Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 28/04/2023

Premium

Cẩm nang cách dưỡng thai cho bà bầu từ A-Z

Cẩm nang cách dưỡng thai cho bà bầu từ A-Z
Có một thai kỳ khỏe mạnh là một trong những cách tốt nhất để phụ nữ mang thai “vượt cạn” thành công. Muốn được như thế, thai phụ cần phải xây dựng một kế hoạch dưỡng thai từ khi bắt đầu mang thai cho đến khi sinh con. Cẩm nang cách dưỡng cho bà bầu từ A-Z sẽ là một bí quyết giúp hai mẹ con luôn khỏe mạnh trong suốt 40 tuần thai.

I. Vì sao cần dưỡng thai trong thai kỳ?

Đọc toàn bộ nội dung

Bài viết này chỉ dành riêng cho thành viên của HelloBacsi. Bạn hãy đăng nhập hoặc tham gia ngay để đọc hết nội dung này.

b. Lần khám thai đầu tiên

cách dưỡng thai cho bà bầu

chế độ sinh hoạt và ăn uống trong 3 tháng đầu mang thai
Chế độ sinh hoạt và ăn uống trong 3 tháng đầu mang thai

f. Những dấu hiệu bất thường cần đi đến bệnh viện

Nếu gặp các dấu hiệu bất thường dưới đây bạn cần nhanh chóng đi khám sức khỏe ngay:

  • Sốt cao hơn 38℃
  • Phát ban, sưng hạch, đau mỏi khớp
  • Mờ mắt hoặc hoa mắt.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Sưng ở tay, ngón tay hoặc mặt.
  • Đau tay, chân hoặc bụng dữ dội.
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy dai dẳng.
  • Chảy máu âm đạo nhiều hoặc tiết dịch âm đạo bất thường.

f. Xây dựng kế hoạch thai kỳ trong tam cá nguyệt thứ hai

Bạn có thể sẽ cần phải tìm hiểu và thảo luận với người thân về các vấn đề như:

  • Phương thức sinh dự tính, mặc dù còn sớm nhưng bạn có thể tìm hiểu từ bây giờ.
  • Nếu sinh thường có cần dùng thuốc giảm đau khi chuyển dạ hay không?
  • Bạn có thể tìm hiểu những phương pháp sinh sản từ nhiều tài liệu khác nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đăng ký tham gia vào một lớp học tiền sản để chuẩn bị cho việc sinh nở, cho con bú và nuôi dạy trẻ sơ sinh.

3.Tam cá nguyệt thứ ba

Khi vào tam cá nguyệt thứ ba tức là bạn đang mang thai từ tuần thứ 28 thai kỳ trở đi. Sự phát triển nhanh của em bé sẽ khiến người mẹ cảm thấy khó chịu hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng sẽ cảm thấy háo hức vì sắp được chào đón con yêu ra đời.

a. Những thay đổi trong 3 tháng cuối

Khi càng về cuối giai đoạn mang thai, các cử động của thai nhi sẽ rõ ràng hơn. Bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn nhưng sẽ kèm nhiều cảm giác khó chịu. Khi đó, bạn có thể gặp nhiều triệu chứng như:

  • Hụt hơi: Bạn có thể thường gặp những cơn thở hụt hơi. Hãy thực hành tư thế ngồi đúng cách để phổi có nhiều không gian hơn giúp dễ thở hơn.
  • Đi tiểu thường xuyên: Khi em bé di chuyển gây ảnh hưởng vào xương chậu khiến bàng quang bị đè nén. Vì thế, bạn có thể đi tiểu thường xuyên hơn. Sự đè nén này tăng lên có thể khiến bạn bị rò rỉ nước tiểu; nhất là khi bạn cười, ho, hắt hơi, cúi người hoặc nâng. Nếu đi tiểu nhiều kèm theo buốt, rắt hay tiết dịch âm đạo bất thường có thể là triệu chứng của nhiễm trùng tiểu.
  • Ợ nóng: Hormone thai kỳ làm giãn van giữa dạ dày và thực quản khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra chứng ợ nóng. Để ngăn ngừa chứng ợ nóng, bạn hãy ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh đồ chiên, trái cây họ cam quýt, chocolate, đồ cay và đồ chiên.
  • Đau lưng: Các hormone thai kỳ làm giãn các mô liên kết giữ xương cố định; đặc biệt là ở vùng xương chậu. Những thay đổi này có thể gây khó khăn cho lưng của người mẹ và thường dẫn đến cảm giác khó chịu trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Nếu bạn bị đau dữ dội hoặc dai dẳng hãy đi khám bệnh ngay.
  • Các cơn co thắt Braxton Hicks: Bạn có thể cảm thấy những cơn co thắt nhẹ, không đều. Tình trạng này có nhiều khả năng sẽ xảy ra bất cứ khi nào, không gây đau, không xuát hiện các triệu chứng khác của chuyển dạ và tự hết sau đó nếu ngồi nghỉ, thay đổi tư thế… Những cơn co thắt cũng có thể xảy ra thường xuyên hơn và mạnh mẽ hơn khi càng đến gần ngày dự sinh.
  • Giãn tĩnh mạch và trĩ: Sự lưu thông máu tăng lên có thể khiến các tĩnh mạch nhỏ màu đỏ tía (tĩnh mạch mạng nhện) xuất hiện trên mặt, cổ và cánh tay. Tình trạng này sẽ giảm dần sau khi sinh con. Bạn cũng có thể nhận thấy các tĩnh mạch bị sưng (giãn tĩnh mạch) trên chân gây đau, ngứa ở vùng trực tràng. Vì thế, bạn có thể bị bệnh trĩ.

III. Tips để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nên nhớ

Bên cạnh các hướng dẫn về việc dưỡng thai trong suốt 40 tuần thai kỳ, bạn có thể tham khảo thêm những lời khuyên dưới đây nữa nhé:

1. Những điều nên làm

  • Ngủ đủ giấc
  • Bổ sung sắt, acid folic, can xi và các chất dinh dưỡng thiết yếu
  • Viết kế hoạch thai kỳ
  • Tập thể dục điều đồ và phù hợp
  • Tham gia một lớp học tiền sản (khi có cơ hội)
  • Mang những đôi giày thoải mái
  • Tìm hiểu các cơ sở y tế về phụ sản uy tín
  • Theo dõi mức độ tăng cân của bản thân
  • Tự tìm hiểu những kiến thức về thai sản
  • Ăn 5 hoặc 6 bữa ăn mỗi ngày với 3 bữa chính và 2 – 4 bữa phụ.
  • Uống nhiều nước (khoảng sáu ly nước mỗi ngày)
  • Giãn cơ trước khi ngủ để tránh bị chuột rút ở chân
  • Ăn uốngcác thực phẩm giàu canxi, sắt, vitamin, chất xơ…cân đối 3 nhóm dưỡng chất: đạm, đường, béo
  • Hỏi thăm kinh nghiệm mang thai và chăm sóc con từ các bà mẹ khác
  • Thay đổi cách làm việc nhà (tránh sử dụng hóa chất độc hại và khiêng vác nặng)
  • Nên hạn chế tiếp xúc nhiều với chó mèo, thú cưng đặc biệt là phân của chúng vì có thể có nguy cơ nhiễm để giảm nguy cơ nhiễm toxoplasma hoặc một số bệnh truyền nhiễm khác.
  • Tránh tiếp xúc với nơi đông người, đối tượng đang bị bệnh truyền nhiễm hay có triệu chứng ho, sốt, phát ban.

2. Những điều không nên làm

Bạn cần tránh những điều sau đây nhé:

  • Uống rượu
  • Lạm dụng thuốc
  • Ăn quá nhiều trong một bữa ăn
  • Vận động thể lực quá sức
  • Ăn các thực phẩm sống không đảm bảo
  • Hút thuốc (hoặc hút thuốc lá thụ động)
  • Uống cà phê và các thức uống có caffein
  • Dùng thuốc mua tự do hoặc thuốc thảo dược mà không có sự tư vấn y tế

Như vậy bạn đã hiểu trong suốt 40 tuần mang thai cần phải dưỡng thai đúng cách để có thai kỳ khỏe mạnh. Hy vọng cẩm nang dưỡng thai cho bà bầu từ A-Z của MarryBaby sẽ giúp ích cho các bạn nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. First Trimester

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9699-first-trimester

Truy cập ngày 28/02/2023

2. Pregnancy: Second Trimester

https://my.clevelandclinic.org/health/articles/16092-pregnancy-second-trimester

Truy cập ngày 28/02/2023

3. Sex in trimester one, two and three of pregnancy

https://www.nct.org.uk/pregnancy/relationships-sex/sex-trimester-one-two-and-three-pregnancy

Truy cập ngày 28/02/2023

4. Sex during pregnancy: What’s OK, what’s not

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/sex-during-pregnancy/art-20045318

Truy cập ngày 28/02/2023

5. Taking Care of You and Your Baby While You’re Pregnant

https://familydoctor.org/taking-care-of-you-and-your-baby-while-youre-pregnant/

Truy cập ngày 28/02/2023

6. What is prenatal care and why is it important?

https://www.nichd.nih.gov/health/topics/pregnancy/conditioninfo/prenatal-care

Truy cập ngày 28/02/2023

7. 36 Tips for a Healthy Pregnancy

https://health.ucsd.edu/news/features/pages/2016-01-05-36-pregnancy-tips-listicle.aspx

Truy cập ngày 28/02/2023

8. 3rd trimester pregnancy: What to expect

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20046767

Truy cập ngày 28/02/2023

9. 16 Nutritious Foods To Include In Your Third Trimester Diet

https://www.momjunction.com/articles/healthy-foods-for-your-third-trimester-diet_00109586/

Truy cập ngày 28/02/2023

10. Prenatal care in your third trimester

https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000558.htm

Truy cập ngày 28/02/2023

11. Exercise for a healthy pregnancy

https://www.tommys.org/pregnancy-information/im-pregnant/exercise-in-pregnancy/how-active-should-i-be-pregnancy#:~:text=In%20the%20third%20trimester%20(weeks,to%20reduce%20aches%20and%20pains.

Truy cập ngày 28/02/2023

x