Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/05/2020

Đau gót chân là bệnh gì? Cập nhật ngay cách chữa đau gót chân ở bà bầu

Đau gót chân là bệnh gì? Cập nhật ngay cách chữa đau gót chân ở bà bầu
Đau gót chân là bệnh gì? Đang bầu bí mà bị đau gót chân thì mẹ càng khổ sở và thai nhi cũng dễ bị ảnh hưởng sức khỏe. Vậy có cách chữa đau gót chân ở bà bầu sao cho an toàn không? Đau gót chân là bệnh gì, vì sao xảy ra tình […]

Đau gót chân là bệnh gì? Đang bầu bí mà bị đau gót chân thì mẹ càng khổ sở và thai nhi cũng dễ bị ảnh hưởng sức khỏe. Vậy có cách chữa đau gót chân ở bà bầu sao cho an toàn không?

đau gót chân là bệnh gì

Đau gót chân là bệnh gì, vì sao xảy ra tình trạng đau gót chân ở bà bầu?

Thông thường nguyên nhân gây ra tình trạng này có nhiều loại, nhưng cơ bản vẫn là bị viêm mà thành, tuy nhiên viêm này lại không phải do vi khuẩn. Bà bầu thay đổi hormone và tăng thể trọng khi mang thai nên càng dễ bị các cơn đau nhức, sưng phù hành hạ. Đặc biệt, nếu gót chân bị tê hay đau nhức thì bạn cần biết nguyên nhân cũng như cách cải thiện cho hợp lý.

Sau khi trả lời câu hỏi đau gót chân là bệnh gì, mời bạn cập nhật ngay những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau gót chân ở bà bầu nhé!

1. Do các gai xương kích thích xương gót chân

Đau gót chân nếu do xương gót chân bị kích thích thường xảy ra nhiều ở người trung niên và lớn tuổi. Thông qua kết quả chụp X-quang có thể phát hiện chỗ kết nối khớp xương ở vùng gót chân xuất hiện những “gai xương” lớn nhỏ khác nhau. Những mẩu xương có hình gai nhọn này dễ khiến cho tổ chức cục bộ bị ma sát, tổn thương và dẫn đến viêm không do vi khuẩn. Phụ nữ mang thai khi lớn tuổi (sau 35 tuổi) sẽ càng khổ sở vì tình trạng đau gót chân ờ bà bầu.

2. Do viêm khớp dưới xương sên

Xương sên là một xương nhỏ ở vùng cổ-bàn chân, nằm giữa đầu dưới xương chày, xương mác (cẳng chân) và xương gót. Xương sên kết nối phần đầu dưới cẳng chân với bàn chân, trục của nó thường hướng về phía các ngón chân. Thông thường sau sự cố xương sên bị nứt gãy, cơ thể sẽ bị chứng viêm khớp do chấn thương. Khi áp lực lên chân càng lớn thì cơn đau phần này và cả gót chân càng nặng.

3. Do viêm màng gân lòng bàn chân

Màng gân lòng bàn chân bị viêm cũng là một nguyên nhân thường gặp gây ra đau nhức chân, điển hình là phần gót chân. Biểu hiện của tình trạng này là bà bầu bị tê và đau nhiều vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc lúc ngồi lâu mà đứng lên đột ngột. Khi bắt đầu bước đi, bà bầu sẽ đau kịch liệt hơn nhưng sau đó sẽ giảm dần sau vài bước nhưng nếu đi lâu thì gót chân sẽ đau nhiều trở lại.

4. Do viêm gân gót chân

chữa nứt gót chân

Phụ nữ thích đi giày cao gót cũng dễ bị đau gót chân do phần gân ở vị trí này bị sưng viêm. Những ma sát của giày gây tổn thương, làm cho thành vách gân dày lên, bên trong chứa nhiều dịch và sưng phù cục bộ, hậu quả là gây đau nhức khi đụng vào hoặc di chuyển. Bà bầu dù có bị đau nhức chân hay không vẫn không nên đi giày cao gót, vừa tránh té ngã vừa hạn chế viêm gân gót chân.

5. Do chân hoạt động hoặc chịu đựng quá mức

Lao lực nhiều, cụ thể là bắt chân phải hoạt động quá giới hạn, cũng có thể dẫn đến đau nhức gót chân. Phụ nữ mang thai chỉ nên vận động, đi lại ở mức vừa phải, sao cho phù hợp với sức khỏe của mình để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Đau gót chân ở bà bầu, bạn phải làm sao?

Đầu tiên, trong câu hỏi chung đau gót chân là bệnh gì, thì riêng tình trạng đau gót chân ở bà bầu có thể chỉ là cơn đau nhức vật lý. Song bà bầu không thể chủ quan đối với chứng này.

Tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra, chụp hình, xác định nguyên nhân cụ thể và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu cũng không nên tùy tiện sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng những biện pháp này để cải thiện tại nhà:

1. Thay đổi giày dép phù hợp

Giày đế bệt, giày búp bê ôm sát gót chân, vững chãi khi đi lại là lựa chọn phù hợp cho mẹ bầu

Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu nên từ bỏ thói quen đi giày cao gót và mọi kiểu giày gò bó khác. Thông thường, những đôi dép đế bằng, chất liệu nhẹ nhàng sẽ phù hợp với mẹ bầu.

Giày dép có độ rộng tương đối thoải mái, không nặng nề hay quá cao sẽ giúp giảm bớt áp lực, ma sát đến chân (bao gồm cả gót chân). Nhờ vậy, bạn vừa tránh được rủi ro té ngã, vừa cải thiện tình trạng đau chân do viêm.

2. Kiểm soát thể trọng

Không ít bạn có suy nghĩ mẹ bầu tăng cân nhiều thì thai nhi phát triển tốt. Song điều này không đúng theo khoa học. Để em bé sinh trưởng lý tưởng thì hiệu quả hấp thu dưỡng chất và trạng thái khỏe mạnh của người mẹ mới quyết định phần nhiều. Bà bầu mặc dù cần chú trọng bổ sung dinh dưỡng cho cả hai mẹ con nhưng vẫn phải kiểm soát tốt cân nặng, từ đó cũng giảm nhẹ áp lực cho đôi bàn chân.

3. Lịch sinh hoạt khoa học

Phụ nữ hiện đại dù đang trong thai kỳ thì vẫn có thể làm việc bình thường. Tuy nhiên, cơ thể lúc này vẫn có nhiều thay đổi. Vì vậy, mẹ bầu cần sắp xếp thời gian lao động và nghỉ ngơi thật khoa học, đặc biệt không nên có thói quen đứng hay ngồi quá lâu, cũng không thể đi bộ nhiều gây mất sức và tăng tổn thương, mệt nhọc cho bàn chân. Nếu không như thế, bạn sẽ dễ bị đau gót chân.

4. Khéo tận dụng hiệu quả chườm nóng và chườm lạnh

Để tránh tình trạng đau gót chân ở bà bầu, rồi phải thắc mắc đau gót chân là bệnh gì thì bạn phải giải quyết ngay khi tình trạng sau đây xảy ra. Nếu vì lý do nào đó mà bạn phải vận động nhiều hoặc bị tổn thương do vận động thì bạn cần ngay lập tức chườm lạnh vào vị trí gót chân bị đau để giảm bớt khó chịu.

Tiếp theo, khi đang trong thời kỳ phục hồi (thường là sau chấn thương khoảng 48 giờ), bạn có thể thay bằng chườm nóng. Ngoài ra, mỗi buổi tối ngâm chân nước ấm khoảng 30 phút cũng giúp thư giãn cho bàn chân, thúc đẩy tuần hoàn máu và giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.

tác dụng của đậu bắp giúp ngủ ngon

5. Kiên trì thực hiện các bài tập cho bàn chân

Đau gót chân là bệnh gì không còn là vấn đề quá khó để trả lời. Song, điều quan trọng là sau khi hiểu rõ điều này, bạn hãy chăm sóc theo các cách sau đây để hạn chế tình trạng đau gót chân ở bà bầu nhé!

Bài tập 1

Ngồi tự nhiên trên ghế, có thể lót một chiếc khăn lông dưới sàn nhà. Dùng các ngón chân làm trụ và nâng hai gót chân lên rồi từ từ hạ xuống quay về tư thế hai bàn chân đặt trên khăn. Mỗi lần tập từ 10-20 lần như thế và có thể tập tương tư ở tư thế đứng để rèn cơ của bắp chân.

Bài tập 2

Vẫn ngồi trên ghế và lót khăn dưới sàn nhà, sau đó dùng sức ở các ngón chân thực hiện tư thế “cào bấu” lấy chiếc khăn bên dưới chân, chú ý gót chân vẫn đặt vững vàng trên sàn. Mỗi lần mẹ bầu có thể tập từ 1 đến 3 phút cho động tác này.

  • Bài tập 3

Mẹ bầu cũng có thể tự massage màng gân lòng bàn chân nhưng chú ý tránh chỗ xương lồi ra (có thể thay bằng quả bóng lông đặt dưới lòng bàn chân để lăn cũng có tác dụng tương tự), mỗi lần làm từ 30 giây đến 1 phút là được và thực hiện xen kẽ 1-3 lần trong ngày.

Bài tập này không quá mất sức của bà bầu mà vẫn đạt hiệu quả tăng cường sức bền cho gân lòng bàn chân, đồng thời kích thích tuần hoàn máu ở chân tốt hơn. Nhờ vậy, bạn tránh được tình trạng đau gót chân ở bà bầu và không phải thắc mắc đau gót chân là bệnh gì.

  • Bài tập 4

Mẹ bầu ngồi trên ghế, dùng tay kéo các ngón chân hướng lên trên phía lưng bàn chân sao cho cảm giác các gân ở lòng bàn chân căng ra, duy trì tư thế này trong 20-30 giây rồi lại thả lỏng, thực hiện 5 lần như thế ở mỗi bên chân.

  • Bài tập 5

Mẹ bầu đứng sau chiếc ghế có độ cao thích hợp, hai tay đặt trên thành của lưng ghế làm điểm tựa, mũi chân trụ vững trên sàn nhà và từ từ nhón gót chân lên rồi lại hạ xuống quay về tư thế đứng ban đầu, thực hiện 10-20 lần.

Sau khi trả lời câu hỏi đau gót chân là bệnh gì và vì sao lại xảy ra tình trạng đau gót chân ở bà bầu, bạn hãy lưu ý để chăm sóc gót sen của mỉnh thêm khỏe nhé!

Lê Phương

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x