Nóng trong bụng khi mang thai là một trong những vấn đề khó ưa mà các chị em dễ gặp phải thời kỳ bầu bí. Hiện tượng này do đâu mà ra, có cách nào khắc phục triệt để hay không?
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nóng trong bụng khi mang thai là một trong những vấn đề khó ưa mà các chị em dễ gặp phải thời kỳ bầu bí. Hiện tượng này do đâu mà ra, có cách nào khắc phục triệt để hay không?
Nóng trong bụng khi mang thai thường được sản phụ mô tả là cảm giác nóng rát, cồn cào tại ổ bụng kèm theo những biểu hiện đặc trưng khác như khô miệng, khát nước, ngủ không yên giấc. Nhiều mẹ thậm chí còn bị nổi nhọt ở lòng bàn tay, bàn chân, da dẻ bong tróc hoặc rơi vào trạng thái sốt cao rất nguy hiểm. Mẹ bị nóng trong bụng khi mang thai lúc này phải xử trí ra sao?
Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé, MarryBaby khuyên bạn nên tìm hiểu ngay về chứng nóng bụng trong thai kỳ để có biện pháp khắc phục tốt nhất.
Nóng trong bụng khi mang thai thực chất không gây nguy hại cho sức khỏe vì đây là biểu hiện khá thường gặp (nhất là giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên). Nhưng nếu vấn đề này xảy ra liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm thì lại là điều rất đáng lo ngại.
Lúc này, nóng bụng sẽ khiến hệ tiêu hóa người mẹ bị đình trệ, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ vitamin và khoáng chất để nuôi thai. Chưa kể, điều này còn làm tăng nguy cơ táo bón cho mẹ bầu. Nếu không sớm điều trị, táo bón sẽ dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm khác như sa trực tràng, viêm đại tràng…
Bà bầu bị nóng trong bụng còn có thể gặp phải chứng ợ nóng khó chịu, đặc biệt vào giai đoạn tháng thứ 2 và 3 của thai kỳ. Ợ nóng cũng kéo theo hàng loạt những vấn đề tiêu hóa khác như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu vô cùng phiền toái làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ.
Có vô số những nguyên nhân khác nhau dẫn đến mẹ bầu bị nóng trong bụng khi mang thai, điển hình nhất là:
Sự gia tăng hormone thai kỳ được xem là nguyên nhân gián tiếp khiến bà bầu bị nóng trong bụng, do sản phụ bị ốm nghén, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, khó dung nạp được một số loại thực phẩm nhất định. Từ đó, mẹ lười ăn và thường xuyên thấy nóng trong bụng.
Việc lạm dụng những món ăn được chế biến từ các gia vị như tỏi, ớt, bột quế sẽ gây kích thích dạ dày dẫn đến hệ tiêu hóa làm việc kém. Hệ quả là mẹ bầu cảm thấy nóng ruột, cồn cào trong bụng. Nhưng bạn hãy yên tâm vì hiện tượng nóng bụng do nguyên nhân này sẽ thuyên giảm ngay sau vài giờ hoặc chậm hơn là vài ngày khi mẹ ngừng sử dụng những món vừa nêu.
Nếu mẹ bầu đang trong tình huống căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều thì hãy dừng lại ngay vì đây là một trong những nguyên nhân chính đưa đến tình trạng nóng trong bụng khi mang thai. Chưa kể, bà bầu bị stress còn gặp phải chứng rối loạn ăn uống như bỏ bữa, ngán ăn… Đây đều là những thói quen không có lợi cho sức khỏe dạ dày.
Nghe có vẻ lạ vì trước giờ uống nhiều nước vẫn là lời khuyên mà các bác sĩ sản khoa dành cho mẹ bầu. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Việc uống nhiều nước hơn mức cần thiết sẽ gây phản tác dụng, khiến cho các bà mẹ tương lai có cảm giác no, ăn ít hơn nên cơ thể chóng đói và dễ bị cồn cào.
Mẹ nào đang phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) đều có khả năng gặp phải hiện tượng nóng bụng trong thai kỳ. Lý do là bởi kháng sinh sử dụng liên tục sẽ tiêu diệt bớt những lợi khuẩn đường ruột, từ đó mẹ bầu dễ bị đầy hơi, đau hoặc nóng rát bụng. Riêng NSAIDs sẽ bất hoạt prostaglandin hệ tiêu hóa – đảm nhiệm vai trò giảm bài tiết axit dịch vị – khiến cho axit dạ dày tăng gây nóng rát, đau vùng thượng vị.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, bà bầu bị nóng trong bụng còn có thể do mắc phải các bệnh lý tiêu hóa chẳng hạn: viêm loét dạ dày tá tràng hoặc trào ngược dạ dày thực quản… Với những tình trạng này, mẹ nhất thiết phải đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Dưới đây là một số biện pháp tạm thời giúp bạn khắc phục hiện tượng nóng bụng trong tích tắc. Về lâu dài, mẹ nên tích cực thay đổi thói quen sống nhằm kiểm soát và phòng ngừa tình trạng này tái phát.
Nước lọc là giải pháp an toàn và hữu hiệu nhất nhằm trung hòa axit dịch vị làm dịu cơn nóng bụng tức thì. Suốt thai kỳ, mẹ nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày (tương đương 10 – 12 cốc nước). Bạn nên tập thói quen uống nước ấm ngay sau khi thức dậy, sau khi kết thúc bữa ăn khoảng nửa tiếng và nhất là những lúc thấy mệt mỏi, căng thẳng. Mẹ nào đang còn làm việc tại công sở lại càng phải uống nước thường xuyên hơn.
Ngoài nước lọc, mẹ còn có thể sử dụng thêm các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà gừng mật ong nhằm chống lại chứng nóng trong bụng khi mang thai và cải thiện tiêu hóa.
Tư thế nằm thấp sẽ khiến hệ tiêu hóa thêm áp lực và thúc đẩy nguy cơ nóng trong bụng. Vì vậy, cách khắc phục đơn giản nhất là mẹ hãy thay đổi tư thế nằm bằng cách kê cao gối và nghiêng sang trái khi ngủ. Điều này sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn và thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
Thay vì chọn đồ ôm bó sát dễ làm tăng thân nhiệt, mẹ nên lựa chọn quần áo thoáng mát, chất liệu thấm hút tốt. Bên cạnh đó, hãy cố gắng giữ cho tâm trạng được thoải mái nhất có thể bằng việc dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn (đọc sách, nghe nhạc, xem các chương trình mình yêu thích…). Đặc biệt, thai phụ phải chú ý nghỉ ngơi đúng giờ và tuyệt đối không được thức khuya.
Để hiện tượng nóng bụng thôi không làm phiền cuộc sống của bạn, ngay từ giờ mẹ nên tạo cho mình những thói quen như là:
Vừa rồi là những chia sẻ xoay quanh vấn đề nóng trong bụng khi mang thai. Nếu nhận thấy tình trạng này diễn tiến xấu đi hoặc mẹ có các triệu chứng đi kèm như sốt cao trên 39ºC, buồn nôn, đau nhức cơ hoặc tiêu chảy thì phải đến ngay các bệnh viện gần nhất để kiểm tra và có biện pháp giải quyết kịp thời.
M.P
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
https://www.healthline.com/health/pregnancy/hot-pregnant
https://www.netdoctor.co.uk/parenting/pregnancy-birth/a9201/pregnancy-and-overheating/
https://www.healthline.com/health/stomach-burning#see-a-doctor