Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Huyền
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 11/11/2020

Mẹ bầu có được dùng bình xịt thông mũi và những lưu ý khi mang thai

Mẹ bầu có được dùng bình xịt thông mũi và những lưu ý khi mang thai
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường dễ bị nghẹt mũi hơn bình thường. Nhưng dù tình trạng này có khiến mẹ khó chịu đến thế nào, mẹ đừng tự ý mua các bình xịt thông mũi, nhất là trong 3 tháng đầu nhé

Mẹ bầu có được dùng bình xịt thông mũi?

Trong bản những lưu ý khi mang thai, mẹ nên bổ sung thêm một dòng nho nhỏ dành cho các sản phẩm xịt mũi. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dịch tễ học Mỹ (American Journal of Epidemiology) cảnh báo các nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi khi mẹ bầu sử dụng các loại bình xịt thông mũi. Nghiên cứu thu thập những dữ liệu trong suốt 17 năm tại Trung tâm Nghiên cứu di tật ở trẻ sơ sinh của Đại học Boston (Mỹ) đã tìm hiểu những loại thuốc các bà mẹ đã sử dụng trong thai kỳ, kể cả hai tháng trước khi mang thai.

Những lưu ý khi mang thai: Bình xịt mũi
Theo nghiên cứu, pseudoephedrine là hoạt chất phổ biến nhất trong các loại thuốc xịt thông mũi

Theo kết quả nghiên cứu, một số hoạt chất trong các loại thuốc xịt mũi không kê toa có thể liên quan đến việc gia tăng các nguy cơ dị tật ở thai nhi. Cụ thể:

* Hoạt chất phenylephrine (dùng để điều trị cảm lạnh, dị ứng, phù nề, sốt) dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ khiến trẻ sơ sinh tăng nguy cơ mắc các dị tật về tim hơn gấp 8 lần.

* Hoạt chất phenylpropanolamine khiến trẻ mắc các bệnh liên quan đến thính giác và dạ dày nhiều hơn 8 lần.

* Hoạt chất pseudoephedrine thường dùng trong điều trị các bệnh mắt, tai mũi họng làm gia tăng nguy cơ mắc khuyết tật ở các chi hơn 3 lần.

* Hoạt chất imidazolines trong thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mắt có thể tăng nguy cơ kết nối bất thường giữa khí quản và thực quản cao gấp hai lần.

Theo thống kê, khoảng 3% số trẻ sơ sinh mắc các dị tật kể trên. Tuy nhiên, nguy cơ từ thuốc nhỏ mũi không cao và các nhà khoa học vẫn đề cao các hiệu ứng tích cực so với các nguy cơ đó.

Việc sử dụng các loại bình xịt mũi trong thời gian dài lại có thể khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên tồi tệ hơn. Để tránh điều này, mẹ nên hạn chế sử dụng bình xịt mũi vào ban đêm. Đồng thời, hãy sử dụng nước muối để nhỏ mũi hay dầu cù là, hoặc thậm chí ăn một bữa thật nhiều gia vị để “làm nóng” những chất dịch tắc nghẽn trong mũi. Một tác dụng phụ khác của bình xịt thông mũi là chúng có thể khiến mẹ “nghiện” sử dụng. Đây là một trong những lưu ý khi mang thai mà bạn không nên bỏ qua nhé!

Nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài gây khó chịu, mẹ nên đến gặp bác sỹ để được kê toa. Thậm chí, trước mỗi quyết định sử dụng thuốc, cho dù đó là các loại không cần ghi toa thì mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sỹ.

Một trong những lưu ý khi mang thai cho các mẹ bầu là nhớ để mắt đến dịch mũi. Nếu dịch mũi có màu xanh, vàng hoặc lẫn máu, kèm theo các cơn sốt, đó là dấu hiệu của tình trạng viêm xoang hoặc các bệnh nhiễm trùng bên trong khoang mũi. Nếu gặp phải các trường hợp này, mẹ cần điều trị sớm vì tình trạng nhiễm trùng có thể làm máu bị nhiễm độc, gây nguy hiểm cho thai kỳ của mẹ.

Những lưu ý khi mang thai tháng thứ 3

Dưới đây là một số lưu ý khi mang thai quan trọng ở giai đoạn này, mẹ bầu tìm hiểu thử nhé!

Những lưu ý khi mang thai tháng thứ 3
Liệu mẹ bầu đã biết hết những lưu ý khi mang thai tháng thứ 3 MarryBaby bật mí sau đây?

1. Chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Tiếp tục tăng cường bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là a-xít folic, đồng thời chia nhỏ bữa ăn chính thành 5-6 bữa nhỏ hàng ngày.

Ngoài ra, bà bầu cũng nên ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thụ. Tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước để tránh tình trạng táo bón.

Một lưu ý nhỏ mẹ bầu cần nhớ: Uống nước dừa khi mang thai vừa giúp bổ sung thêm chất lỏng, vừa tăng cường chất điện giải, dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, bà bầu 3 tháng đầu không nên uống nước dừa, nhất là những bà bầu nghén nặng. Việc uống nước dừa trong giai đoạn này có thể làm triệu chứng nghén thêm tồi tệ. Hơn nữa, nước dừa giàu dinh dưỡng, nếu bà bầu uống thường xuyên có thể bị tăng cân quá mức.

2. Làm việc vừa sức, hạn chế việc nặng hoặc công việc áp lực

Khoảng 70-80% các trường hợp sảy thai thường xảy ra vào tuần thai 12. Do đó, để đảm bảo, mẹ bầu nên hạn chế vận động mạnh hoặc những công việc đòi hỏi dùng nhiều sức. Tránh những hoạt động phải cúi người, gập bụng, chạy nhiều, làm việc lâu trong môi trường nước…

Nhiều mẹ bầu tháng thứ 3 có xu hướng bị phù chân làm cho việc đi, đứng khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên ăn mặc thoáng, rộng rãi, mang giày vải để chân được thoải mái, hạn chế duy trì 1 tư thế quá lâu. Kê cao chân trong lúc ngủ, hạn chế ăn nhiều thức ăn mặn cũng là cách hạn chế phù chân hiệu quả.

3. Chú ý phòng chống bệnh

Nguy cơ dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, sứt môi, dị tật mắt… sẽ tăng cao nếu bà bầu bị cúm trong 3 tháng đầu. Vì vậy, việc phòng chống bệnh trong giai đoạn này rất quan trọng. Bên cạnh việc bổ sung vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm, nhất là trong mùa dịch. Bà bầu cũng nên tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại như chì, thiếc, benzen, magiê, khí ga…

4. Đừng quên cuộc hẹn quan trọng tuần 11-12

Buổi khám thai ở tuần 11-12 của thai kỳ là một trong những buổi khám thai quan trọng, bà bầu tuyệt đối không thể bỏ lỡ. Ngoài các xét nghiệm thông thường, lần khám thai này bác sĩ sẽ đo độ mờ da gáy để đánh giá xem thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng down không. Qua thời gian này, việc đo độ mờ da gáy sẽ không còn ý nghĩa, bởi sau tuần thai 14, hệ bạch huyết sẽ hấp thu tất cả những chất lỏng gáy dư thừa.

Lưu ý: Không phải tất cả những trường hợp độ mờ da gáy có vấn đề đều đáng lo. Xét nghiệm độ mờ da gáy chỉ là xét nghiệm sàng lọc. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để có kết quả chính xác hơn.

5. Những điều cấm kỵ khi mang thai tháng thứ 3

Không chỉ những mẹ mang thai tháng thứ 3, trong suốt 9 tháng mang thai, để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe bà bầu, bạn nên tránh những điều sau:

  • Tùy tiện sử dụng thuốc: Kể cả thuốc vitamin và dưỡng chất, bà bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Dư thừa vitamin cũng có thể gây dị tật thai nhi hoặc tác dụng không tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Một số loại thuốc cảm, thuốc trị mụn cũng được khuyến cáo không an toàn cho bà bầu.
  • Ăn quá nhiều cá, nhất là cá dưới đáy biển sâu như cá kiếm, cá mập, cá thu lớn… Hàm lượng thủy ngân khá cao trong những loại cá này có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trí não của thai nhi. Tốt nhất, bầu chỉ nên ăn 300-400gr cá/tuần.
  • Thực phẩm sống, hoặc tái có thể chứa vi khuẩn gây hại cho thai nhi. Một số loại phô mai cũng được khuyến cáo không sử dụng khi mang thai.
  • Các loại thức uống chứa caffein như cà phê, nước ngọt có ga, trà cũng nên hạn chế. Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ quá nhiều caffein khi mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non… Hơn nữa, caffein cũng ảnh hưởng khả năng hấp thụ sắt, ảnh hưởng đến nhịp tim của mẹ bầu.

Những lưu ý khi mang thai tháng thứ 3 trên đây tưởng chừng rất đơn giản, nhưng chỉ cần một chút lơ là, cả mẹ và thai nhi đều bị ảnh hưởng. Cố gắng cẩn thận, mẹ bầu nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x