Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/03/2017

Mẹ bầu bị u mỡ dưới da có đáng ngại?

Mẹ bầu bị u mỡ dưới da có đáng ngại?
Một u mỡ dưới da nổi lên khi mẹ đang mang thai có thể đem đến cảm giác hoang mang khó tả. Đâu là nguyên nhân gây ra những u mỡ này và làm thế nào để xử lý chúng?

Thật khó để mẹ bầu không lo lắng khi nhìn thấy những u mỡ nhô lên khỏi làn da của mình. Chúng thường có kích thước “đáng sợ” và không phải mẹ nào cũng biết cách nhận biết và hiểu về nguyên nhân gây u mỡ. Vậy, u mỡ dưới da là gì và u mỡ dưới da có nguy hiểm không?

“Cận cảnh” u mỡ dưới da

Tên gọi dường như đã phần nào giải thích về tình trạng này. Các u mỡ dưới da là sự phát triển của các tế bào mỡ trong một khoang mỏng dưới da. Chúng thường xuất hiện ở trên thân người, lưng, cổ, vai, cánh tay, nách và đùi, nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. U mỡ có thể chỉ xuất hiện đơn lẻ hoặc nhiều u cùng lúc trên cơ thể.

U mỡ có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng phần lớn thường mắc phải ở người trưởng thành, trong đó có cả các mẹ bầu. Bệnh tình nặng hay nhẹ đều phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Mẹ có thể nhận biết các u mỡ dựa vào các dấu hiệu sau đây:

  • U nhỏ từ 1 đến 4cm và chỉ ở dưới da
  • Không gây đau
  • U mềm, có thể di chuyển
  • Giữ nguyên kích thước trong nhiều năm hoặc phát triển rất chậm.

    U mỡ dưới da
    U mỡ dưới da thường có kích thước nổi bật khiến các mẹ lo lắng
  • U mỡ dưới da có nguy hiểm không?

    Thông thường, nếu u mỡ mọc ở những vị trí khó nhìn thấy thì mẹ bầu cũng không thể cảm nhận được, bởi nó không gây đau đớn hay khó chịu. Nguyên nhân gây u mỡ vẫn chưa được xác định chính xác. Nhiều chuyên gia cho rằng đó là do di truyền. Một số vết thương nhỏ cũng có thể kích thích sự phát triển của các u mỡ. Cho đến nay, chưa có bằng chứng cho thấy các u mỡ này có liên quan đến bệnh béo phì. Tuy trông có vẻ nghiêm trọng, các u mỡ thường lành tính và không phát triển thành ung thư. Do đó, mẹ bầu không cần lo lắng chúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ hay sự phát triển của thai nhi.

    Với những u mỡ xuất hiện ở vùng bụng nhưng chỉ là dưới da, không nằm trên tử cung, mẹ vẫn có thể sinh thường mà không cần một sự can thiệp y khoa nào. Nếu như bạn phát hiện thấy u mỡ tăng kích thước đáng kể, như là gấp đôi trong vòng 12 tháng thì mẹ nên gặp bác sĩ để theo dõi.

    U mỡ được xử lý như thế nào?

    Nếu mẹ đang mang thai và có một hoặc một vài u mỡ dưới đa, điều này không đáng ngại vì trường hợp u mỡ biến thành ung thư rất hiếm xảy ra. Ngay cả với người bình thường, u mỡ cũng không nhất thiết phải được can thiệp. U mỡ cũng phát triển rất chậm nên mẹ không cần lo lắng chúng sẽ to ra khi mẹ đang mang thai. Mẹ có thể chờ đến sau khi bé ra đời để cắt bỏ các u mỡ nếu thấy cần thiết.

    Trước tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng hình ảnh, chẳng hạn như dùng thiết bị siêu âm. Các u mỡ gây đau, nhiễm trùng hoặc gây khó chịu sẽ được xử lý thông qua phẫu thuật.

    U mỡ dưới da
    Cấu tạo của u mỡ dưới da và cách loại bỏ

    Phẫu thuật loại bỏ u mỡ được tiến hành thông qua gây tê tại chỗ. Bác sĩ sử dụng thuốc gây tê xung quanh khu vực u mỡ và tạo một vết mở trên da, loại bỏ phần u mỡ và khâu vết mổ trở lại. Tuy nhiên, nếu u mỡ xuất hiện ở một vị trí khó tiếp cận, mẹ sẽ cần phải được gây tê toàn phần và trải qua một phẫu thuật phức tạp hơn.

    Khi u mỡ lành tính đã được loại bỏ sẽ không tái phát. Sau khi phẫu thuật, mẹ cũng cần phải theo dõi và kiểm tra định kì. Bạn sẽ cần phải gặp bác sĩ nếu vùng phẫu thuật bị tấy đỏ hoăc sưng. Tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên chủ quan tự ý bỏ thuốc trong toa kê.

    Tóm lại, u mỡ dưới da có thể xuất hiện trước, trong hay sau thời gian mang thai. Hầu hết các u mỡ đều lành tính và mẹ bầu có thể yên tâm trải qua thai kỳ của mình. Tuy nhiên, mẹ vẫn không nên chủ quan, cần kiểm tra ngay khi thấy u mỡ gia tăng kích thước, gây đau hoặc gây khó chịu.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x