Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/04/2023

Không nên ăn gì khi mang thai? Nguyên tắc đỏ, vàng, xanh bà bầu cần nhớ

Không nên ăn gì khi mang thai? Nguyên tắc đỏ, vàng, xanh bà bầu cần nhớ
Chuyện ăn uống trong thai kỳ làm không ít bà bầu đau đầu. Người thì bảo cái này tốt, xong cũng có người lại khuyên phải kiêng. Vì vậy, nếu đang băn khoăn nên và không nên ăn gì khi mang thai thì hãy tham khảo ngay danh sách thức ăn phân loại theo quy tắc đỏ, vàng, xanh nhé!

Vì vậy, nếu đang băn khoăn nên và không nên ăn gì khi mang thai thì hãy tham khảo ngay danh sách thức ăn phân loại theo quy tắc đỏ, vàng, xanh nhé!

1. Thực phẩm nhóm đèn đỏ: Bà bầu tuyệt đối không nên ăn

Không nên ăn gì khi mang thai? Để tránh nguy cơ bị mắc các bệnh truyền nhiễm từ thực phẩm, mẹ bầu nên tránh những món ăn sau trong thai kỳ. Nếu chỉ một sơ suất nhỏ, bạn rất dễ bị rối loạn dạ dày, từ đó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như sảy thai.

Trứng sống: Khuẩn salmonella trú ngụ trong trứng sống có thể gây sốt, nôn mửa, tiêu chảy… Bất kỳ món ăn nào được chế biến từ trứng nhưng nếu chưa được nấu chín hoàn toàn, kể cả lòng đào, mẹ bầu nên tuyệt đối nói không.

Sushi: Những cuộn sushi chế biến với trứng tráng, thanh cua, dưa leo, bơ hay tôm chín nếu được chế biến an toàn và vệ sinh thực phẩm thì mẹ không cần lo. Bạn chỉ cần tránh xa món sống vì ký sinh trùng từ nguồn thực phẩm này rất có hại cho thai nhi.

Nước ép trái cây chưa tiệt trùng: Tốt nhất, bạn nên chọn mua trái cây tươi ngon, không giập nát và đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để tự ép lấy nước uống tại nhà. Nếu mua nước ép đóng hộp, nên đọc kỹ thông tin thành phần, nhiều loại được sản xuất không qua thanh trùng.

Một số loại cá: Cá giàu omega-3 là nguồn thực phẩm cực kỳ cần thiết cho sự phát triển não bộ của bé trong thai kỳ. Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng an toàn do chúng chứa một lượng lớn thủy ngân, chất ô nhiễm có thể gây hại nghiêm trọng đến hệ thần kinh của bé. Tránh xa cá kiếm, cá mập, cá kình và tất cả loại cá lớn. Nếu có ý định sinh con, thực chất là ngay từ đầu bạn nên tránh xa những loại cá nhiều thủy ngân, vì chất độc này có thể lưu lại trong cơ thể bạn đến 4 năm.

Thực tế, hầu hết cá đều chứa thủy ngân, không ít thì nhiều. Vì vậy, bà bầu nên hạn chế tiêu thụ món ăn này quá nhiều trong tuần. Theo khuyến cáo mới nhất của FDA, phụ nữ có thai chỉ nên ăn 350g cá hằng tuần, tương đương với 2 bữa ăn. Tốt nhất nên chọn cá hồi, cá da trơn, cá biển, tôm, cá ngừ nhỏ.

>> Xem thêm: Bà bầu có nên ăn cá thu không? Loại cá nào bà bầu nên ăn?

không nên ăn gì khi mang thai

2. Không nên ăn gì khi mang thai – Thực phẩm nhóm đèn vàng bà bầu nên hạn chế ăn

Không nên ăn gi khi mang thai? Ngoài nhóm thực phẩm kể trên thì bạn cũng cần lưu ý tới các thực phẩm gây hại cho thai kỳ này để hạn chế nữa nhé.

Thực phẩm chứa caffeine: Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã kết luận rằng một lượng vừa phải caffeine hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, nếu kết món chứa caffeine, bà bầu có thể thỏa mãn sở thích ăn uống của mình nhưng không quá 300mg mỗi ngày, tương đương bạn có thể uống cà phê với lượng khoảng 400ml.

Thực phẩm giàu nitrat: Lượng nitrat chứa nhiều trong thịt xông khói, xúc xích được khuyến cáo là có thể dẫn đến các khối u não và bệnh tiểu đường ở mẹ bầu. Những thực phẩm này rõ ràng không phải là lựa chọn tuyệt vời trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu nghén ăn món này, bà bầu vẫn có thể lâu lâu thưởng thức một ít.

Nước uống có gas: Nước ngọt có gas, nhiều đường nhân tạo thực chất không cung cấp dưỡng chất gì cho thai nhi. Hơn nữa còn dễ tăng nguy cơ thừa cân, tiểu đường ở cả hai mẹ con. Mặc dù vậy, nếu dùng một lượng vừa phải và điều độ, mẹ vẫn có thể được du di uống nước ngọt.

Phô mai mềm: Nhiều phô mai mềm chứa khuẩn listeria được khuyến cáo là không dành cho bà bầu, vì rất có thể gây ra chứng ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, FDA vẫn chấp thuận thêm phô mai mềm vào thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu, với điều kiện phô mai phải làm từ sữa tươi thanh trùng. Một lần nữa, nhớ đọc kỹ thông tin thành phần trước khi mua thực phẩm mẹ bầu nhé!

Thịt nguội: Món này không quá phổ biến ở Việt Nam, nhưng nếu vô tình bữa trưa bạn phải ăn cùng đồng nghiệp tại một nhà hàng phục vụ món Tây thì có thể cân nhắc liệu có nên ăn món chứa thịt nguội không. Để tránh vi khuẩn trong thịt nguội tấn công, mẹ cần yêu cầu nhà hàng quay nóng và đảm bảo thịt nguội chưa để quá lâu hay có dấu hiệu hư hỏng.

không nên ăn gì khi mang thai

>> Xem thêm: Bà bầu không nên ăn gì theo từng tam cá nguyệt?

3. Thực phẩm nhóm đèn xanh: Bà bầu có thể ăn

Thực phẩm trong nhóm đèn xanh là những món mẹ bầu có thể ăn.

Rau quả tươi sống: Giàu vitamin và chất xơ, rau củ, trái cây rất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, khuẩn salmonella và E.coli có trong thực phẩm tươi sống có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và bé con trong bụng. Vì vậy, rửa sạch với muối để hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn này. Với trái cây có vỏ như ổi, xoài, mận, tốt nhất mẹ nên gọt vỏ.

>> Xem thêm: Những loại rau tốt cho bà bầu và thai nhi mẹ đã biết chưa?

Không nên ăn gì khi mang thai: 8 loại trái cây cần tránh

không nên ăn gì khi mang thai
Mẹ bầu cần biết không nên ăn gì khi mang thai để tránh ảnh hướng đến thai nhi

1. Cẩn thận với quả nhãn

Nhãn cung cấp một lượng nước và chất xơ dồi dào. Đồng thời loại quả này chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi như vitamin A, C, kali, sắt, phốt-pho… Đó là những lợi ích của nhãn đối với những người bình thường.

Còn đối với phụ nữ mang thai, theo các tài liệu của Đông y lại không nên ăn nhãn. Bà bầu thường có triệu chứng nóng trong và xuất hiện hiện tượng táo bón. Ăn nhãn nhiều càng làm 2 triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn. Với những mẹ có thể trạng nhạy cảm hoặc có triệu chứng dọa sảy thai càng cần tránh xa nhãn trong suốt 40 tuần thai.

2. Lưu ý khi dùng thơm (dứa)

Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn dứa và hạn chế ăn loại trái cây này trong suốt thai kỳ nếu thể trạng yếu và dễ bị dị ứng. Vì sao? Theo các nhà khoa học, dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Đặc biệt khi dứa còn xanh thì tỷ lệ chất bromelain là rất cao việc ăn dứa có thể gây sảy thai.

Với những mẹ có thai kỳ khỏe mạnh nếu ăn một lượng vừa phải, thơm sẽ không gây hại cho mẹ và bé mà còn mang lại một số lợi ích đáng kể.

3. Đu đủ xanh không tốt với mẹ bầu

Đu đủ chín rất tốt cho thai phụ vì có chứa các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, B1, B2… giúp cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi phát triển.

Nếu là đu đủ xanh và hoặc chỉ mới chín hườm thì mẹ bầu cần cẩn thận. Trong đu đủ chưa chín có rất nhiều chất latex. Đây là một chất làm co thắt tử cung và có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Các enzyme trong đu đủ xanh không chỉ có nguy cơ gây sảy thai, nó cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, đu đủ xanh có thể gây áp lực trong mạch máu và chảy máu trong nhau thai.

4. Cảnh giác với quả nho đỏ

Không có khẳng định hoàn toàn hay phủ định tất cả những lợi ích và tác hại của quả nho với mẹ bầu nên việc bà bầu có nên ăn nho hay không cho tới nay vẫn còn gây tranh cãi.

Nho là một loại quả giàu dinh dưỡng, cung cấp một lượng lớn các axit hữu cơ, các chất chống oxy hóa, các khoáng chất. Tuy nhiên, nho đỏ có thể chứa một loại chất chống oxy hóa là resveratrol, thường tập trung ở phần vỏ có thể gây tác động tiêu cực đến những bà bầu đang gặp vấn đề về cân bằng hormone. Chất này có thể gây ra một số biến chứng trong thai kỳ.

5. Táo mèo dễ gây nguy hiểm

Không nên ăn táo mèo khi mang thai vì dễ gây sảy thai
Không nên ăn táo mèo khi mang thai vì dễ gây sảy thai

Không ít mẹ thích ăn táo mèo vì vị chua chua, chát chát lại ngòn ngọt của loại quả này. Nhiều mẹ còn cho rằng ăn loại quả này giúp tiêu hóa tốt, khỏi lo táo bón. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng thèm quá thì có thể ăn, miễn là đừng ăn quá nhiều vì táo mèo có thể gây sẩy thai.

Trong Đông y cũng khẳng định táo mèo là trái cây gây nguy hiểm cho các mẹ khi mang thai, đặc biệt là những tháng đầu của thời kỳ thai nghén. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng táo mèo kích thích tử cung co bóp và thu nhỏ lại, không chỉ khiến sảy thai mà còn dễ bị sinh non.

6. Tránh ăn trái vải

Khác với nhãn, vải không gây nóng quá nhiều cho cơ thể. Vải có vị ngọt chua, tính ấm dùng phòng các chứng như rối loạn tiêu hóa lâu ngày gây tiêu chảy, phiền khát, nôn oẹ, chấn thương chảy máu…

Tuy nhiên, đó là lợi ích với người khỏe mạnh và không có thai. Còn với bà bầu nếu bị thừa cân hay có nguy cơ bị tiểu đườg thai kỳ, mẹ bầu nên tránh ăn nhiều vải.

7. Hạn chế ăn dưa hấu lạnh

Cũng tương tự như khi ăn vải, ăn nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Vào mùa hè, dù trời oi nóng và dưa hấu lạnh là món tráng miệng hấp dẫn nhưng mẹ bầu vẫn cần tránh.

>> Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ ăn dưa hấu được không?

8. Kiêng khem quả mận

Quả mận hứa nhiều vitamin A, khi ăn mận, bà bầu sẽ được cung cấp một lượng lớn carotene hữu ích. Ngoài ra, sắt, kali, chất béo, phốt pho, protein trong mận còn giúp giải độc cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên, về tính nóng, mận cũng không kém phần như nhãn hay đào. Mẹ bầu nên hạn chế ăn mận nếu không muốn bị phát ban do nóng.

Không nên ăn gì khi mang thai? Với các chia sẻ trong bài viết này, MarryBaby hy vọng có thể giúp mẹ chọn được thực phẩm bổ dưỡng và an toàn cho thai kỳ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x