Mỗi một nguyên nhân sẽ có cách xử lý khác nhau. Với những bà bầu bị khó thở do quần áo chật, do cơn buồn ngủ hay do mùi khó chịu nên thay đổi thói quen mặc chật hoặc giờ giấc ngủ nghỉ của mình cho phù hợp. Nếu là nguyên nhân khác, khi cảm thấy khó thở, bầu nên lập tức nghỉ ngơi, dù ngồi hay đứng ngồi cũng nên giữ thẳng lưng để phổi có thể dễ dàng tiếp nhận ô-xy hơn. Hành động cong người sẽ chỉ càng khiến bầu cảm thấy khó thở hơn.
Nếu bị khó thở trong lúc đang ngủ, bạn có thể kê thêm vài chiếc gối nhỏ ở phần trên để hạn chế bớt áp lực chèn lên phổi.
3/ Khó thở khi mang thai: Khi nào cần lo?
Những tình trạng khó thở và thở gấp với những nguyên nhân thông thường sẽ không gây hại cho sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi. Bầu chỉ cần duy trì một chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, đi lại nhẹ nhàng, tránh lao động nặng nhọc, quá sức là được.
Khó thở đi kèm với những triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… có thể là “báo động” nguy cơ huyết áp thấp khi mang thai. Đặc biệt, với những mẹ bầu có tiền sử cao huyết áp, hen suyễn…, khó thở có thể dẫn đến tình trạng rất nguy hiểm. Nếu bị khó thở kéo dài, kèm theo những triệu chứng như nhịp thở nhanh, kéo dài, đau ngực hoặc đau những chỗ khác trên cơ thể khi thở, ho liên tục kèm sốt, ớn lạnh… bạn nên nhanh chóng đi khám để được kiểm tra và điều trị sớm.