Hỏi đáp trực tiếp với bác sĩ miễn phí dành cho thành viên cộng đồng Mẹ Bầu!
Chuyên mục
Công cụ
Cộng đồng
Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Tôi đồng ý tham gia Enfa A+ Smart Club cùng các điều khoản và chính sách của MJN và Marrybaby.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tác dụng của hải sâm đa dạng và tốt cho việc bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe. Loài động vật biển này rất giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu nên không ít phụ nữ cho rằng ăn hải sâm biển sẽ có lợi cho thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều chị em […]
Tác dụng của hải sâm đa dạng và tốt cho việc bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe. Loài động vật biển này rất giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu nên không ít phụ nữ cho rằng ăn hải sâm biển sẽ có lợi cho thai kỳ.
Tuy nhiên, nhiều chị em lại e ngại tác dụng của hải sâm biển vì nghĩ rằng thực phẩm này có thể gây hại cho thai nhi. Thực hư vấn đề này như thế nào? Marry Baby mời các mẹ bầu cùng theo dõi thông tin sau đây để quyết định có nên ăn hải sâm khi mang thai không nhé.
Thành phần dinh dưỡng của hải sâm
Hải sâm rất giàu vitamin và khoáng chất. Cứ 112g hải sâm có hàm lượng dinh dưỡng như sau:
Calo: 60
Protein: 14g
Chất béo: Dưới 1g
Vitamin A: 8% giá trị hàng ngày (DV)
Vitamin B2: 81% DV
Vitamin B3 (Niacin): 22% DV
Canxi: 3% DV
Magiê: 4% DVHải sâm rất giàu dinh dưỡng thiết yếu
Tác dụng của hải sâm đối với sức khỏe
Hải sâm có tác dụng gì? Tác dụng của hải sâm nổi bật nhất phải kể đến:
1. Giảm cân
Hải sâm biển rất ít calo nhưng lại giàu chất béo và protein nên có thể dùng để làm thực phẩm giảm cân lành mạnh.
Protein mang đến cảm giác no lâu, từ đó khiến cho bạn không còn thèm ăn nữa. Việc ăn ít sẽ giúp cho quá trình giảm cân hiệu quả.
2. Chống lão hóa
Hải sâm rất giàu chất chống oxy hóa nên có thể giúp loại trừ các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi viêm và tình trạng lão hóa.
3. Giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường
Hàm lượng protein cao trong hải sâm biển còn đặc biệt có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường đang muốn kiểm soát lượng đường trong máu.
4. Giúp tim, xương khỏe mạnh
Nhờ chứa lượng protein dồi dào nên hải sâm cũng có lợi cho sức khỏe của tim, giúp giảm huyết áp và cải thiện mật độ xương.
Hải sâm bổ sung nhiều khoáng chất tốt như sắt, canxi
Tác dụng phụ của hải sâm
Mặc dù được coi là thực phẩm bổ dưỡng song hải sâm cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm:
Gây dị ứng
Tác dụng chống đông máu của hải sâm cũng tương tự như thuốc làm loãng máu coumadin (warfarin) hoặc plavix (clopidogrel). Vì thế, loại hải sản này có thể gây xuất huyết.
Một số câu hỏi thường gặp về hải sâm
Một số câu hỏi thường gặp về hải sâm có thể giúp bạn hiểu thêm tác dụng của loài động vật này và dùng cho đúng cách.
1. Bà bầu có nên ăn hải sâm không?
Hải sâm rất giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu nhưng lại có nguy cơ gây dị ứng và nhiễm độc thủy ngân. Vì thế, để an toàn cho thai kỳ, bà bầu không nên ăn hải sâm.
Nếu muốn ăn, bạn nên chế biến hải sâm với các loại thực phẩm khác ở dạng nấu chín kỹ và ăn một ít trong lần đầu tiên để xem thử có bị dị ứng hay không. Nếu bị dị ứng hoặc có các triệu chứng khác thường, bạn cần dừng ăn ngay.
Nếu không bị dị ứng, bạn có thể ăn nhưng không nên dùng nhiều và liên tục.
Bà bầu nên hạn chế ăn hải sâm để tránh nguy cơ dị ứng hải sản và nhiễm độc thủy ngân
2. Những ai không nên ăn hải sâm?
Hải sâm có thể chứa thủy ngân và các thành phần gây dị ứng cùng với tác dụng làm loãng máu. Vì vậy ngoài bà bầu, những đối tượng sau đây cũng không nên ăn động vật này:
Người chuẩn bị làm phẫu thuật hoặc vừa phẫu thuật xong
Phụ nữ sau khi sinh đẻ, nhất là sinh bằng phương pháp mổ
Hầu hết các trường hợp mang thai kéo dài khoảng 40 tuần (hoặc 38 tuần kể từ khi thụ thai). Vì vậy, cách tốt nhất để ước tính ngày dự sinh là đếm 40 tuần hoặc 280 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối. Một cách khác là lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, trừ đi ba tháng và cộng 7 ngày. Vì vậy, nếu kỳ kinh cuối của bạn bắt đầu vào ngày 11-4-2020, bạn sẽ trừ ngược lại ba tháng là ngày 11-1-2020, sau đó cộng thêm 7 ngày, có nghĩa là ngày dự sinh của bạn sẽ là ngày 18-1-2021. Đây là cách bác sĩ sẽ ước tính ngày dự sinh cho các mẹ bầu. Nhưng hãy nhớ rằng sẽ rất bình thường nếu bạn sinh sớm hay trễ một tuần so với ngày dự kiến.
Ngày thụ thai
Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ áp dụng cho các cặp đôi nhớ chính xác ngày quan hệ, người nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều và xác định được ngày rụng trứng. Nguyên do là tinh trùng có thể sống trong cơ thể nữ giới 5 ngày nhưng trứng sau khi rụng chỉ sống được 1 ngày. Tinh trùng chỉ có thể thụ tinh cho trứng trong khoảng thời gian này.Theo cách tính này thì ngày đầu tiên của tuổi thai sẽ được tính bắt đầu vào ngày quan hệ có rụng trứng rồi cộng thêm 36 tuần (tức là 266 ngày).
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF
Việc tính tuần thai và ngày dự sinh khi thụ tinh nhân tạo sẽ chính xác hơn so với thụ thai bình thường. Điều này là do đã xác định được chính xác ngày cấy phôi hoặc ngày rụng trứng.Ngày dự sinh khi thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được tính bằng cách cộng thêm 38 tuần (tức là 266 ngày) kể từ khi trứng được thụ tinh. Một cách tính khác là vẫn cộng thêm 38 tuần nhưng sẽ trừ đi số ngày mà phôi được cấy vào. Chẳng hạn, nếu phôi được cấy ba ngày thì sẽ trừ 3 ngày và 5 ngày thì trừ 5 ngày.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
28 ngày
3. Có mấy loài hải sâm?
Các loại hải sâm biển thường thấy bao gồm:
Hải sâm đen
Hải sâm đỏ
Hải sâm trắng
4. Bà bầu không nên ăn hải sâm tươi nhưng hải sâm khô thì dùng được không?
Hải sâm khô và hải sâm tươi đều có các thành phần dinh dưỡng như nhau, chỉ khác về mức độ các thành phần nhiều hay ít. Vì thế bà bầu cũng không nên ăn hải sâm khô để tránh các nguy cơ rủi ro cho thai kỳ.
Hải sâm tươi hay khô cũng đều không an toàn cho phụ nữ mang thai
5. Bà bầu có được uống hải sâm ngâm rượu không?
Cả rượu và hải sâm đều có thể gây dị ứng hoặc ngộ độc cho thai kỳ, vì vậy tất nhiên tác dụng của hải sâm ngâm rượu cũng không tốt cho bà bầu. Khi mang thai, bạn không được uống rượu, càng tuyệt đối không được uống hải sâm ngâm rượu.
Tác dụng của hải sâm có thể mang đến nhiều lợi ích cho những người có cơ địa khỏe mạnh. Tuy nhiên đối với bà bầu, trẻ em, phụ nữ cho con bú, bệnh nhân phẫu thuật, người có tiền sử bệnh máu khó đông thì hải sâm có thể gây hại cho sức khỏe.
Hanako
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.