Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/10/2020

Đi tiểu liên tục trong thai kỳ: "Nỗi buồn" khó nói

Đi tiểu liên tục trong thai kỳ: "Nỗi buồn" khó nói
Do sự thay đổi nội tiết tố và áp lực của thai nhi lên bàng quang, mẹ bầu sẽ phải “ghé thăm” nhà vệ sinh nhiều hơn bình thường trong suốt 9 tháng mang thai. Đây là một triệu chứng thường gặp trong thai kỳ và đôi khi nó sẽ gây những bất tiện cho mẹ bầu. Cùng MarryBaby tìm cách khắc phục hiện tượng đáng ghét này mẹ nhé!
hạn chế đi tiểu nhiều khi mang thai
Sau 4 giờ chiều, mẹ nên giảm bớt lượng nước nạp vào cơ thể

1/ Vì sao mẹ bầu thường xuyên đi tiểu nhiều khi mang thai?

“Thủ phạm” chính khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên là hormone hCG, vì nó làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu và thận, làm bàng quan nhanh đầy hơn. Áp lực của tử cung khiến bàng quang làm hạn chế lượng nước tiểu lưu trữ cũng là nguyên nhân. Ngoài ra, mẹ bầu có nhận thấy vào buổi tối, bạn có xu hướng đi tiểu nhiều hơn ban ngày không? Vì khi bạn nằm, phần chất lỏng ở chân có xu hướng trở lại máu và bàng quang, làm mẹ nhanh chóng muốn đi tiểu.

Sau khi sinh, việc thường xuyên muốn đi tiểu cũng sẽ giảm dần. Tuy nhiên, thời gian đầu khi vừa sinh xong, bạn có thể sẽ đi tiểu nhiều hơn một chút. Đây là cách cơ thể loại bỏ lượng chất lỏng dư thừa của cơ thể trong thai kỳ.

2/ Những trường hợp không bình thường, mẹ bầu nên chú ý

Nếu đi tiểu thường xuyên và kèm theo cảm giác nóng rát, đau buốt trong khi đi tiểu, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ. Có khả năng bạn đang bị nhiễm trùng hoặc gặp các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm “cô bé”. Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu rất dễ bị viêm nhiễm do các loại vi khuẩn và virut tăng đột biến. Do đó, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ nếu có các triệu chứng bất thường để được điều trị sớm. Các loại nhiễm trùng đều có nguy cơ gây hại đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi nếu không được sớm điều trị.

3/ Hạn chế tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai

– Bài tập Kegel: Tập Kegel giúp mẹ bầu tăng cường các cơ bắp xung quanh niệu đạo, ống “trục xuất” nước tiểu ra khỏi cơ thể. Không chỉ vậy, Kegel còn giúp thắt chặt và thư giãn “cô bé” và “cửa sau” của mẹ bầu. Thường xuyên tập Kegel giúp mẹ bầu kiểm soát bàng quang tốt hơn, và đây cũng là biện pháp giúp mẹ thu nhỏ “cô bé” sau sinh một cách hiệu quả.

– Tránh các loại thực phẩm làm cơ thể giữ nước: Tăng cường bổ sung nước cho cơ thể, khoảng 3 l nước mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước. Ngoài ra, nên hạn chế cà phê, trà, soda, các loại nước ngọt có ga vì chúng chứa chất lợi tiểu, càng làm mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn.

– Uống nhiều nước ban ngày và hạn chế vào ban đêm: Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên tranh thủ bổ sung nước vào ban ngày, giảm dần vào buổi chiều và hạn chế khi về đêm.

– “Tống” sạch nước tiểu trong bàng quang: Nghiêng người về phía trước trong lúc đi tiểu có thể giúp bạn đẩy hết lượng nước tiểu trong bàng quang. Cách này giúp bạn hạn chế tối đa những lần phải ra vào nhà vệ sinh.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x