Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 01/03/2021

Cách làm bao tử hầm tiêu cho bà bầu tẩm bổ, thử ngay mẹ nhé!

Cách làm bao tử hầm tiêu cho bà bầu tẩm bổ, thử ngay mẹ nhé!
Nếu đã chán ngấy những món ăn thường ngày, tại sao mẹ không thử đổi vị một chút bằng cách làm bao tử hầm tiêu? Loại thực phẩm này khi chế biến cùng các loại rau, củ, quả sẽ mang lại nguồn dưỡng chất dồi dào cho cả bạn lẫn thai nhi.

Dạ dày hay bao tử heo được chế biến thành nhiều món ăn rất được lòng dân sành ẩm thực. Chưa kể, nguyên liệu này cũng giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi. MarryBaby sẽ tiết lộ cách làm bao tử hầm tiêu thơm ngon, giòn sật hứa hẹn chinh phục khẩu vị của mẹ bầu.

Cách làm bao tử hầm tiêu

Ai từng nếm qua món bao tử heo rồi cũng đều ấn tượng bởi vị ngon cùng độ giòn dai đặc trưng không lẫn vào đâu. Ngặt nỗi, nhiều người lại ngại vào bếp làm món ăn này bởi nếu không cẩn thận, bao tử heo chẳng những có mùi hôi khó chịu mà lại còn dai chẳng khác… cao su. Đừng lo lắng, cách làm bao tử hầm tiêu cho mẹ bầu mà MarryBaby gợi ý không khó như bạn nghĩ đâu.

Cách làm bao tử hầm tiêu cho bà bầu thơm ngon, bổ dưỡng

Với những người lần đầu tiên học cách làm bao tử hầm tiêu, điều khó khăn nhất có lẽ nằm ở khâu lựa chọn và sơ chế nguyên liệu. Bởi về cơ bản, thịt nội tạng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.

1. Cách chọn và sơ chế bao tử heo đúng chuẩn

Mẹo mua dạ dày heo ngon và không nhiễm bẩn là mẹ nên chọn loại có vẻ ngoài sáng, đều màu, không bị biến sắc; phần trong của bao tử chứa chất dịch nhiều, sờ vào không thấy bị cứng. Ngoài ra, hãy dùng loại có bề dày tầm 2 – 3cm vì đây thường là dạ dày của những con lợn khỏe, khi nấu sẽ cho độ giòn, ngọt hơn hẳn. Đừng quên là hãy mua ở những cửa hàng có uy tín và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhé.

Việc sơ chế dạ dày heo là một bước rất quan trọng trong cách làm bao tử hầm tiêu. Biện pháp đơn giản nhất để làm sạch và khử mùi hôi của bao tử là làm theo những bước sau:

  • Dùng nước rửa sạch cả mặt ngoài lẫn trong của bao tử rồi dùng dao cạo lớp màng trong, sau đó cắt bỏ bớt phần mỡ thừa
  • Kế đến, chuyển phần bao tử vừa rửa sang một chiếc bát lớn hoặc chậu sạch, đổ 20g muối hạt vào rồi dùng tay chà xát mạnh xung quanh cho sạch nhớt rồi xả lại bằng nước lạnh
  • Vắt một quả chanh cỡ vừa vào bao tử, tiếp tục chà xát bằng tay thêm vài phút rồi rửa lại với nước sạch
  • Chuẩn bị một chiếc nồi nhỏ, đun sôi hỗn hợp gồm: 300ml nước, 20ml giấm, 1 thìa cà phê muối và vài lát gừng tươi rồi thả bao tử vào chờ đến khi 2 mặt trong, ngoài săn lại thì vớt ra để ráo
  • Sau cùng, dùng kéo cắt bỏ những mảng trắng bám xung quanh bao tử rồi mới cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn

2. Nguyên liệu sử dụng trong cách làm bao tử hầm tiêu cho bà bầu

cách làm bao tử hầm tiêu cho bà bầu

Vừa rồi bạn đã rõ phương pháp sơ chế dạ dày heo. Trong cách làm bao tử hầm tiêu mà MarryBaby gợi ý, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu dưới đây:

  • Bao tử heo, xương heo mỗi loại nửa ký
  • Tiêu hạt (xanh hay đen đều được, lượng phù hợp với khả năng ăn cay của bạn)
  • 30g nấm mèo
  • 10g nấm kim châm
  • 200g củ sen
  • 1 củ cải trắng
  • Hành tím và gia vị các loại

Để món ăn được ngon hơn, bạn cho bao tử đã sơ chế, cắt nhỏ vào một chiếc bát sạch, thêm 1 thìa muối, 2 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt (mì chính), nửa thìa nước mắm, một chút đường cùng 1 thìa hạt tiêu xay (đơn vị thìa sử dụng ở đây toàn bộ là thìa cà phê) rồi trộn đều, để khoảng 15 phút cho thấm.

3. Hướng dẫn cách làm bao tử hầm tiêu cho bà bầu thơm ngon nức mũi

Bạn nấu món ăn này theo các bước sau:

  • Củ sen, củ cải cùng các loại nấm đem rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn (riêng nấm nên ngâm trước cho nở, nấm kim châm cắt bỏ toàn bộ phần gốc). Xương heo rửa sạch và chần qua nước sôi có pha chút muối để khử mùi.
  • Phần bao tử đã ướp đem cho vào chảo xào đến khi cạn nước, trông bao tử có màu vàng đẹp mắt là được.
  • Xương heo sau khi chần đem thả nào nồi nước (tầm 3 lít) rồi nấu với lửa lớn cho sôi thì hạ lửa, hầm thêm khoảng 1 tiếng
  • Tiếp theo, bạn xào bao tử cùng củ sen, củ cải và tiêu xanh vào nồi nước hầm xương nấu khoảng 40 – 45 phút, đến khi bao tử mềm nhưng vẫn còn độ giòn ngọt thì thả nấm vào, nêm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Tiết lộ những lợi ích không ngờ khi bà bầu ăn bao tử heo

lợi ích khi bà bầu ăn thịt nội tạng

Đến đây hẳn là bạn đã rõ hết cách làm bao tử heo hầm tiêu. Món ăn này thường được nhiều mẹ kháo nhau nên dùng trong tuần thai thứ 32, 33 để con sinh ra có hệ tiêu hóa tốt. Mặc dù chưa biết thực hư về quan niệm trên như thế nào nhưng dạ dày heo hay thịt nội tạng nói chung cũng mang lại giá trị sức khỏe nhất định nếu bạn dùng với liều lượng phù hợp.

Cụ thể, theo quan điểm Đông y, bao tử heo thường được hầm với tiêu nhằm điều trị chứng tì vị hư hàn. Hiểu đơn giản đây là tình trạng mà người bệnh cảm thấy đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn. Ngoài có lợi cho tiêu hóa, loại thực phẩm này còn dùng cho người bị suy nhược, thiếu máu hay đang gặp vấn đề về gan.

Y học hiện đại ngày nay đã chứng minh trong thịt nội tạng rất giàu sắt – khoáng chất cần thiết để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu trong thai kỳ. Chưa kể, chúng còn cung cấp nhiều protein, vitamin B12 cùng folate giúp bảo vệ bé cưng khỏi bị dị tật bẩm sinh.

Tuy nhiên, đừng vì những lợi ích như vậy mà ép bản thân phải ăn nếu bạn cảm thấy “không nuốt nổi” món ăn này. Thêm nữa, nếu ăn nhiều mẹ sẽ có nguy cơ bị nóng trong người, táo bón. Lời khuyên là mỗi tuần mẹ chỉ nên ăn một lần, mỗi lần tối đa 100g thịt nội tạng là được. Ngoài ra, mẹ bầu đang bị tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh gout, thừa cân thì không nên dùng bao tử heo.

Mong rằng với chia sẻ về cách làm món bao tử hầm tiêu xanh (bạn có thể thay tiêu xanh bằng tiêu sọ để làm món bao tử hầm tiêu sọ) cho bà bầu tẩm bổ vừa rồi, mẹ đã có thêm cho mình những món ăn dưỡng thai hấp dẫn trong thực đơn nấu nướng hằng ngày. Hãy chia sẻ thêm với MarryBaby về bí quyết để có một thai kỳ khỏe mạnh của mình bạn nhé!

M.P

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x