Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 26/12/2022

Em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào? 11 mẹo giúp thai nhi ngủ đúng giờ để mẹ đỡ cực khi con quấy đêm!

Em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào? 11 mẹo giúp thai nhi ngủ đúng giờ để mẹ đỡ cực khi con quấy đêm!
Giấc ngủ và các chuyển động của thai nhi trong bụng luôn gây tò mò cho mẹ bầu. Mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để gỡ rối băn khoăn của mình về "em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào" nhé.

Mẹ bầu thường ngủ không sâu giấc vì những cử động của em bé. Vậy em bé ngủ trong bụng mẹ khi nào? Thai nhi ngủ bao lâu? Mẹ hãy cùng MarryBaby khám phá trong bài viết dưới đây nhé.

Chu kỳ thức ngủ của thai nhi

Trước khi tìm hiểu em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào, mẹ nên nắm được thai nhi có ngủ không và thai nhi ngủ bao lâu.

1. Thai nhi có ngủ không?

Thời gian ngủ của thai nhi trong bụng mẹ là bao lâu? Từ tuần 38 – tuần 40, bé cưng dành gần 95% thời gian để ngủ. Đến nay, có rất ít nghiên cứu về giấc ngủ trong giai đoạn đầu phát triển bào thai vì bị giới hạn về mặt công nghệ.

Hầu hết các nghiên cứu về giấc ngủ của thai nhi trong giai đoạn thai kỳ đều dựa vào việc kiểm tra chuyển động nhanh của mắt, một đặc điểm của giấc ngủ REM (REM là chuyển động nhanh của mắt). Trong tháng thứ 7 của thai kỳ, các nhà khoa học bắt đầu quan sát thấy những cử động mắt nhanh đầu tiên của em bé.

2. Chu kỳ ngủ của thai nhi

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu hành vi ngủ của thai nhi. Một nghiên cứu năm 2010 về Chu kỳ ngủ-thức ở thai nhi bình thường (Sleep-wake cycles in normal fetuses) đã theo dõi nhịp tim của thai nhi và nhận thấy chu kỳ ngủ và thức của bé đều đặn.

Theo đó, chu kỳ ngủ của thai nhi có 5 giai đoạn, được xác định bằng chuyển động của mắt, nhịp tim và chuyển động.:

  • Giai đoạn 1+2: Giấc ngủ không sâu (ru ngủ, ngủ nông)
  • Giai đoạn 3+4: Giấc ngủ sâu (ngủ sâu, ngủ rất sâu)
  • Giai đoạn 5: Giấc ngủ REM.

Giấc ngủ REM (ngủ mơ) bắt đầu khoảng 90 phút trong một chu kỳ giấc ngủ. Trong giai đoạn này, nhịp thở, huyết áp và nhịp tim sẽ tăng lên, đồng thời mắt chuyển động nhanh. Đây cũng là giai đoạn mà bé có khả năng nằm mơ.

chu kỳ thức ngủ của thai nhi

Em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào?

Hiểu về các phản ứng của thai nhi trong bụng mẹ là tiền đề để mẹ gỡ rối thắc mắc “em bé trọng bụng mẹ ngủ khi nào”.

1. Hiểu về các phản ứng của thai nhi

Theo thời gian, em bé bắt đầu phản ứng với tiếng ồn, tư thế không thoải mái, tư thế ngủ và ngồi. Mẹ có thể cảm nhận những phản ứng của bé thông qua chuyển động của bé bên trong tử cung.

Vào tháng thứ 7 hoặc thứ 8 của thai kỳ, mẹ sẽ bắt đầu quan sát và cảm nhận được một loạt các khuôn mẫu trong hành vi và chuyển động của em bé trong bụng mẹ như:

  • Những cú đá nhẹ, xoay người và ngọ nguậy
  • Cảm thấy đau ở tuần 22 và ở tuần 26
  • Di chuyển khi có bàn tay xoa lên bụng mẹ.

Mẹ không cần quá lo lắng vì những cử động này cũng là dấu hiệu cho thấy em bé khỏe mạnh và bình thường.

2. Vậy em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào?

Sau khoảng tuần 18, em bé thích ngủ trong bụng mẹ khi mẹ còn thức, vì chuyển động của mẹ có thể đưa bé vào giấc ngủ. Nghĩa là, vào ban ngày, thời điểm mẹ hoạt động nhiều hơn thì đa phần em bé sẽ chuyển sang chế độ ngủ. Hầu hết mẹ bầu sẽ thấy bé chuyển động nhiều hơn vào ban đêm. Điều này có thể là do em bé tỉnh táo hơn vào ban đêm. Khi em bé không cảm thấy bất kỳ hoạt động nào, em bé sẽ phản ứng bằng cách cử động mạnh mẽ. Vậy là mẹ đã có câu trả lời cho “em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào”.

>>Xem thêm: Triệu chứng mất ngủ khi mang thai và cách khắc phục cho bà bầu

em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào

Tại sao thai nhi lại hoạt động nhiều về đêm?

Sau khi đã biết em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào, mẹ hẳn sẽ tò mò lý do em bé hoạt động nhiều vào ban đêm. Hiện nay, có 3 giả thuyết chính để giải thích cho hiện tượng này.

1. Mẹ tự cảm thấy thai nhi hoạt động nhiều về đêm

‍Các chuyển động của bé vào ban đêm bao gồm đá, rung, lắc lư hoặc lăn. Hầu hết mẹ bầu sẽ không quan sát thấy những chuyển động này trong ngày vì họ có thể bận rộn với những hoạt động khác nên không thể chú ý nhiều đến những chuyển động này.

2. Em bé trong bụng mẹ tỉnh táo hơn vào ban đêm

Thai nhi trở nên lanh lợi hơn và đá nhiều hơn những gì chúng cảm thấy từ bên ngoài. Sau khi em bé chào đời, theo bản năng, chúng sẽ bình tĩnh lại sau khi nghe những chuyển động và tiếng ồn mà mẹ hoặc những người chăm sóc chúng tạo ra. Chẳng hạn như vỗ nhẹ, đung đưa và im lặng đều là những chuyển động phổ biến giúp trẻ sơ sinh ngủ yên.

Điều tương tự cũng đúng với thai nhi, thai nhi ngủ bao lâu? Thai nhi ngủ dài hơn trong thời gian ban ngoài vì chúng được đung đưa nhẹ nhàng trong bụng mẹ. Do đó, ngủ nhiều vào ban ngày sẽ khiến em bé tỉnh táo hơn vào ban đêm.

3. Nhịp sinh học của em bé trong bụng mẹ

Nhịp sinh học ở đây là các khung giờ thức giấc và giờ ngủ tự nhiên trong khoảng thời gian 24 giờ. Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp siêu âm trong các nghiên cứu trên động vật, đã phát hiện ra rằng nhịp sinh học bình thường của thai nhi cho thấy chuyển động tăng lên vào ban đêm.

Giáo sư Lesley McCowan, trưởng khoa Sản phụ của Đại học Auckland cho biết, nếu em bé hoạt động nhiều vào ban đêm, mẹ không cần quá lo lắng vì đó là thời gian biểu của thai nhi (thời gian biểu này sẽ theo em bé cho đến khi bé chào đời), nó có thể đối nghịch với thời gian biểu của người lớn.

Cách tập cho bé ngủ đúng giờ

Bên cạnh tìm hiểu về em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào, mẹ cũng nên tập cho bé ngủ đúng giờ từ trong bụng (tức là hoạt động vào ban ngày và ngủ vào ban đêm), điều này cũng sẽ giúp mẹ không bị mất ngủ vào ban đêm vì cú đạp của con. Sau đây là những mẹo mẹ có thể thử:

1. Ăn nhẹ vào ban ngày

Sau khi đã biết em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào rồi, mẹ muốn không bị làm phiền vào mỗi tối thì có thể thử cách này. Lượng đường trong máu của mẹ tăng đột biến cũng sẽ khiến bé di chuyển. Mẹ nhớ không nên lạm dụng đồ ngọt trong thai kỳ nhé.

ăn nhẹ để tập cho bé ngủ đúng giờ

2. Uống gì đó mát hoặc ngọt

Mẹ có thể uống một ly nước cam ép hoặc sữa mát, vì đường tự nhiên và nhiệt độ mát lạnh của thức uống thường đủ để kích thích bé vận động.

3. Tạo ra tiếng ồn

Biết em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào quan trọng, nhưng biết cách tập cho bé ngủ đúng giờ cũng quan trọng không kém. Thính giác của bé đã khá phát triển vào giữa tam cá nguyệt thứ hai. Do đó, mẹ có thể nói chuyện hoặc hát cho bé nghe, hoặc thậm chí đặt tai nghe lên bụng và mở nhạc cho bé nghe. Những hoạt động trên sẽ giúp bé bắt đầu cử động, thay vì ngủ vào ban ngày.

4. Dùng Caffein (có chừng mực)

Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, mẹ bầu không được tiêu thụ quá 200 miligam (mg) caffein mỗi ngày, Nhưng nếu bạn uống một tách cà phê (8 ounce chứa trung bình 95 mg caffein), mẹ sẽ khiến em bé tỉnh táo vào ban ngày.

5. Thay đổi tư thế của mẹ

Em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào? Khi mẹ đang vận động vào ban ngày và em bé trở nên cực kỳ hiếu động khi mẹ nằm ngủ. Do đó, mẹ hãy làm ngược lại để giúp bé ngủ đúng giờ. Nghĩa là nếu mẹ đang đứng, hãy nằm xuống vào ban ngày để em bé hoạt động và ngược lại.

>>Xem thêm: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ mẹ nên biết

6. Gõ nhẹ nhàng vào em bé trong bụng

Nếu bạn có thể cảm thấy lưng hoặc mông của bé áp sát vào bụng bạn, hãy ấn nhẹ vào đó để xem bé có phản ứng với cử động hay không, em bé có thể huých lại mẹ ngay để phản ứng.

7. Tập thể dục nhẹ nhàng

Một số mẹ cho rằng, chỉ cần một đợt tập thể dục ngắn như đi bộ cũg có thể giúp đánh thức em bé trong bụng.

8. Chiếu đèn pin vào bụng mẹ

Vào giữa tam cá nguyệt thứ hai, em bé có thể phân biệt được sự khác biệt giữa ánh sáng và bóng tối. Do đó, một nguồn sáng chuyển động có thể khiến bé thích thú, nhưng việc bé cử động nhiều hơn thì không chắc.

9. Mẹ hãy giữ tâm trạng vui vẻ, phấn khích

Một số mẹ bầu may mắn giữ cho mình một lượng adrenaline dâng trào, giúp mẹ và bé cùng phấn khích, từ đó, bé sẽ cử động nhiều hơn.

10. Ăn thực phẩm cay

Thực phẩm cay được nhiều người rỉ tai nhau rằng có khả năng di chuyển của em bé. Tuy nhiên, mẹ lưu ý ăn nhiều đồ cay cũng là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng khi mang thai.

11. Mẹ hãy thư giãn

Nghe có vẻ phi lý nhưng nếu mẹ massage an toàn hoặc tắm bằng nước ấm, nước xà phòng, mẹ có thể nhận thấy cử động của thai nhi nhiều hơn bình thường.

Như vậy, mẹ đã có câu trả lời cho băn khoăn em bé trong bụng mẹ ngủ khi nào, chu kỳ thức ngủ của thai nhi cũng như cách đánh thức thai nhi để tập cho bé ngủ đúng giờ từ trong bụng mẹ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Sleep and the Developing Brain

https://doi.org/10.1093/sleep/30.9.1079

Truy cập ngày 23/12/2022

2. Neurophysiologic Measurement of Continuity in the Sleep of Fetuses during the Last Week of Pregnancy and in Newborns

https://dx.doi.org/10.7150%2Fijbs.4.23

Truy cập ngày 23/12/2022

3. Nonlinear analysis and modeling of cortical activation and deactivation patterns in the immature fetal electrocorticogram

https://doi.org/10.1063/1.3100546

Truy cập ngày 23/12/2022

4. Sleep disorders in pregnancy

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6932848/

Truy cập ngày 23/12/2022

5. Sleep Disordered Breathing, Obesity and Pregnancy Study (SOAP) (SOAP)

https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT02086448

Truy cập ngày 23/12/2022

x