Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/08/2021

Giảm cân khi mang thai tốt hay xấu, có ảnh hưởng thai nhi không?

Giảm cân khi mang thai tốt hay xấu, có ảnh hưởng thai nhi không?
Giảm cân khi mang thai có ảnh hưởng xấu đến thai nhi hay không? Làm thế nào để giảm cân an toàn và đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé?

Rất nhiều mẹ bầu bị hoặc cần giảm cân khi mang thai. Có những người là chủ động giảm để đảm bảo sự phát triển an toàn của thai kỳ. Nhưng cũng có những người bị tụt cân ngoài mong muốn. Vậy liệu tình trạng này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé hay không? Mẹ bầu có thể tham khảo giải đáp sau nhé!

Vì sao bị giảm cân khi mang thai?

giảm cân khi mang thai

Bị giảm cân khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ là hiện tượng mà nhiều bà bầu gặp phải. Nguyên nhân chính là bởi giai đoạn này cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi. Sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Nhiều mẹ bầu bị chóng mặt, buồn nôn và nôn. Đây chính là hiện tượng ốm nghén khi mang thai.

Tình trạng ốm nghén xảy ra với khoảng hơn 80% trường hợp mang thai. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa mỗi người mà có thể nghén nặng hoặc nhẹ. Khi bị ốm nghén, bà bầu thường kén ăn, ăn không ngon miệng. Sau khi ăn lại buồn nôn và nôn nên cơ thể mệt mỏi và sút cân nhanh chóng.

Đây chính là nguyên nhân chính khiến cho nhiều chị em bị sụt cân khi mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ. Thế nhưng, mẹ không cần phải lo lắng vì tình trạng này thường có xu hướng giảm dần từ tuần thứ 12 của thai kỳ.

Ngoài 3 tháng đầu, nhiều mẹ bầu còn bị giảm cân khi mang thai 3 tháng cuối. Điều này thường là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý hoặc nhiều mẹ lo lắng quá mức khiến việc ăn uống kém hơn. Nhiều người có thể là do thai đã lớn, chèn ép vào dạ dày nên không thể ăn nhiều dẫn đến giảm cân.

Nếu bạn đang bị giảm cân quá nhiều trong thai kỳ, nên chủ động thăm khám. Các bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu tìm nguyên nhân và có hướng xử lý đúng đắn hơn.

Bị giảm cân khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị giảm cân khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhiều bà bầu lo lắng không biết việc mình bị giảm cân khi mang thai có ảnh hưởng gì đến em bé hay không? Các bác sĩ chuyên khoa có những chia sẻ như sau:

Thai nhi nằm trong bụng mẹ ở 3 tháng đầu sẽ được nuôi dưỡng bằng túi noãn hoàng. Lúc này bánh rau chưa hoạt động được hoàn thiện và hiệu quả. Do vậy việc các bà bầu bị sút cân trong 3 tháng đầu thai kỳ do nghén sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Mẹ bầu khi thăm khám đều đặn mà thai nhi vẫn phát triển bình thường thì không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng nghén quá nặng, cơ thể mẹ suy nhược, mệt mỏi thì đừng chủ quan. Thể trạng của mẹ quá gầy cũng sẽ ảnh hưởng không tốt cho thai nhi vì không hấp thụ được dinh dưỡng có thể khiến trẻ bị còi, suy dinh dưỡng, nhẹ cân khi sinh.

Tình trạng bị giảm cân nhiều khi mang thai có thể ảnh hưởng xấu tới mẹ và bé như:

– Lượng nước ối thấp

– Bào thai bị suy dinh dưỡng

– Cân nặng trẻ sơ sinh không đạt tiêu chuẩn

– Có nguy cơ cao bị sảy thai trong 3 tháng đầu

– Cơ thể mẹ bầu uể oải, mệt mỏi, không đủ năng lượng để làm việc và dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh

Làm gì khi bị giảm cân nhiều trong thai kỳ?

Làm gì khi bị giảm cân nhiều trong thai kỳ?

Một số mẹ bầu bị nghén nặng thường giảm cân nhiều, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này, mẹ cần:

– Mẹ bầu cần tuân thủ tháp dinh dưỡng, nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Hãy ăn bất kỳ khi nào có thể, ngủ nhiều hơn. Tránh để cho cơ thể phải căng thẳng, mệt mỏi. Nếu bạn bị nôn không ăn được, có thể thử thêm các loại trà gừng, nhai gừng để giảm nôn và buồn nôn.

– Bà bầu không nên chủ quan nếu đã thử nhiều cách khác nhau mà tình trạng nghén không thuyên giảm. Nếu như vẫn bị sút cân nhiều mỗi tháng thì hãy chủ động tìm đến bác sĩ chuyên khoa để chữa trị.

Những ai cần chủ động giảm cân khi mang thai?

Bên cạnh trường hợp bị giảm cân khi mang thai, cũng có những mẹ bầu cần phải giảm cân chủ động khi mang thai gồm: thừa cân trước khi mang thai hoặc tăng cân nhanh trong thai kỳ. Việc thừa cân khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng, chẳng hạn như tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến quá trình sinh thường.

Tuy nhiên, việc giảm cân khi mang thai cần hết sức thận trọng. Tốt nhất bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Thông thường, phụ nữ bầu bí không được khuyến khích ăn kiêng hoặc giảm cân.

Hướng dẫn cách giảm cân khi mang thai an toàn

Hướng dẫn cách giảm cân khi mang thai an toàn

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc giảm cân khi mang thai là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Nếu bạn thực sự biết cách giảm cân cho bà bầu thì sẽ không gây ảnh hưởng đến thai kỳ. Dưới đây là một số gợi ý giảm cân cho bà bầu.

1. Nắm được mức cân nặng phù hợp

Trước khi quyết định giảm cân, bạn cần nắm được cân nặng hiện tại. Đồng thời tính toán số cân nặng bạn cần giảm để có mục tiêu kiểm soát mức cân nặng của mình. Bên cạnh đó, đừng cân quá thường xuyên để giảm bớt lo lắng không đáng có.

2. Tính toán lượng calo mà bạn cần mỗi ngày

Bà bầu giảm cân cần nắm được lượng calo mỗi ngày mà mình cần để cơ thể khỏe mạnh và không ảnh hưởng đến em bé. Theo các chuyên gia, chị em mang bầu cần khoảng 1.700 calo mỗi ngày.

Bạn có thể dựa vào con số này để tính toán và nạp đủ calo mỗi ngày. Tránh tình trạng ăn quá nhiều vượt quá số calo cho phép. Tốt hơn hết, mẹ bầu hãy mua cân tiểu ly dùng để cân thực phẩm, cùng với sử dụng các app tính toán lượng calo và tính số calo nạp vào cơ thể với từng bữa ăn. Điều này sẽ giúp mẹ kiểm soát được lượng thức ăn cho cơ thể mình, không gây tăng cân.

3. Mỗi ngày nên dành thời gian vận động

Mỗi ngày mẹ bầu nên vận động khoảng 30 phút. Luyện tập với những bài thể dục vừa sức và thường xuyên sẽ giúp mẹ khỏe hơn. Đồng thời đây cũng là cách giảm cân nhanh cho bà bầu an toàn.

Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp mẹ bầu giảm được các cơn đau xảy ra do sự thay đổi của cơ thể khi mang thai. Một số bài tập giảm cân khi mang thai 3 tháng giữa mẹ bầu nên thực hiện như bơi, đi bộ, tập yoga

Bà bầu tuyệt đối không tập các bài tập thể dục vận động mạnh như chạy nhảy, cardio, leo trèo… bởi có thể gây sảy thai.

4. Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý

Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý

Mẹ bầu cần có thực đơn ăn uống hợp lý nếu muốn giảm cân hiệu quả. Đó là một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đảm bảo đủ các nhóm chất, ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả ít ngọt, các loại hạt.

Tốt hơn hết, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để có thực đơn giảm cân cho bà bầu phù hợp với chiều cao, cân nặng trong từng giai đoạn của thai kỳ.

5. Ăn vặt lành mạnh

Mẹ bầu nên có chế độ ăn vặt lành mạnh như chọn các trái cây, rau. Ăn ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên cám và sữa ít béo. Ngoài ra có thể chọn những thực phẩm có nguồn folate dồi dào như rau chân vịt, đậu, dâu tây… để dùng làm bữa ăn phụ.

Để đạt hiệu quả giảm cân khi mang thai, mẹ bầu nên tránh xa đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, trà sữa; hạn chế đồ chiên rán nhiều dầu mỡ và các loại hoa quả ngọt như xoài chín, nhãn, vãi… Trong khi nêm nếm đồ ăn, mẹ cũng không nên cho nhiều mắm muối, bởi vì thức ăn mặn gây tích nước và tăng cân.

6. Chia nhỏ các bữa ăn

Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong cả ngày để tránh cảm giác đói. Chia nhỏ bữa ăn cũng sẽ giúp bạn kiểm soát lượng calo vào cơ thể được tốt hơn. Điều này cũng không gây khó chịu cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

7. Uống đủ nước

Uống 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày sẽ rất tốt cho mẹ và bé. Uống nhiều nước sẽ giúp mẹ bầu no lâu hơn, tránh được tình trạng thèm ăn.

8. Bổ sung vitamin

Mẹ bầu nên bổ sung các loại vitamin dưới dạng viên nén theo hướng dẫn của bác sĩ. Những loại vitamin này sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà bà bầu không phải tiêu thụ thực phẩm hơn mức cần thiết.

Một số điều cần lưu ý về cân nặng bà bầu khi mang thai

Cân nặng của bà bầu cần được theo dõi thường xuyên bởi nó có mối liên hệ trực tiếp tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Việc bà bầu tăng cân ít hay tăng cân quá nhanh đều cần phải được theo dõi. Chị em nên chủ động thăm khám nếu thuộc trong những trường hợp dưới đây.

– Tăng cân quá ít dưới 1kg một tháng đối với người bình thường hoặc tăng dưới 0,5kg đối với người béo phì.

– Bị sụt cân quá nhiều, khoảng 0,5kg một tháng.

– Tăng cân quá nhanh, khoảng trên 3kg một tháng.

– Thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, chuột rút.

Đối với mẹ bầu bị béo phì, tuyệt đối không tự ý giảm cân khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu đã lỡ uống thuốc giảm cân khi mang thai, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được hướng dẫn xử lý an toàn. Đặc biệt, mẹ bầu không được thực hiện theo những công thức giảm cân chia sẻ nhiều trên Internet như uống nước cần tây giảm cân, chế độ low carb, das diet, keto… Những phương pháp giảm cân này chỉ áp dụng cho những phụ nữ khỏe mạnh và không mang thai.

Trên đây là những thông tin về việc giảm cân khi mang thai mà mẹ bầu cần nắm. Chúc bạn có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!

Dương Trang

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Should You Lose Weight During Pregnancy? https://www.momjunction.com/articles/tips-to-lose-weight-during-pregnancy_00113233/ Ngày truy cập: 6/8/2021 2. Obesity and pregnancy https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/existing-health-conditions/overweight/ Ngày truy cập: 6/8/2021 3. Losing Weight During Pregnancy – Safe Ways & Effects https://parenting.firstcry.com/articles/losing-weight-pregnancy/ Ngày truy cập: 6/8/2021 4. Managing your weight gain during pregnancy https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000603.htm Ngày truy cập: 6/8/2021 5. Losing Weight While Pregnant: What's Safe and Healthy for You and Your Baby https://www.wikihow.com/Lose-Weight-While-Pregnant Ngày truy cập: 6/8/2021
x