Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/04/2018

Dinh dưỡng khi mang thai: mẹ đã hiểu đúng?

Dinh dưỡng khi mang thai: mẹ đã hiểu đúng?
Chuyện mang thai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chế độ ăn uống của mẹ. Tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé!

Tôi cần ăn thêm bao nhiêu mỗi ngày?

Đa số các phụ nữ chỉ cần thêm một lượng 300 calories mỗi ngày trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Bạn không nên bổ sung lượng calorie này bằng cách ăn vặt nhiều hơn mà nên uống một ly sữa tươi và ăn hai lát bánh mì sandwich nướng. Đối với chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ, bạn không cần phải quá chú trọng vào số lượng, miễn là bạn biết chọn lựa những thực phẩm tốt cho sức khỏe và bác sĩ hài lòng với mức tăng cân của bạn.

Những chất dinh dưỡng nào là quan trọng?

Đạm, sắt và canxi là ba chất rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai, đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Đạm: Bạn nên tiêu thụ khoảng 71g đạm mỗi ngày từ thịt nạc, trứng và sản phẩm từ sữa cũng như các loại hạt, đậu và các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ. Ba bữa ăn mỗi ngày sẽ cung cấp đủ đạm cho bạn. Trong các loại thực phẩm hàng ngày, cá là nguồn đạm tốt (cung cấp lượng acid béo omega-3 thiết yếu) nhưng bạn cần cân nhắc về nguy cơ gặp phải cá bị nhiễm bẩn.

dinh dưỡng khi mang thai
Chất sắt có nhiều trong thịt đỏ rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Sắt: Bạn sẽ cần khoảng 27mg sắt mỗi ngày trong thực đơn dinh dưỡng khi mang thai. Loại chất khoáng này đặc biệt quan trọng để hạn chế thiếu máu do thiếu sắt – vấn đề phổ biến ở nhiều phụ nữ mang thai. Một điều bạn nên biết là cơ thể sẽ hấp thụ sắt trong các sản phẩm có nguồn gốc động vật dễ dàng hơn sắt trong thực vật. Nguồn cung cấp sắt cơ bản là các loại thịt đỏ. Nếu bạn ăn chay hoặc không ăn được thịt, có thể dùng các loại rau chứa sắt như rau bina và các loại đậu nhiều sắt như đậu lăng. Tuy nhiên, lượng sắt từ thực phẩm thường sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu về sắt của phụ nữ mang thai, cho nên bác sĩ sẽ kê cho bạn viên uống bổ sung sắt.

Một điều nữa bạn nên biết đó là vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt từ thực vật, do đó bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như các loại trái cây họ cam quýt, dâu tây, ớt ngọt bên cạnh việc tiêu thụ sắt từ nguồn gốc thực vật. Đừng nên chủ quan mà bỏ qua các vi chất này trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai.

Canxi: Uống sữa hoặc tiêu thụ các chế phẩm từ sữa 4 lần mỗi ngày sẽ giúp bạn có 1.000mg canxi cần thiết. Bé của bạn cần canxi để hình thành xương và răng, do đó nếu bạn không tiêu thụ đủ lượng canxi cần thiết, bé sẽ lấy canxi từ cơ thể của bạn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ mất đi lượng canxi tích trữ trong xương.

Có cần tuân theo chế độ dinh dưỡng khi mang thai nếu đã uống bổ sung vitamin?

Câu trả lời là có! Các sản phẩm cung cấp vitamin cho phụ nữ mang thai chỉ có thể bổ sung những chất dinh dưỡng còn thiếu trong khẩu phẩn ăn chứ không thể thay thế các thực phẩm cần thiết. Trước hết, các loại vitamin trợ sản không cung cấp đủ lượng canxi bạn cần. Hơn nữa, bạn cũng cần ăn các loại trái cây và rau quả tươi giàu chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa và tránh táo bón – vấn đề hay gặp phải ở phụ nữ mang thai.

Thực tế nếu bạn là người khỏe mạnh, am hiểu về dinh dưỡng khi mang thai, có khẩu phần ăn cân bằng và không có nguy cơ biến chứng đặc biệt nào, bạn thậm chí không cần phải uống vitamin tổng hợp hay bổ sung khoáng chất. Tuy nhiên, điều chắc chắn là bạn vẫn cần uống bổ sung acid folic trước và trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần uống thêm sắt trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ.

Hầu hết các bác sĩ đề nghị những phụ nữ mang thai uống bổ sung vitamin từ lúc quyết định mang thai đến khi kết thúc thai kỳ. Bạn có đang uống bổ sung vitamin cho thai phụ hay không?

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x