Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Linh Hồ
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/03/2023

Hướng dẫn mẹ cách đọc kết quả siêu âm thai chi tiết

Hướng dẫn mẹ cách đọc kết quả siêu âm thai chi tiết
Mỗi lần đi siêu âm thai, mẹ lại nóng lòng muốn biết kết quả như thế nào. Thế nhưng, khi cầm tờ giấy kết quả siêu âm thì mẹ lại không biết những thông số ấy nói về điều gì. Cách đọc kết quả siêu âm thai liệu có khó? Bài viết sau sẽ hướng dẫn tỉ mỉ mẹ điều đó.

Siêu âm vừa giúp bạn xác định được giới tính vừa nắm được tình trạng của bé. Để biết cách đọc kết quả siêu âm thai, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây của MarryBaby.

cách đọc kết quả siêu âm thai

Hướng dẫn đọc kết quả siêu âm thai cho mẹ bầu

Cách đọc kết quả siêu âm thai như thế nào cho chính xác là thắc mắc của không ít mẹ bầu. Đặc biệt là những chị em lần đầu mang thai chưa có kinh nghiệm. Việc nắm được cách đọc rất quan trọng bởi siêu âm không chỉ giúp bạn biết giới tính mà còn nắm được tình trạng phát triển của bé. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong cách đọc kết quả siêu âm thai, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây nhé!

1. Siêu âm thai là gì, vì sao cần siêu âm thai?

Siêu âm thai được sử dụng từ những năm 1950 trong ngành y. Hiểu một cách đơn giản thì khi thực hiện bác sĩ sẽ sử dụng máy quét siêu âm để đọc những thông tin quan trọng và hình ảnh về thai nhi. Bố mẹ cũng có thể nhìn thấy hình ảnh của bé ở trong bụng mẹ.

Siêu âm không hề gây hại cho thai nhi, phương pháp này được đánh giá là an toàn. Thông qua việc siêu âm có thể chẩn đoán, theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Khi mang thai chụp X-quang có hại như nào?

Kết thúc quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ cung cấp cho bố mẹ những thông tin, chỉ số của thai nhi. Các chỉ số này bao gồm đường kính túi thai, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài đầu – mông, chu vi đầu, cân nặng ước tính…

Thông thường các chỉ số này sẽ được viết tắt trên kết quả siêu âm. Nếu bố mẹ không chủ động tìm hiểu thì khó có thể hiểu được ý nghĩa của chúng. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng bởi nếu có bất thường bác sĩ sẽ chủ động tư vấn cho bạn.

2. Hướng dẫn chi tiết cách đọc kết quả siêu âm thai

Để đọc kết quả siêu âm thai chính xác, mẹ bầu có thể tham khảo hướng dẫn cụ thể dưới đây.

♥ Nắm được ký hiệu các chỉ số phổ biến và quan trọng

Việc đầu tiên khi muốn đọc được kết quả siêu âm một cách chính xác là bạn cần nắm được ký hiệu các chỉ số thường gặp dưới đây:

  • CRL (Crown Rump Length) mang nghĩa là: Chiều dài đầu mông thai nhi.
  • FL (Femur Length): Chỉ chiều dài xương đùi thai nhi.
  • BPD (Biparietal Diameter): Chỉ đường kính lưỡng đỉnh. Tức là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng của đầu thai nhi.
  • GA (Gestational Age): Chỉ tuổi thai được tính bắt đầu từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
  • GSD (Gestational Sac Diameter): Chỉ đường kính túi thai được đo trong những tuần đầu của thai kỳ khi mà các cơ quan của thai chưa hình thành.
  • EFW (Estimated Fetal Weight): Chỉ khối lượng thai ước đoán.

cách đọc kết quả siêu âm thai

♥ Một số ký hiệu chỉ số khác

Ngoài những ký hiệu về các chỉ số quan trọng vừa đề cập, mẹ bầu cần quan tâm đến một số ký hiệu khác như:

  • Ký hiệu TTD (Transverse Trunk Diameter) là chỉ số đường kính ngang bụng của bé.
  • Ký hiệu APTD (Anterior Posterior Thigh Diameter) là chỉ số đường kính trước và sau bụng của em bé.
  • Ký hiệu HC (Head Circumference) là chỉ số chu vi đầu của em bé.
  • Ký hiệu AF (Amniotic Fluid) là chỉ số nước ối.
  • Ký hiệu OFD (Occipital Frontal Diameter) là chỉ số đường kính xương chẩm của em bé.
  • Ký hiệu BD (Binocular Distance) là chỉ số khoảng cách hai mắt.
  • Ký hiệu CER (Cerebellum Diameter) là chỉ số đường kính tiểu não.
  • Ký hiệu THD (Thoracic Diameter) là chỉ số đường kính ngực.
  • Ký hiệu TAD (Transverse Abdominal Diameter) là chỉ số đường kính cơ hoành.
  • Ký hiệu EDD (Estimated Date Of Delivery) là ngày sinh ước đoán.
  • Ký hiệu FTA (Fetal Trunk Cross – Sectional Area) là tiết diện ngang thân thai.
  • Ký hiệu HUM (Humerus Length) là chỉ số chiều dài xương cánh tay.

♥ Một số thuật ngữ có liên quan khác

Một số thuật ngữ có liên quan khác mà mẹ bầu cần nắm được để biết cách đọc kết quả siêu âm doppler thai chính xác là:

  • Ký hiệu LMP (Last Menstrual Period) là giai đoạn kinh nguyệt cuối.
  • Ký hiệu BBT (Basal Body Temperature) là chỉ số nhiệt độ cơ thể cơ sở.
  • Ký hiệu FBP (Fetal Biophysical Profile) là sơ lược tình trạng sinh lý của thai.
  • Ký hiệu FG (Fetal Growth) là chỉ số về sự phát triển của thai.
  • Ký hiệu OB/GYN (Obstetrics/Gynecology) mang nghĩa sản/phụ khoa.
  • Ký hiệu FHR (Fetal Heart Rate) là chỉ số nhịp tim thai.
  • Ký hiệu FM (Fetal Movement) là sự di chuyển của thai.
  • Ký hiệu FBM (Fetal Breathing Movements) là sự dịch chuyển hô hấp.
  • Ký hiệu PL (Placenta Level) là sự đánh giá mức độ nhau thai.

Khi nắm chắc những ký hiệu này chắc chắn việc đọc kết quả siêu âm thai sẽ không còn khó khăn với mẹ bầu. Vì vậy, chị em hãy chủ động trang bị cho mình những kiến thức cơ bản này để có thể theo dõi sự phát triển của bé được trọn vẹn nhất nhé!

cách đọc kết quả siêu âm thai

Một số lưu ý về cách đọc kết quả siêu âm thai

Ngoài việc tìm hiểu về cách đọc kết quả siêu âm thai 4D thì quá trình đọc bạn cần nắm rõ những vấn đề sau:

1. Chỉ số thai nhi theo từng giai đoạn sẽ khác nhau

Cùng với sự phát triển của thai nhi thì chỉ số ở mỗi giai đoạn cũng sẽ khác nhau. Thông thường sẽ được chia thành từng giai đoạn cụ thể là:

  • Từ 0 đến 4 tuần tuổi, phôi thai rất nhỏ nên chưa thể theo dõi được các chỉ số.
  • Từ 4 đến 7 tuần tuổi, phôi thai bắt đầu hình thành và có thể đo được chỉ số về đường kính túi thai, chiều dài đầu mông của em bé.
  • Từ 7 đến 20 tuần tuổi đã có thể theo dõi được hầu hết các chỉ số thai.
  • Từ 21 đến 40 tuần: Sau tuần 21 thai đã phát triển và đạt mức tối đa về cân nặng, chiều dài. Các cơ quan cũng được hình thành đầy đủ và chuẩn bị cho quá trình chào đời.

>>> Bạn có thể tham khảo: Siêu âm doppler thai nhi liệu có an toàn?

2. Xử lý khi chỉ số thai có bất thường

Trong suốt quá trình mang thai, bác sĩ sẽ tư vấn cho bà bầu những thời điểm quan trọng cần thực hiện siêu âm. Khi siêu âm định kỳ mà phát hiện bất kỳ điều gì bất thường bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục để mẹ thực hiện theo. Đó có thể là việc điều chỉnh ăn uống, cách chăm sóc sức khỏe. Hoặc khi có nghi ngờ về dị tật, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, sàng lọc và có hướng giải quyết tốt nhất cho mẹ bầu.

3. Chỉ số thai chỉ mang tính chất tương đối

Một điều quan trọng nữa mà mẹ bầu cần nắm khi tìm hiểu về cách đọc kết quả siêu âm thai đó là các chỉ số này chỉ mang tính chất tương đối. Các mẹ nên tham khảo chứ không nên gượng ép sự phát triển cho thai nhi. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn cho bé khi gượng ép quá mức.

Trên đây là hướng dẫn về cách đọc kết quả siêu âm thai mà mẹ bầu có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp mẹ bầu có thêm được những thông tin cần thiết và có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.

Hà My

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Ultrasound scans in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/your-pregnancy-care/ultrasound-scans/
Truy cập ngày 11/06/2021

2. Fetal ultrasound
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/fetal-ultrasound/about/pac-20394149
Truy cập ngày 11/06/2021

3. Pregnancy tests – ultrasound
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-tests-ultrasound
Truy cập ngày 11/06/2021

4. Ultrasound pregnancy
https://medlineplus.gov/ency/article/003778.htm
Truy cập ngày 11/06/2021

5. Prenatal Test: Ultrasound
https://kidshealth.org/en/parents/prenatal-ultrasound.html
Truy cập ngày 11/06/2021

x