Nhiều mẹ bầu chọn cách phơi nắng để khắc phục làn da nhợt nhạt do ốm nghén. Và trên hết, đây là cách quan trọng giúp thai nhi hấp thu thêm vitamin D. Song, liệu bà bầu tắm nắng thường xuyên có tốt không?
Xu hướng hiện nay là nhiều chị em ưa chuộng làn da nâu bóng khỏe mạnh. Vì vậy, không ít mẹ bầu chọn cách phơi nắng để sớm đạt được điều này khi mang thai. Mặt khác, việc phơi nắng cũng được xem là cách hấp thụ vitamin D “0” đồng, nhưng lại hiệu quả.
Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng nắm rõ cách hấp thụ ánh nắng đúng đắn và khoa học nhất. Chính vì vậy, Marry Baby mang đến những kinh nghiệm, lưu ý cần thiết cho bà bầu phơi nắng. Cùng tham khảo ngay nhé!
Giải đáp: Liệu bà bầu tắm nắng có nên hay không?
Đây là thắc mắc mà nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, bà bầu luôn phải được chăm sóc chu đáo, cẩn thận từ ăn uống đến sinh hoạt.
Khuyến cáo cho mẹ bầu là nên tắm nắng. Nhờ việc này mà cơ thể mẹ đáp ứng đủ nhu cầu vitamin D cho thai nhi. Dưỡng chất này đảm bảo bé tránh được nguy cơ bị nhiễm trùng hô hấp, thở khò khè.
Mặc dù vậy, nhưng nhiều chuyên gia vẫn khuyên bà bầu chỉ nên tắm nắng từ tháng thứ 4 trở đi. Đặc biệt là chỉ nên phơi nắng vừa phải, tránh tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh nắng mặt trời, nhất là khi bạn là người có làn da nhạy cảm. Lý do vì bức xạ cực tím có thể làm tăng nguy cơ ung thư da, lão hóa sớm và hình thành nếp nhăn.
Một điều cần lưu ý nữa rằng khi mang thai, làn da của bạn lại trở nên nhạy cảm hơn trước. Do vậy, nó dễ bị tổn thương hơn.
Những rủi ro có thể gặp phải khi bà bầu tắm nắng
Trong suốt quá trình bà bầu phơi nắng, việc tiếp xúc tia bức xạ UV gây hại là điều khó tránh khỏi. Do vậy, nếu tắm nắng quá lâu, bạn có thể gặp những rủi ro sau đây:
1. Ung thư da
Trên thực tế, việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ ung thư da lên rất nhiều lần. Đặc biệt, khi mùa hè sắp đến, đây là thời điểm mà tia cực tím hoạt động rất mạnh và có hại, nhất là vào khung 10 – 16 giờ hàng ngày.
Ung thư da phổ biến nhất là dạng ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC). Dạng ung thư này thường diễn ra ở những khu vực dễ tiếp xúc với ánh nắng như cổ, mặt, cánh tay.
2. Gây tình trạng lão hóa sớm
Khoa học ngày nay đề cập đến “Photoaging”. Đây là một thuật ngữ chỉ sự lão hóa da do ánh nắng mặt trời. Mức độ còn tùy thuộc vào màu da cũng như thời gian tiếp xúc.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với tia cực tím lặp đi lặp lại sẽ tiêu hủy các sợi collagen và elastin. Điều này khiến da trở nên lỏng lẽo, chảy xệ, dễ sạm và nám hơn.
3. Làm trầm trọng thêm vấn đề nám da
Nám da là một dạng rối loạn sắc tố phổ biến mà nhiều chị em rất hay gặp phải. Mặt khác, một khi bà bầu tắm nắng, sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lại khiến tình trạng này thêm trầm trọng hơn. Điều này là do tia UVA có trong ánh nắng gây ra nên dù bạn phơi nắng trong bất kể trạng thái thời tiết nào cũng sẽ khiến cho da mau lão hóa và xỉn màu. Do vậy, nếu bạn đang bị nám, hãy thận cẩn trọng khi tắm nắng hay đi dưới trời nắng nhé!
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!