Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 24/10/2022

Hạt óc chó có tác dụng gì cho bà bầu? Tác dụng nhiều không tưởng!

Hạt óc chó có tác dụng gì cho bà bầu? Tác dụng nhiều không tưởng!
Hạt óc chó được biết đến nhiều với lượng dinh dưỡng dồi dào. Thế nhưng hạt óc chó có tác dụng gì cho bà bầu? Có còn bổ dưỡng không? Mẹ xem ngay nhé!

Hạt hay quả óc chó là một loại hạt lành tính và đáp ứng nhiều nhu cầu dinh dưỡng của mẹ trong suốt thai kỳ. Do đó, mẹ cần hiểu rõ hạt óc cho có tác dụng gì cho bà bầu và những lưu ý quan trọng để ăn hạt óc chó cho bà bầu an toàn. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây mẹ nhé.

Giá trị dinh dưỡng của hạt óc chó

Trước khi tìm hiểu hạt óc có tác dụng gì cho bà bầu, mẹ cần nắm được giá trị dinh dưỡng của hạt óc chó. Trong 30 gram hạt óc chó sẽ chứa:

  • Lượng calo: 185
  • Nước: 4%
  • Chất đạm: 4,3 gram
  • Đường: 0,7 gram
  • Chất xơ: 1,9 gram
  • Chất béo: 18,5 gram

Hạt óc cho có tác dụng gì cho bà bầu?Hạt óc cho có tác dụng gì cho bà bầu?

Với giá trị dinh dưỡng này, hạt óc chó có tác dụng gì cho bà bầu? Mẹ sẽ rất bất ngờ đó:

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Quả óc chó có hàm lượng chất béo omega-3 được gọi là axit alpha-linolenic (ALA). Mỗi ngày tiêu thụ 1 gram ALA sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim xuống 10%.
  • Giảm chứng viêm: Viêm là căn nguyên của nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh tim, tiểu đường loại 2, bệnh Alzheimer và ung thư. Các polyphenol trong quả óc chó có thể giúp mẹ chống lại chứng viêm bằng cách tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, chất béo omega-3 ALA, magie và axit amin arginine trong quả óc chó cũng có thể làm giảm chứng viêm.
  • Hỗ trợ sức khỏe đường ruột: Ăn 43 gram hạt óc chó mỗi ngày sẽ giúp mẹ tăng cường lợi khuẩn, các lợi khuẩn này sản xuất butyrate – một chất béo giúp nuôi dưỡng và tăng cường sức khỏe đường ruột, từ đó, ngăn ngừa táo bón.

>>Bạn có thể quan tâm: Thuốc trị táo bón cho bà bầu và những điều chị em cần biết

  • Hỗ trợ kiểm soát cân nặng: Hạt óc chó có hàm lượng calo cao, nhưng mức hấp thụ thấp hơn 21%. Hơn nữa, ăn quả óc chó thậm chí còn giúp cân nặng ổn định thông qua kiểm soát cơn thèm ăn của mẹ.
  • Tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi: Bên cạnh biết hạt óc chó có tác dụng gì cho bà bầu, mẹ cần biết axit béo Omega 3 và các khoáng chất như kali, selen, canxi, đồng, kẽm, sắt, magie chứa trong quả óc chó giúp duy trì chất béo cấu trúc, tăng cường phát triển não bộ của thai nhi.
  • Giảm cơn nghén: Mẹ hẳn sẽ tò mò bầu nên ăn quả óc chó từ tháng thứ mấy? Mẹ hay nghén nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ, protein trong hạt óc chó sẽ giúp mẹ làm giảm cảm giác buồn nôn và mệt mỏi. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung protein đầy đủ trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.
  • Giảm căng thẳng: Hạt óc chó giàu chất chống oxy hóa và axit ellagic giúp mẹ giảm căng thẳng tránh bị trầm cảm thai kỳ.
  • Giúp điều chỉnh huyết áp: Arginine chứa trong hạt óc chó là một loại axit amin mà cơ thể dùng để sản xuất oxit nitric, giúp tăng cường máu lên não và điều chỉnh huyết áp.
  • Ngủ sâu hơn: Hạt óc chó làm tiết ra hormone melatonin giúp mẹ ngủ sâu và ngon hơn.
  • Giúp cơ thể bé sinh ra rắn chắc: Hạt óc chó sẽ giúp bổ sung một lượng lớn canxi và khoáng chất vào sữa mẹ, từ đó giúp bảo vệ và chống lão hóa xương, răng cho bé sau khi chào đời.
  • Tiết nhiều sữa: Chưa biết hạt óc chó có tác dụng gì cho bà bầu ra sao, nhưng nghiên cứu khoa học cho thấy, nếu mẹ thường xuyên ăn hạt óc chó trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ có nhiều sữa cho con bú sau sinh.
Vậy để trả lời câu hỏi “hạt óc chó có tác dụng gì cho bà bầu”, mẹ có thể thấy hạt óc chó giúp mẹ ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm, giảm căng thẳng, ngủ ngon hơn, nhiều sữa cho con bú hơn. Hơn nữa, loại hạt này còn giúp thai nhi phát triển mạnh về trí não và xương.

>>Bạn có thể quan tâm: Cách bổ sung vitamin cho bà bầu đúng và đủ theo từng giai đoạn thai kỳ

Tác dụng phụ của hạt óc chó khi bầu dùng sai cách

Nắm được “hạt óc chó có tác dụng gì cho bà bầu”, mẹ hẳn đang tự hỏi liệu có tác dụng phụ của hạt óc chó cho bà bầu không? Có và dưới đây là một số trường hợp về tác dụng phụ của hạt óc chó cho bà bầu:

  • Dị ứng hạt óc chó: Đây là một tác dụng phụ của hạt óc chó cho bà bầu phổ biến. Nếu mẹ bị dị ứng hay sốc phản vệ sau khi ăn hạt óc chó cho bà bầu, thậm chí dẫn đến tử vong.
  • Giảm hấp thụ khoáng chất: Một tác dụng phụ của hạt óc chó cho bà bầu khác là làm giảm hấp thụ khoáng chất vì hạt này chứa nhiều axit phytic.
  • Gây buồn nôn: Hạt óc cho chứa các kháng thể kích thích các tế bào máu trắng để tạo ra histamine, thúc đẩy các phản ứng dị ứng như buồn nôn, đau bụng

Tác dụng phụ của hạt óc chó khi bầu dùng sai cách

  • Hen suyễn: Nếu mẹ có cơ địa yếu, nhạy cảm và ăn nhiều óc chó, mẹ sẽ có khả năng bị hen suyễn.
  • Phát ban và sưng da: Đã có nhiều trường hợp phát ban và sưng da, đặc biệt ở những người nhạy cảm với các loại hạt.
  • Sưng họng và lưỡi: Sưng cổ họng và lưỡi, thậm chí là sưng phổi là một trong những tác dụng phụ của hạt óc chó cho bà bầu khi mẹ ăn quá nhiều.
  • Ung thư môi: Khi ăn hạt óc chó, một lượng chất hóa học có tên jugione bám lại trên môi, chất này bám lâu ngày trên môi sẽ dẫn đến ung thư.

  • Nổi mụn trứng cá: Ăn hạt óc chó với lượng phù hợp sẽ giúp trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, lá quả óc chó sẽ gây nổi mụn trứng cá, eczema, viêm loét và một số bệnh nhiễm trùng da khác.
  • Động thai: Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nếu có cơ địa nhạy cảm và dễ bị dị ứng thì nên hạn chế ăn quả óc chó, đặc biệt đối với hạt óc chó màu đen, vì chúng dễ gây động thai.

>>Bạn có thể quan tâm: Bà bầu bị ngứa khi mang thai: 7 nguyên nhân và 10 cách chữa trị

Lưu ý khi ăn hạt óc chó cho bà bầu

1. Hạt óc chó cho bà bầu: Nên ăn bao nhiêu?

Không ít mẹ băn khoăn bà bầu ăn quả óc chó như thế nào mới an toàn? Mẹ thấy đấy, công dụng của hạt óc chó cho bà bầu chỉ phát huy tối đa nếu mẹ tiêu thụ với lượng vừa đủ trong ngày.

  • Nếu mẹ bị khó tiêu, mẹ không nên ăn óc chó vào buổi tối vì dễ bị đầy bụng.
  • Nếu mẹ chưa quen ăn hạt óc chó, mẹ có thể thử 1 – 2 hạt trong lần đầu tiên, sau đó tăng dần đến khoảng 8 hạt mỗi ngày là an toàn.

2. Hạt óc chó cho bà bầu: Ăn sao thì lợi, sao thì hại?

lưu ý khi bà bầu ăn hạt óc chó

  • Hạt óc chó cho bà bầu: Ăn sao thì lợi?

Sau khi biết hạt óc chó có tác dụng gì cho bà bầu, mẹ lưu ngay mẹo này nhé: Hạt óc chó cho bà bầu có lợi khi được chế biến ăn cùng với yến mạch, hạnh nhân, mè đen…sẽ ngon miệng và bổ dưỡng hơn. Đặc biệt, mẹ có thể uống vào giai đoạn nào trong thai kỳ đều tốt.

  • Hạt óc chó cho bà bầu: Ăn sao thì hại?

Hạt óc chó cho bà bầu không nên ăn với rượu, trà đặc, thịt chim trĩ, thuốc Dexamethasone, thịt ba ba, vịt trời, đậu phụ hay các loại thuốc có chứa thành phần Cortisone…vì chúng có thể khiến mẹ bị nóng trong, đầy hơi, viêm phổi, giãn phế quản.

Trên đây là giải đáp của MarryBaby cho băn khoăn “hạt óc chó có tác dụng gì cho bà bầu”. Hy vọng mẹ đã nắm được tác dụng của hạt óc chó cho bà bầu, bà bầu ăn quả óc chó như thế nào, bà bầu nên ăn quả óc chó từ tháng thứ mấy, từ đó có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Beneficial effects of walnut (Juglans regia L.) oil-derived polyunsaturated fatty acid prevents a prooxidant status and hyperlipidemia in pregnant rats with diabetes

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7583188/

Truy cập ngày 20/10/2022

2. Safety and efficacy of supplements in pregnancy

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7558284/

Truy cập ngày 20/10/2022

3. A comprehensive review on ethnobotanical, medicinal and nutritional potential of walnut (Juglans regia L.)

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9510174/

Truy cập ngày 20/10/2022

4. 5 Snack Foods to Eat While Pregnant

https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/5-snack-foods-to-eat-while-pregnant#

Truy cập ngày 20/10/2022

5. Nuts and seeds

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/HealthyLiving/Nuts-and-seeds

Truy cập ngày 20/10/2022

x