Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Có họ hàng gần với vải, quả nhãn cũng được xếp vào danh mục những loại quả quý và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ cung cấp một lượng nước và chất xơ dồi dào, nhãn còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi như vitamin A, C, kali, sắt, phốt-pho…
Tuy nhỏ về kích thước nhưng những lợi ích mà quả nhãn mang lại vô cùng to lớn. Cùng tìm hiểu xem quả nhãn nóng hay mát và bà bầu có nên ăn nhãn hay không nhé!
Trước tiên mẹ nên tìm hiểu về các giá trị dinh dưỡng của quả nhãn được các chuyên gia dinh dưỡng ghi nhận như sau:
Mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng theo đông y, những người bị cao huyết áp, tiểu đường và đặc biệt là phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều nhãn. Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng, bà bầu ăn nhãn chẳng những không có tác dụng cho sức khỏe mà ngược lại còn làm làm tăng khí nóng trong người, dẫn đến tình trạng ra máu âm đạo, đau bụng dưới, động thai… Nghiêm trọng hơn, bà bầu ăn nhãn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ rất dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non.
Hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào về những tác hại của việc ăn nhãn khi mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo bà bầu không nên quá nhiều nhãn, nhất là những người có thể trạng nhạy cảm hoặc có triệu chứng dọa sảy thai. Đặc biệt, với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc cao huyết áp khi mang thai không nên ăn nhãn, vì có thể làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.