Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Hãy để MarryBaby giúp mẹ xoa dịu cơn nóng giận, giúp mẹ bầu thư giãn, luôn vẻ, tích cực trong quá trình mang thai nhé! Trước tiên, mẹ nên biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng nóng giận khi mang thai là gì.
Có khá nhiều nguyên nhân khiến bà bầu dễ dàng rơi vào tâm trạng nóng giận khi mang thai như:
>> Mẹ có thể tham khảo: Ăn gì vào con không vào mẹ? Vì sao mẹ tăng cân con lại thiếu chất?
Tâm lý lo âu bồn chồn của mẹ trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến khả năng tập trung của trẻ. Không chỉ vậy, khi bị suy sụp tinh thần, đa số mẹ bầu sẽ trở nên ù lì, chậm chạm và tăng cân nhiều hơn.
Và điều này gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Nó làm con không nhận đủ dưỡng chất để trẻ phát triển, nhất là phát triển não. Ngoài ra bé còn sẽ bị nhiều nguy cơ như:
Khi mẹ bầu lúc mang thai bị nóng giận hay căng thẳng, cơ thể liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine. Hai loại hormone gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm họ dễ trở nên bồn chồn, kích động. Hai loại hormone này có thể “lây” qua thai nhi thông qua nhau thai. Nó làm hệ thần kinh của trẻ không được ổn định, và nguy cơ mắc chứng tăng động cũng cao hơn hẳn.
Những mẹ bầu gặp phải tình trạng rối loạn tâm lý trong tam cá nguyệt thứ 3 thường có nguy cơ sinh con bị rối loại hành vi cao hơn nhiều so với bình thường. Đặc biệt, nguy cơ càng tăng cao hơn nếu như tình trạng tâm lý bất thường của mẹ trở nên nghiêm trọng hơn vào những ngày cuối thai kỳ.
>> Mẹ có thể tham khảo: Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì?
Tâm trạng của mẹ bầu trong 9 tháng mang thai có ảnh hưởng rất lớn đối với tính cách của trẻ sau khi sinh. Theo đó, những mẹ bầu thường xuyên cáu gắt, nổi giận khi mang thai sẽ sinh con dễ nổi giận. Các thai phụ bi quan sẽ sinh bé tự ti, bầu lạnh lùng thì tích cách bé cưng cũng lãnh đạm hơn…
Mang thai, bước vào bước ngoặt mới của cuộc đời sẽ ít nhiều khiến tâm lý của một số người thay đổi theo hướng tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên, xin các mẹ hãy nhớ, bất cứ sự thay đổi cảm xúc nào của người mẹ cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con.
Do đó mẹ cần phải biết tiết chế cảm xúc của mình. Theo đó mẹ nên thực hiện những cách sau để giải tỏa cơn nóng giận khi mang thai:
Mẹ bầu tức giận khi mang thai có xu hướng nói những điều không cần thiết, thậm chí cũng chẳng liên quan đến tình huống hiện tại. Tất cả điều này sẽ tác động tiêu cực đến mối quan hệ của bạn với mọi người. Do đó, hãy suy nghĩ thấu đáo và chú ý đến âm lượng, cử chỉ khi trò chuyện.
Tuy mẹ bầu được khuyên không nên khóc, nhưng nếu muốn khóc mẹ hãy cứ khóc tránh việc dồn nén cảm xúc khiến tâm trạng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng việc khóc không nên diển ra thường xuyên, nếu không dễ dẫn đến trầm cảm khi mang thai.
Xem tivi, đọc sách hoặc ra ngoài đi cà phê, mua sắm, xem phim thư giãn cùng bạn bè khi thấy buồn. Dành thật nhiều thời gian để trò chuyện, nghe nhạc cùng thai nhi vừa giúp gắn kết tình cảm mẹ con, vừa giúp trí não của trẻ phát triển.
Các kỹ thuật thư giãn đơn giản như hít thở sâu và hình ảnh thư giãn rất hữu ích. Các kỹ thuật này cũng được dạy trong các lớp học tiền sản. Bạn có thể thử:
>> Mẹ có thể tham khảo: Có bầu dán sa lông pát được không? Những lưu ý khi sử dụng
Thực hiện ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ và tham gia vào các hoạt động mình yêu thích. Thẳng thắn chia sẻ với chồng những cảm xúc thai kỳ, những điều không vừa ý để anh ấy hiểu và thay đổi khiến bạn trở nên vui vẻ hơn.
Ngoài việc giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ mẹ bầu cũng nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, dinh dưỡng khi mang thai cho thai nhi có thể phát triển tốt nhất.
>> Mẹ có thể tham khảo: Cách tập bài tập Kegel cho bà bầu sinh con thuận lợi
Việc lên kế hoạch trước cho 1 ngày không chỉ tạo ra thói quen tốt mà phần nào còn giúp mẹ sẵn sàng chủ động trong nhiều việc. Hãy cố gắng cổ vũ tinh thần mỗi ngày bằng những suy nghĩ tích cực và làm theo các ghi chú được đưa ra.
>> Mẹ có thể tham khảo: Bụng bầu căng cứng khó chịu có sao không? Cách khắc phục hiệu quả
Nhìn chung, khi mang bầu, tâm lý của các thai phụ rất dễ bị ảnh hưởng. Chuyện buồn bã, cáu gắt hay nóng giận khi mang thai là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên mẹ cần biết ổn định tâm lý, thư giãn và tìm niềm vui trong thai kỳ để tránh ảnh hưởng tâm lý của bé khi ra đời.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Prenatal anger effects on the fetus and neonate
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12521495/
Ngày truy cập: 17/05/2023
2. Emotions during pregnancy
https://www.nct.org.uk/pregnancy/how-you-might-be-feeling/emotions-during-pregnancy
Ngày truy cập: 17/05/2023
3. When your partner is pregnant and you feel angry or violent
https://raisingchildren.net.au/pregnancy/pregnancy-for-partners/relationships-and-feelings/your-partners-pregnancy-anger-violence
Ngày truy cập: 17/05/2023
4. Stress and pregnancy | March of Dimes
https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/pregnancy/stress-and-pregnancy
Ngày truy cập: 17/05/2023
5. Postpartum Rage: Symptoms, Diagnosis & Treatment
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/24768-postpartum-rage
Ngày truy cập: 17/05/2023