu khoáng chất như kẽm, canxi, sắt, kali, phốt pho và magiê.

Tác dụng của lá dâu tằm trong đời sống

Lá dâu được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực ẩm thực, dược liệu và công nghiệp trên thế giới.

Lá và các bộ phận khác của cây có nhựa (mủ) màu trắng đục. Theo nghiên cứu, tính độc nhẹ của nhựa dâu có thể gây đau dạ dày hoặc kích ứng da, song không đáng kể.

Thực tế, nhiều người cho biết, ăn lá dâu rất ngon miệng, tốt cho sức khỏe và không gặp phải tác dụng phụ.

  • Ở nhiều quốc gia châu Á, lá dâu tằm được dùng để làm rượu hoặc trà thảo dược. Một số nơi dùng lá non như một loại rau để ăn thường ngày.
  • Lá dâu còn được dùng để nuôi tằm phục vụ cho mục đích lấy tơ dệt vải. Đây là một nghề thủ công truyền thống có từ ngàn đời ở nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.
  • Một số nơi, người dân dùng lá dâu tằm để làm thức ăn cho gia súc.
  • Ngoài ra, lá dâu cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian hoặc bài thuốc Đông y của Trung Quốc.

tác dụng của lá dâu tằm 2
Lá dâu tằm có thể làm thuốc hoặc làm rau ăn

Tác dụng của lá dâu tằm với sức khỏe

1. Hạ đường huyết và insulin

Lá dâu tằm chứa nhiều hợp chất có thể chống lại bệnh tiểu đường. Trong số đó có deoxynojirimycin (DNJ) giúp ngăn chặn sự hấp thụ carbs ở ruột.

Ngoài ra, loại lá này còn chứa hormone có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm nồng độ insulin.

Nghiên cứu ở 37 người trưởng thành ăn maltodextrin. Đây là một loại tinh bột giúp lượng đường trong máu tăng nhanh. Sau khi ăn, nhóm người này tiếp tục được dùng chiết xuất lá dâu tằm chứa 5% DNJ.

Kết quả cho thấy, những người dùng 250-500mg chiết xuất lá dâu tằm, có mức tăng đường huyết và insulin thấp hơn đáng kể so với nhóm giả dược.

Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Các bệnh nhân uống 1.000mg chiết xuất lá dâu với liều lượng 3 lần/ngày trong bữa ăn. Kết quả là người bệnh đã giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn so với nhóm dùng giả dược.

2. Có thể tăng cường sức khỏe tim mạch

Nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ ​​lá dâu tằm có thể cải thiện sức khỏe của tim. Nguyên nhân là do các hợp chất trong loại lá này có khả năng giảm mức cholesterol, huyết áp, giảm viêm và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Nghiên cứu ở 23 người bị cholesterol cao, khi dùng 280mg chất bổ sung có chiết xuất từ lá dâu tằm với liều lượng 3 lần/ngày. Sau 12 tuần, cholesterol LDL (có hại) đã giảm 5,6%, còn cholesterol HDL (có lợi) đã tăng 19,7% ở tất cả các bệnh nhân.

3. Có thể giảm viêm

Lá dâu chứa nhiều hợp chất chống viêm, bao gồm cả chất chống oxy hóa flavonoid.

Nghiên cứu chỉ ra rằng lá dâu tằm có thể chống viêm và stress oxy hóa. Hai yếu tố này đều có liên quan đến các bệnh mãn tính.

Một nghiên cứu ống nghiệm trên các tế bào bạch cầu của người cũng tiết lộ, trà và chiết xuất từ ​​lá dâu giúp giảm protein gây viêm. Đồng thời, hai sản phẩm này cũng có thể làm giảm tổn thương DNA do stress oxy hóa.

4. Lợi ích sức khỏe tiềm năng khác

  • Chống ung thư: Một số nghiên cứu trong ống nghiệm nhận thấy, lá dâu có thể chống lại các tế bào ung thư cổ tử cung.
  • Sức khỏe gan: Các nghiên cứu cũng chỉ ra, chiết xuất từ lá dâu tằm có thể bảo vệ các tế bào gan khỏi bị viêm và ung thư.
  • Giảm cân: Nghiên cứu cũng cho biết, các hợp chất trong lá dâu có thể giúp đốt cháy chất béo. Từ đó, loại lá này có thể thúc đẩy giảm cân.
  • Làm đều màu da: Các nhà khoa học phát hiện ra, lá dâu tằm có thể ngăn ngừa sự tăng sắc tố hoặc các mảng da tối màu, giúp da đều màu hơn.

tác dụng của lá dâu tằm
Lá dâu tằm giúp da đều màu

Bà bầu có nên dùng lá dâu tằm không?

Mặc dù lá dâu tằm được chứng minh phần lớn là an toàn, song vẫn có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người có cơ địa nhạy cảm, ví dụ như phụ nữ mang thai.

Một số người dùng thực phẩm bổ sung có chiết xuất từ lá dâu tằm báo cáo tác dụng phụ gặp phải như sau:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Đầy hơi
  • Táo bón

Ngoài bà bầu, thì những nhóm người này cũng nên thận trọng khi dùng lá dâu tằm hoặc các chiết xuất từ lá dâu tằm.

Tác dụng của lá dâu tằm đối với sức khỏe từ lâu đã được ghi nhận trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, đối với những người có tiền sử bệnh tiểu đường, phụ nữ mang thai, trẻ em và phụ nữ cho con bú, người có cơ địa nhạy cảm, mắc bệnh dị ứng thì nên thận trọng khi dùng lá dâu tằm nhé.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x