Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 29/01/2024

Mẹ bầu uống trà đường được không? Và một số lưu ý cho thai phụ

Mẹ bầu uống trà đường được không? Và một số lưu ý cho thai phụ
Trà đường là một thức uống khá quen thuộc với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì thức uống này có nên sử dụng nhiều trong thai kỳ không?

Thói quen uống trà đường nhiều có làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ không? Mẹ bầu uống trà đường được không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Mẹ bầu uống trà đường được không?

Nếu thèm trà đường mẹ bầu uống được không? Hay bầu 3 tháng đầu uống trà đường được không? Mẹ bầu có thể uống được trà đường trong suốt thai kỳ. Trong trà chứa polyphenolsi và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và tăng cường khả năng miễn dịch cho mẹ bầu (1).

Tuy nhiên, trong lá trà cũng chứa caffeine là chất nếu tiêu thụ nhiều sẽ không tốt cho sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi. Tốt nhất, mỗi ngày mẹ bầu không nên uống quá 200ml nước trà (2).

Hơn nữa, với những ly trà đường là thức uống có sự kết hợp giữa nước trà và đường. Nếu mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều thức uống có đường trong thời gian dài có thể dẫn đến tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, các biến chứng xấu với thai nhi sau khi sinh liên quan đến nhận thức và ngôn ngữ (3). Do đó, mẹ không nên tiêu thụ quá nhiều trà đường trong một ngày. Và cũng không nên bỏ nhiều đường vào trà mẹ nhé.

Đặc biệt, mẹ bầu bị tiêu đường thai kỳ nên cẩn thận khi uống trà đường đá. Tốt nhất, mẹ bầu tiểu đường nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định dùng thức uống này nhé.

Lượng caffeine trong trà có an toàn cho thai nhi không?

Bên cạnh tìm hiểu vấn đề mẹ bầu uống trà đường được không; chắc hẳn chúng ta sẽ quan tâm nhiều đến hàm lượng caffeine trong thức uống này có nguy hiểm cho thai nhi không. Thông thường, lượng caffeine trong một tách trà sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như nguồn gốc, cách chế biến, thời gian pha và nhiệt độ pha.

Một tách trà sữa, trà trắng, trà đen, trà ô long hoặc trà xanh chứa khoảng 40 – 50mg caffeine. Trong khi đó, các loại trà thảo dược thì lại chứa lượng caffeine không đáng kể. Vì vậy, trà thảo dược luôn là một sự lựa chọn an toàn hơn đối với phụ nữ mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có được uống trà sữa không? Uống một ít có sao không?

Cách để khử caffeine trong trà

  • Bước 1: Mẹ bầu hãy ngâm lá hoặc túi trà trong khoảng 30 giây.
  • Bước 2: Loại bỏ nước cũ và đổ đầy nước nóng vào cốc một lần nữa.
  • Bước 3: Mẹ bầu lặp lại bước 1 và bước 2 một lần nữa để có có ly trà ít caffein nhất.

Liên quan đến vấn đề trong suốt thai kỳ nhất là 3 tháng đầu mẹ bầu uống trà đường được không; bạn có thể tham khảo thêm về thai phụ uống trà bí đao được không trên MarryBaby nữa nhé.

Mẹ bầu uống trà đường được không?

Gợi ý một số loại trà tốt phụ nữ mang thai nên dùng

Các loại trà thảo dược được làm từ lá, rễ, quả, hoa, hạt và vỏ của nhiều loại cây thuốc khác nhau. Bên cạnh đó, có một số loại trà thảo dược kết hợp với các thành phần khác (như bạc hà hoặc gia vị cũng có hàm lượng caffeine thấp. Nếu mẹ bầu đang thèm uống trà thì có thể nhâm nhi các loại trà sau:

  • Trà chanh: Trà chanh có công dụng chống lại chứng mất ngủ, khó chịu và lo lắng một cách hiệu quả.
  • Trà lá bồ công anh: Lá bồ công anh có nhiều chất sắt, canxi và kali. Dược thảo này có tác dụng lợi tiểu và giảm tình trạng ứ nước ở giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Trà gừng: Đây là thức uống giúp giảm ốm nghén, chữa cảm lạnh, đau họng và nghẹt mũi. Mẹ bầu có thể đun sôi vài miếng gừng trong nước nóng rồi uống với mật ong hoặc sữa.
  • Trà bạc hà: Lá bạc hà có tác dụng làm giảm buồn nôn và điều trị các vấn đề về tiêu hóa bằng cách thư giãn cơ dạ dày. Bầu có thể uống loại trà này chỉ với nguyên liệu lá bạc hà hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác.
  • Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có nhiều canxi và magie giúp giảm viêm khớp. Loại này cũng hữu ích trong việc ngăn ngừa chứng mất ngủ và hỗ trợ các cơn co thắt chuyển dạ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị dị ứng với phấn hoa và cỏ phấn hương thì không nên uống loại trà này.
  • Hồng trà Nam Phi: Loại trà này chứa hàm lượng sắt, kẽm, magie, canxi và chất chống oxy hóa cao. Hồng trà có công dụng làm giảm chứng trào ngược axit, hỗ trợ tiêu hóa, chống lại các gốc tự do và giải độc cơ thể, cải thiện sự hấp thụ sắt, chống dị ứng, nhiễm trùng và cải thiện khả năng miễn dịch.
  • Trà cây tầm ma: Đây là một loại trà giàu chất dinh dưỡng chứa hàm lượng vitamin A, C, K cao và các khoáng chất sắt, canxi, kali và magie. Tốt nhất, mẹ bầu nên uống loại này trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Vì trà tầm ma gây co bóp tử cung có thể gây hại cho thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • Trà lá mâm xôi: Lá mâm xôi rất giàu chất sắt, canxi và magie. Nhưng bầu nên tiêu thụ loại trà này bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai. Hàm lượng khoáng chất của loại thảo dược này sẽ giúp săn chắc cơ tử cung để chuẩn bị chuyển dạ và ngăn ngừa xuất huyết sau sinh. Tuy nhiên, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại trà này.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu uống trà đường với đào được không? Tác hại không ngờ nếu dùng sai cách

Mẹ bầu nên tránh uống lại trà nào trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên tránh uống lại trà nào trong thai kỳ?
Mẹ bầu uống trà đường được không và loại trà nào mẹ không nên dùng?

Sau khi chúng ta tìm hiểu về vấn đề mẹ bầu uống trà đường đá được không. Nếu mẹ bầu muốn uống trà đường đá thì không nên chọn các loại trà có lượng caffeine cao có thể gây co thắt và làm tăng nguy cơ sinh non sau đây:

  • Địa y
  • Ô-long
  • Yarrow
  • Trà Nilgiri
  • Hồng mao
  • Nhân sâm
  • Đương quy
  • Pennyroyal
  • Khỉ vàng đen
  • Cây hoàng ma
  • Các loại trà đen
  • Quinshola clonal
  • Rễ cây cam thảo
  • Lapsang souchong
  • Trà xanh hoặc matcha

Bên cạnh tìm hiểu mẹ bầu uống trà đường được không, bạn cũng nên tránh một số loại trà chưa được nghiên cứu là an toàn cho thai phụ như:

  • Catnips
  • Cây hồi
  • Tầm xuân
  • Hoa chanh
  • Cỏ linh lăng
  • Cây comfrey
  • Cây dương đề

Như vậy chúng ta đã biết mẹ bầu uống trà đường có được không rồi. Mẹ bầu vẫn có thể uống trà đường trong thai kỳ. Nhưng để đảm bảo sức khoẻ, mẹ bầu chỉ nên uống với lượng vừa phải và không bỏ quá nhiều đường nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Tea
https://lpi.oregonstate.edu/mic/food-beverages/tea
Truy cập ngày 28/09/2023

2. Planning a Pregnancy?
https://health.cornell.edu/sites/health/files/pdf-library/PlanningPregnancy.pdf
Truy cập ngày 28/09/2023

3. Moms-to-Be: Too Much Sugar During Pregnancy Can Hurt Your Child’s Brain Function
https://health.clevelandclinic.org/moms-to-be-too-much-sugar-during-pregnancy-can-hurt-your-childs-brain-function/
Truy cập ngày 28/09/2023

4. How Much Sugar In Pregnancy Is Too Much And Its Effects
https://www.momjunction.com/articles/eating-sugar-during-pregnancy_00343128/
Truy cập ngày 28/09/2023

5. Drinking Tea During Pregnancy: What Are Safe & What Are Not
https://www.momjunction.com/articles/drinking-tea-during-pregnancy_00475947/
Truy cập ngày 28/09/2023

x