Tăng cân nhanh trong thai kỳ
Tăng cân nhanh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rạn da ở mọi độ tuổi. Vì thế, mẹ bầu hãy chủ động kiểm soát chế độ ăn uống và vận động để duy trì mức tăng cân ổn định, không vượt quá cân nặng được bác sĩ khuyến cáo. Trung bình, mẹ bầu không nên tăng quá 11-16kg. Ngoài ra, mẹ mang thai đôi hoặc thai quá to so với thể trạng cũng sẽ có nguy cơ bị rạn da cao hơn.
Mang thai khi còn trẻ
Da của người trẻ thường có độ căng cao. Càng lớn tuổi, da càng mất dần độ đàn hồi, trở nên mỏng manh và dễ bị kéo giãn hơn. Tuy nhiên, chính vì sở hữu cấu trúc da săn chắc, chưa bị co giãn nhiều, các mẹ bầu trẻ tuổi thường phải đối mặt với nguy cơ bị rạn da khi mang thai cao hơn. May mắn là làn da của những người trẻ tuổi cũng sở hữu tốc độ phục hồi và tái tạo nhanh hơn nên mẹ bầu trẻ không cần quá lo lắng.
Mẹ bầu cần làm gì nếu nhận thấy dấu hiệu bị rạn da khi mang thai?
Làm giảm các triệu chứng khó chịu
Như đã đề cập, da bị kéo căng quá mức sẽ gây nên cảm giác ngứa ngáy, châm chích cho mẹ bầu. Để làm giảm cảm giác khó chịu này, mẹ bầu nên chọn các loại quần áo được làm từ vải cotton thoáng mát, tránh mặc các loại vải thô, cứng, làm từ sợi tổng hợp dễ gây kích ứng da. Khi tắm, mẹ bầu hãy pha nước vừa đủ ấm, không tắm nước quá nóng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh dùng sữa tắm và kem dưỡng chứa cồn hoặc các chất dễ làm khô da.
Mỗi ngày hai lần, mẹ bầu có thể dùng dầu chăm sóc da có chứa các dưỡng chất, tinh dầu kháng khuẩn, kháng viêm và ngừa rạn tự nhiên để massage nhẹ nhàng lên các khu vực bị căng, ngứa. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể dùng một chiếc khăn lạnh để chườm lên các vùng da này trong 5-10 phút.
Chú ý duy trì cân nặng hợp lý

Một trong những cách đơn giản để ngăn ngừa các vết rạn xấu xí xuất hiện trên da là giữ cho cơ thể không tăng cân quá nhanh trong suốt thai kỳ. Để làm được điều này, mẹ bầu nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Ngoài chế độ ăn uống giúp kiểm soát cân nặng, bạn cũng nên ưu tiên một số loại thực phẩm giúp kích thích sản sinh các sợi protein đàn hồi dưới da như quả bơ, đậu, hạt, rau lá xanh, cam, chanh…
Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung đủ nước để duy trì độ ẩm cho da, tăng cường tuần hoàn máu và có chế độ luyện tập nhẹ nhàng mỗi ngày để giúp duy trì cân nặng hợp lý và giữ cho làn da luôn săn chắc, khỏe mạnh.
Ngăn ngừa dấu hiệu bị rạn da khi mang thai bằng các sản phẩm chăm sóc da
Việc phát hiện dấu hiệu bị rạn da khi mang thai từ sớm, trước khi các vết rạn kịp lan rộng và biến thành sẹo sẽ giúp mẹ bầu có thêm thời gian vàng để kịp thời chăm sóc da, đẩy lùi sự phát triển của vết rạn và ngăn chặn quá trình hình thành sẹo rạn xấu xí trên da.