Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Khanh Lương
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 18/03/2022

Mang thai không nghén: sự lạ lùng làm mẹ bầu thắc mắc

Mang thai không nghén: sự lạ lùng làm mẹ bầu thắc mắc
Ốm nghén là hiện tượng phổ biến khi mang thai, một số mẹ lo lắng khi mình chẳng bị làm sao cả thì hãy xem bài để biết mang thai không nghén có sao không?

Mang thai không nghén là một hiện tượng khá phổ biến mà nhiều bà bầu hay gặp phải. Cơ thể mỗi người phụ nữ có cấu tạo khác nhau do đó giai đoạn đầu mang thai của mỗi người cũng khác nhau. Cho nên khi cảm thấy mình lạ hơn phần đông cũng đừng lo lắng mẹ nhé.

Hiện tượng ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén là cảm giác buồn nôn, khó chịu ở bụng, xảy ra tần suất lớn trong ngày. Ốm nghén là hiện tượng phổ biến đối với phụ nữ có thai và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Vậy ốm nghén xuất hiện lúc nào? Thông thường, phụ nữ khi mang thai từ tuần thứ 4 đã có triệu chứng ốm nghén. Ở hầu hết thai phụ, tình trạng này sẽ biến mất sau khoảng 14 tuần mang thai.

Tuy nhiên, một số trường hợp ốm nghén nặng có thể kéo dài trong vài tuần hoặc suốt thai kỳ. Trường hợp này bố mẹ cần lưu ý các triệu chứng bất thường hơn vì đó có thể là dấu hiệu bệnh lý.

>>> Có thể bạn quan tâm: 9 điều thú vị không phải mẹ nào cũng biết về ốm nghén khi mang thai

Mang thai không nghén có sao không?

Bầu không nghén có sao không?

Câu trả lời là không sao. Mặc dù ốm nghén là triệu chứng mang thai thường gặp ở phụ nữ tuy nhiên không phải bất kỳ ai có em bé cũng sẽ gặp những triệu chứng ốm nghén theo như khuôn mẫu bao gồm khó chịu, đầy hơi, buồn nôn khi mang thai, thèm ngọt, thèm chua,…

Trong thực tế, dấu hiệu mang thai phổ biến nhất mà hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải đó là tình trạng cơ thể mệt mỏi hơn bình thường hoặc chỉ cảm thấy nôn nao, hơi buồn nôn xuất hiện sau khoảng tuần thai thứ 6 và chỉ kéo dài một thời gian ngắn sau đó. Tuy nhiên nhiều bà mẹ dung nạp rất tốt với những triệu chứng này, đôi khi lầm tưởng nghén là phải khó chịu, nôn ói nhiều và thường khiến mẹ bầu lầm tưởng rằng sức khỏe của mình đơn giản chỉ là đang có vấn đề mà thôi.

Việc cơ thể mẹ bầu không có sự thay đổi thêm với việc mang thai không nghén khiến cho nhiều chị em lầm tưởng mình không có thai hoặc lo sợ rằng em bé đang gặp nguy hiểm.

mang thai không nghén có sao không 4

Tại sao mang thai không nghén?

Do cơ địa có sự thích ứng tốt với sự thay đổi hormone

  • Cơ chế gây ra nghén đến nay vẫn chưa được giải thích một cách đầy đủ, nó được cho là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố như hormone, yếu tố di truyền, thể tạng, nhiễm H. pylori, tâm lí, thiếu một số vi chất…trong đó cơ chế thay đổi hormone thường được đề cập đến nhiều nhất.
  • Hormone HCG (Human Chorionic Gonadotropin) thường được gọi là hormone thai kỳ vì nó được tạo ra bởi các tế bào nhau thai sau khi hợp tử làm tổ thành công vào buồng tử cung, xâm nhập và phá vở mạch máu nội mạc tử cung, hormmone này có vai trò quan trọng trong thai kỳ. Mức độ HCG đầu tiên có thể phát hiện được sau khi thụ thai khoảng 11 ngày bằng xét nghiệm máu và sau khoảng 12-14 ngày bằng xét nghiệm nước tiểu. Trong các trường hợp đa thai, thai trứng có nồng độ hormone này cao thì thông thường triệu chứng nghén sẽ nặng hơn, tuy nhiên mối liên quan này là không hằng định.
  • Trong thai kỳ cũng chứng kiến sự thay đổi của hormone estrogen và pregesteron, các hormone này làm dãn cơ trơn, chậm nhu động ruột nên có thể góp phần gây nghén.
  • Ở một số cơ địa mẹ thích nghi tốt với sự thay đổi hormone, đáp ứng tốt hoặc vốn dĩ có một số yếu tố về thể tạng hay di truyền nên không bị nghén khi mang thai.

Do môi trường bên ngoài, hoàn cảnh, công việc hoặc nghén lạ

  • Vì công việc, áp lực, căng thẳng quá mức nên mẹ bầu không nhận ra mình đang bị nghén. Hoặc cảm nhận chủ quan và dung nạp tốt với những thay đổi nhỏ khi mà mẹ phải chú tâm nhiều hơn vào các vấn đề khác. Thực tế, nhiều bác sĩ đã gặp nhiều mẹ bầu không bị nghén mặc dù đã ở tuần thứ 8. Thậm chí đã có trường hợp 3 tháng đầu không nghén khi đến khám thai. Trường hợp này là là một điều dễ chịu vì nghén không thoãi mái tí nào, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, phân bổ thời gian hiệu quả để đảm bảo sức khoẻ cho thai nhi.
  • Nghén lạ: Khác với các triệu chứng nghén thông thường thường khiến mẹ mệt mỏi, nghén lạ là khi mẹ bầu lại có những dấu hiệu có thai tích cực. Như là ăn uống ngon miệng hơn, sức khỏe tốt, sinh lực dồi dào hơn.
  • >>> Có thể mẹ quan tâm: Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu chú ý ngay

    Sự thật về các lời đồn xung quanh việc mang thai không nghén

    1. Mang thai không nghén nguy hiểm

    Nhiều mẹ bầu tin rằng khi mang thai đều phải nghén nên không có nghén họ sợ có thể nguy hiểm và ảnh hưởng đến thai nhi. Trên thực tế, có không ít trường hợp không ốm nghén khi mang thai nhưng vì tỷ lệ thấp hơn nên nhiều người không biết.

    Tuỳ vào cơ địa mang thai mà mỗi người có sự thay đổi nội tiết tố khác nhau, do đó mang thai không nghén là biểu hiện bình thường, mẹ an tâm nhé!

    mang thai không nghén có sao không 1

    2. Tăng nguy cơ sẩy thai

    Nhiều mẹ bầu sợ rằng mang thai không nghén dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai vì lượng hormone thấp hơn so với người bình thường, không đảm bảo cho thai nhi phát triển khoẻ mạnh.

    Trong quá trình mang thai, bạn hãy đảm bảo khám thai định kỳ, có bất cứ hiện tượng gì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn tốt nhất. Nếu lượng hormone thấp hơn so với người bình thường, bác sĩ sẽ có biện pháp hỗ trợ và điều trị kịp thời cho mẹ.

    Bên cạnh đó, mẹ bầu đừng nên chủ quan với các hiện tượng của ốm nghén. Nếu như thời gian đầu hiện tượng ốm nghén mạnh mẽ nhưng biến mất đột ngột trong thì bạn có thể đang gặp vấn đề bất thường trong thai kỳ ví dụ thai lưu hay sẩy thai.

    3. Sinh con kém thông minh

    Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh việc mang thai không nghén. Việc mẹ bầu lo lắng con kém thông minh do mang thai không nghén là hoàn toàn không có cơ sở. Việc con thông minh hay không phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có di truyền, dinh dưỡng, môi trường và quá trình dưỡng thai.

    Vì thế, chưa có bất kỳ nghiên cứu, bằng chứng khoa học nào chứng minh mang thai không nghén khiến con kém thông minh.

    Mang thai không nghén là con trai hay con gái?

    mang thai không nghén có sao không 3

    Nghén nặng sinh con trai hay gái? Theo quan niệm dân gian, nếu mẹ bầu nghén nặng buổi sáng thì sinh con gái, còn mẹ bầu không bị nghén nặng thì dễ sinh con trai. Giải thích là do khi mang thai bé gái, hormone progesterone được tiết ra nhiều hơn so với bé trai, làm mẹ bầu cũng bị nghén nặng hơn.

    Dù vậy thì liệu quan niệm này có chính xác hay không thì cũng chưa có sự bảo đảm. Do mỗi người mẹ lại có một sức khỏe khác nhau nên vẫn có tình trạng ngược lại xảy ra. Lời khuyên là mẹ đừng quá tin vào những quan niệm này.

    Với sự phát triển của y khoa, nếu mẹ bầu muốn xác định giới tính của con, chỉ cần đợi đến thường là sau khoảng tuần thai 16 đã có thể siêu âm kiểm tra giới tính thai nhi, và độ chính xác vô cùng cao. Dù là bé trai hay bé gái thì điều quan trọng là ba mẹ cùng dành sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ con thật tốt sau khi chào đời, ba mẹ nhé!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    What is HCG?

    What is HCG?


    Truy cập ngày 16/02/2022

    Morning sickness
    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/morning-sickness/symptoms-causes/syc-20375254#:~:text=Common%20signs%20and%20symptoms%20of,by%20nine%20weeks%20after%20conception
    Truy cập ngày 16/02/2022

    If you don’t get morning sickness, there’s no need to worry
    https://www.tommys.org/pregnancy-information/blogs-and-stories/im-pregnant/pregnancy-news-and-blogs/if-you-dont-get-morning-sickness-theres-no-need-worry
    Truy cập ngày 16/02/2022

    Morning Sickness Associated with Lower Miscarriage Risk

    Morning Sickness Associated with Lower Miscarriage Risk


    Truy cập ngày 16/02/2022

    Is nausea during pregnancy a good sign?
    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/nausea-during-pregnancy/faq-20057917
    Truy cập ngày 16/02/2022

    x