Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/03/2021

Tác dụng của cây xấu hổ có lợi hay gây hại cho thai kỳ?

Tác dụng của cây xấu hổ có lợi hay gây hại cho thai kỳ?
Tác dụng của cây xấu hổ là gì? Cây xấu hổ có lợi hay gây hại cho thai kỳ? Mẹ bầu nào đang thắc mắc vấn đề này thì đọc ngay bài viết dưới đây nhé.

Cây xấu hổ (hay còn gọi là cây mắc cỡ, cây trinh nữ) là loại cây quen thuộc, thường mọc ở các vùng quê. Tuy là cây mọc hoang nhưng xấu hổ lại có rất nhiều công dụng tốt với sức khỏe. Tác dụng của cây xấu hổ là gì? Mẹ bầu có dùng được các bài thuốc từ cây xấu hổ không? MarryBaby sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời nhé.

Đặc điểm cây xấu hổ

Tác dụng của cây xấu hổ

Cây xấu hổ có kích thước nhỏ, nhiều nhánh, chiều cao 70-100cm, toàn thân mọc nhiều gai nhọn. Một điểm đặc biệt của cây này là lá sẽ tự động khép lại khi có vật thể nào đó chạm vào. Chính vì vậy mà cây có tên là xấu hổ hay cây mắc cỡ hoặc trinh nữ.

Cây xấu hổ sống quanh năm, mọc nhiều ở các vùng quê. Hoa xấu hổ nở rộ vào các tháng 6-9. Cây có hai loại là xấu hổ đỏ và xấu hổ trắng. Tên gọi được phân biệt theo màu hoa. Theo nghiên cứu, cây xấu hổ trắng không có nhiều dược tính như cây xấu hổ đỏ. Bộ phận thường được dùng làm thuốc của cây xấu hổ là rễ và cành lá.

Tác dụng của cây xấu hổ

Cây xấu hổ có các thành phần dược học như alkaloid, minosin, crocetin, flavonoid giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả; selen và adrenalin giúp hỗ trình vận chuyển máu về tim ổn định hơn. Hiện nay, cây xấu hổ được xem là phương thuốc quý trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại.

1. Tác dụng của cây xấu hổ tía và cây xấu hổ trắng theo y học cổ truyền

Theo Đông y, rễ cây xấu hổ có chất kháng viêm, tác dụng điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi vai gáy, viêm da và các chấn thương do va đập.

Cành lá xấu hổ giúp hỗ trợ chữa các bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh.

Hạt xấu hổ có thể dùng để giảm các triệu chứng hen suyễn, nôn mửa.

2. Tác dụng chữa bệnh của cây xấu hổ được ghi nhận theo y học hiện đại

Tác dụng của cây xấu hổ

♦ Chữa rắn cắn: Theo một nghiên cứu của Đại học Ấn Độ vào năm 2001, rễ cây xấu hổ khi phơi khô sẽ sản sinh hoạt chất có tác dụng hạn chế sự hoạt động của nọc rắn độc.

♦ Chống co giật: Lá cây xấu hổ có khả năng ức chế một số cơn co giật.

♦ Chống trầm cảm, lo âu: Lá cây xấu hổ khi phơi khô dùng làm thuốc sẽ có tác dụng chữa được bệnh trầm cảm, lo âu.

♦ Điều hòa kinh nguyệt: Cũng theo nghiên cứu ở Ấn Độ, rễ cây xấu hổ có thể tác động lên chu kỳ rụng trứng ở phụ nữ, giúp chị em ngăn ngừa tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

3. Cách dùng cây xấu hổ

  • Rễ cây xấu hổ phơi khô, thái thành lát mỏng, dùng để sắc nước uống. Bạn nên dùng mỗi ngày không quá 120g để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Cành và lá cây xấu hổ khi phơi khô hoặc dùng tươi đều có thể bài chế thành vị thuốc chữa bệnh. Cây xấu hổ tươi giã nát, đắp vào vết thương hở sẽ giúp giảm đau và cầm máu hiệu quả. Liều dùng cho cành, lá cây xấu hổ là 6-12g mỗi ngày.

4. Những ai dùng được cây xấu hổ trị bệnh?

  • Những người bị mất ngủ lâu ngày, thường xuyên trằn trọc, ngủ không sâu giấc.
  • Người động kinh.
  • Những người viêm ruột, viêm dạ dày mãn tính.
  • Người già bị thoái hóa cột sống, nhức mỏi xương khớp, đau cổ vai gáy.
  • Những người thường xuyên dùng rượu bia, bị nóng gan, cần thanh nhiệt cơ thể.

Tác dụng của cây xấu hổ có lợi hay gây hại cho thai kỳ?

Tác dụng của cây xấu hổ

Với nhiều đặc tính có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh, cây xấu hổ hiện được dùng để bài chế ra nhiều bài thuốc trong y học hiện đại và cả y học cổ truyền. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể dùng các bài thuốc từ cây xấu hổ được không? Tác dụng của cây xấu hổ có lợi hay gây hại cho thai kỳ? Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, phụ nữ có thai tuyệt đối không được dùng cây xấu hổ cũng như những bài thuốc từ loại thảo dược này. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh xa loại cây này nhé.

Những lưu ý khi dùng cây xấu hổ

  • Các bài thuốc từ cây xấu hổ thường gây cảm giác buồn ngủ, vì vậy phụ nữ không mang bầu nên uống vừa phải trong ngày để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.
  • Không được kết hợp cây xấu hổ và cây mimosa để chế tạo ra bài thuốc.
  • Người suy nhược cơ thể, phụ nữ có thai và cho con bú không dùng cây xấu hổ.
  • Khi dùng các phương pháp điều trị bệnh tại nhà bằng cây xấu hổ, chị em nên kiên trì, sử dụng đều đặn mỗi ngày để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
  • Khi tự điều trị, nếu không thấy hiệu quả sau 1-2 tháng, bạn nên thăm khám tại các cơ sở uy tín để kịp thời chữa trị nhé.

Cây xấu hổ là một vị thuốc quý đã được ghi nhận với nhiều công dụng chữa bệnh. Tác dụng của cây xấu hổ là gì? Mẹ bầu có được dùng cây xấu hổ không? Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết được câu trả lời và tránh xa loại cây này trong thời gian mang thai nhé.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
 https://microbeformulas.com/blogs/microbe-formulas/10-health-benefits-of-mimosa-pudica https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3459453/ https://www.healthbenefitstimes.com/sensitive-plant/
x