Các chuyên gia y tế khuyên rằng bạn nên dùng 5mg axít folic hằng ngày khi đang thụ thai và duy trì số lượng này vào 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. 4mg giúp ngăn chặn 40-50% khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, nhưng 5mg lại ngăn được đến 80%.
Câu hỏi số 5: Đáp án A
Chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh thuốc nhuộm tóc có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, trừ những người làm việc trong môi trường sản xuất sản phẩm này và phải tiếp xúc với một lượng lớn hóa chất hằng ngày. Tuy nhiên, cẩn tắc vô áy náy. Để an toàn, bạn không nên nhuộm tóc vào 3 tháng đầu mang thai, hạn chế đổi màu tóc 8 tuần/lần. Ngoài ra, tuyệt đối tránh nhuộm màu vĩnh viễn, bởi hóa chất trong thuốc mạnh có thể hấp thụ qua da vào máu.
Sơn móng tay và sản phẩm nhuộm da hầu hết được khuyến cáo là không tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không ít hãng sản xuất cam kết rằng trong thành phần sản phẩm không chứa những “nghi phạm” gây hại cho bà bầu. Mặc dù vậy, bà bầu vẫn nên hạn chế hết sức có thể. Khi đi ra tiệm nail làm sạch móng, bạn nên chọn cửa hàng có hệ thống thông gió, vì môi trường bí sẽ làm bầu bị ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại xung quanh.
Câu hỏi số 6: Đáp án B
Hầu hết bà bầu đều có thể thoải mái quan hệ với anh xã vào những tuần cuối của thai kỳ mà không lo bị sinh non, dĩ nhiên phải “yêu đương” nhẹ nhàng. Tuy vậy, nếu đã có triệu chứng sinh non, hoặc tiền sử sinh non, hay những vấn đề liên quan đến động thai, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tránh quan hệ tình dục.
Câu hỏi số 7: Đáp án A
Liều lượng quá cao của vitamin A trong gan có thể gây ra dị tật đường tiết niệu và hệ thống thần kinh trung ương trong bào thai. Nhiều bác sĩ khuyến cáo bà bầu nên tránh ăn nội tạng động vật vào những tháng đầu của thai kỳ. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng còn khuyên rằng bầu chỉ nên nạp 110mg gan động vật mỗi tuần suốt thời kỳ mang thai.
Câu hỏi số 8: Đáp án A
Vắc xin cúm không gây ra bất kỳ rủi ro nào với bà bầu. Bạn nên tiêm phòng cúm trước hoặc trong khi mang thai, kể cả vào 3 tháng đầu để phòng tránh nguy cơ bị viêm phổi. Sốt cho viêm phổi gây ra là mối nguy hiểm khôn lường của khuyết tật ống thần kinh. Sốt cao còn gây khó chịu tử cung, dẫn đến sinh non.
Câu hỏi số 9: Đáp án B
Tăng cân quá nhiều tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, sinh trẻ thừa cân, và bắt buộc phải sinh mổ. Trong khi đó tăng cân quá ít lại làm bé con suy dinh dưỡng. Phụ nữ thừa cân nên tăng khoảng 7-10kg, béo phì tăng khoảng 7kg, bình thường tăng 11-15kg, thiếu cân tăng 12-18kg.
Câu hỏi số 10: Đáp án D
Cafein với lượng vừa phải không tăng nguy cơ sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên, số lượng nhiều hay ít dường như rất khó đoán và bạn nên cực kỳ cẩn trọng khi sử dụng loại thực phẩm thơm ngon này.
Cẩm nang mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh
1. Chuẩn bị mang thai kỹ càng
Mẹ có biết để có một thai kỳ hoàn hảo, bạn phải bắt tay vào chuẩn bị từ 3-6 tháng trước khi mang thai. Theo nghiên cứu, bổ sung axit folic trước khi mang thai ít nhất 3 tháng có thể làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và ngăn ngừa dịch tràn não thai nhi.
Ngoài ra, khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường khiến nguy cơ nhiễm bệnh của bạn cũng tăng lên. Tiêm phòng trước khi mang thai không chỉ giúp bạn tránh được những căn bệnh nguy hiểm mà còn giúp giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi, tăng cường sức đề kháng của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.
2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Dinh dưỡng khi mang thai là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng, là mối quan tâm hàng đầu của đa số mẹ bầu. Thông qua nhau thai, bé cưng có thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ. Chỉ cần lơ là một chút, mẹ bầu không chỉ làm ảnh hưởng sức khỏe bản thân mà còn gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
3. Cẩm nang mang thai: Bổ sung vitamin hợp lý
Thông qua thực phẩm hằng ngày, bạn có thể giúp cơ thể nặp vào một lượng vitamin và khoáng chất nhất định. Tuy nhiên, đối với một số loại vitamin và chất khoáng rất khó để hấp thu, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tăng cường thêm bằng đường uống. Đặc biệt lưu ý liều lượng, thừa hay thiếu vitamin cũng có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ của bạn.
4. Tập thể dục thường xuyên
Không chỉ giúp mẹ bầu có sức khỏe dẻo dai, những bài tập thể dục khi mang thai còn giúp bạn vượt qua quá trình sinh con một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, tập thể dục giúp tâm trạng bạn thư giãn, thoải mái, ngăn ngừa tình trạng stress khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý không được để cơ thể quá nóng và tránh tình trạng mất nước khi tập thể dục.
5. Nghỉ ngơi đầy đủ
Nghỉ ngơi là cách để cơ thể phục hồi năng lượng sau những mệt mỏi của cuộc sống hằng ngày. Chỉ khi ngủ đủ giấc, ngủ đủ, thư giãn đúng cách, mẹ bầu mới có thể trải qua một thai kỳ suôn sẻ và khỏe mạnh. Yoga, massage, các bài tập hít thở là những cách tuyệt vời chống lại căng thẳng và giúp mẹ bầu có một giấc ngủ sâu hơn.
6. Nói không với rượu khi mang thai
Khi bạn uống rượu, nồng độ cồn sẽ thông quá máu, nhau thai và truyền đến thai nhi. Điều nguy hiểm là mức độ cồn bé tiếp nhận được có thể cao hơn nồng độ trong máu của bạn. Uống rượu khi mang thai dễ khiến trẻ bị sinh nhẹ cân, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, sảy thai, sinh non hoặc ảnh hưởng đến khả năng tập trung, ngôn ngữ và biểu hiện hành vi của trẻ sau khi sinh.
7. Cẩm nang mang thai: Cẩn thận với các loại thuốc
Nếu cảm thấy quá mệt mỏi và cần sự trợ giúp từ thuốc men, mẹ bầu nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, không nên làm liều. Hậu quả sẽ không ai lường trước được, đặc biệt khi bà bầu uống thuốc khi mang thai 3 tháng đầu.
Dùng thuốc không đúng cách hoặc sai liều lượng có thể có thể gây ra dị tật thai nhi, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sảy thai, sinh non.
8. Dừng hút thuốc
Dù chỉ một vài điếu thuốc khi mang thai cũng có thể khiến những chất cực độc như nicotine và chì có cơ hội “len lỏi” vào cơ thể bé thông qua nhau thai, cản trở sự lưu thông của chất dinh dưỡng và oxy. Hậu quả, bé cưng sẽ kém phát triển, dễ có nguy cơ bị sinh non và vô cùng yếu ớt. Vì sức khỏe của con, mẹ nên nói không hoàn toàn với thuốc lá.
9. Cắt giảm caffeine
Phụ nữ tiêu thụ nhiều hơn 200mg caffeine mỗi ngày có nguy cơ sảy thai cao hơn bình thường gấp 2 lần và ảnh hưởng khả năng hấp thu sắt của cơ thể, dễ gây nên tình trạng thiếu máu thường gặp ở hầu hết mẹ bầu. Các loại nước uống có ga, nước ngọt, trà cũng có một lượng caffeine nhất định. Vì vậy bạn nên cắt giảm các loại chất này nhé.
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!