Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Dung Nguyễn
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 27/03/2022

Giải đáp về các phương pháp trị mụn cho bà bầu từ chuyên gia

Giải đáp về các phương pháp trị mụn cho bà bầu từ chuyên gia
Mụn có thể khiến mẹ trở nên tự ti, lo lắng, từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe. Cùng tìm hiểu các biện pháp trị mụn cho bà bầu theo khuyến cáo của chuyên gia da liễu mẹ nhé!

Khi mang thai, một trong những vấn đề mà mẹ bầu phải đối mặt chính là những nốt mụn đáng ghét “nối đuôi nhau” xuất hiện trên da. Mụn có thể xuất hiện trên mặt hoặc trên lưng và một số vị trí khác trên cơ thể. Vậy hiện có các phương pháp trị mụn cho bà bầu an toàn nào dành cho mẹ? MarryBaby mời mẹ cùng tìm hiểu bài viết nhé.

Vì sao bà bầu nổi mụn khi mang thai?

Có thể nói, việc nổi mụn khi mang thai là một tình trạng vô cùng phổ biến và gần như các bà mẹ đều sẽ phải trải qua giai đoạn này. Thông thường, mụn trong thai kỳ sẽ nghiêm trọng hơn vào đầu thai kỳ và bắt đầu có sự cải thiện, thuyên giảm vào những tháng cuối cùng. Tuy nhiên, một số mẹ bầu sẽ phải đối mặt với tình trạng “đèn pin” xuất hiện suốt cả 9 tháng mang thai.

Những nốt “đèn pin” xuất hiện là do 4 nguyên nhân sau đây:

  • Nội tiết tố thay đổi: Trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, nồng độ hormone tăng cao sẽ kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn. Lúc này, da sẽ chẳng khác gì một “chảo dầu” và làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông nếu không được làm sạch đúng cách. Tắc lỗ chân lông do dầu thừa cộng với bụi bẩn, da chết chính là nguyên nhân gây mụn hàng đầu trong suốt thai kỳ.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Trong thai kỳ, hệ miễn dịch suy yếu khiến da mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, khiến vi khuẩn sinh sôi gây viêm lỗ chân lông dẫn đến mụn.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Nếu mẹ bầu tìm đến các sản phẩm trị mụn cho bà bầu hoặc các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp thì nguy cơ bị mụn trong thai kỳ cũng rất cao.
  • Tiền sử bị mụn trứng cá trước khi mang bầu: Theo các chuyên gia da liễu, các bệnh nhân đã bị mụn trứng cá trước đó thường dễ bị mụn trứng cá hơn trong thời kỳ mang thai.

Các loại mụn bà bầu thường gặp

Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể mọc mụn khi mang thai với nhiều loại mụn khác nhau, có thể kể đến như:

  • Mụn trứng cá
  • Mụn thâm
  • Mụn ẩn
  • Mụn mủ, nổi đỏ
  • Trong đó, mụn ẩn và mụn trứng cá là những loại mụn thường gặp nhất và cũng tương đối dễ trị hơn so với các loại mụn mủ sưng đỏ hoặc mụn thâm.

    tri mun trung ca cho ba bau

    Những lưu ý trước khi trị mụn cho bà bầu?

    Trước khi áp dụng các bí quyết trị mụn cho bà bầu, mẹ bầu cần lưu ý:

    • Làm sạch da: Việc làm sạch da đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc trị mụn và ngăn ngừa mụn suốt thai kỳ. Nên làm sạch da để lỗ chân lông được thông thoáng, hạn chế vi khuẩn sinh sôi trên da gây viêm da dẫn đến mụn.
    • Không sờ tay lên mặt: Khi mụn xuất hiện, bản năng tự nhiên của hầu hết chúng ta sẽ dùng tay sờ lên mặt, chạm vào nốt mụn. Điều này chỉ làm tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông thêm nặng nề, khiến vi khuẩn trên tay xâm nhập vào trong da mặt và khiến nốt mụn viêm nhiễm, kích ứng, làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị mụn cho bà bầu. Tốt nhất, không nên đưa tay sờ lên vị trí nổi mụn mẹ nhé!
    • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Vì mụn không chỉ xuất hiện trên mặt mà còn có thể “hiện diện” ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nên cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là sau khi mẹ ra mồ hôi để tăng hiệu quả của các phương pháp trị mụn ẩn, trị mụn lưng cho bà bầu,…
    trị mụn thâm cho bà bầu
    Không nên nặn mụn hay đưa tay lên chạm vào mụn vì điều đó càng làm tình trạng nặng thêm.

    Các cách trị mụn cho bà bầu

    Trong thực tế lâm sàng, việc điều trị thường không được tối ưu hóa do thiếu dữ liệu an toàn và các khuyến nghị thống nhất về việc sử dụng các liệu pháp trị mụn khác nhau. Do đó, khi nổi mụn, khuyến cáo đầu tiên là mẹ không nên tự ý điều trị mà cần tham khảo tư vấn của bác sĩ sản khoa và bác sĩ da liễu.

    Các thông tin về phương pháp trị mụn cho bà bầu dưới đây chỉ nhằm cung cấp kiến thức cho mẹ bầu, không thể thay thế cho chỉ định điều trị của bác sĩ.

    Trị mụn bằng các nguyên liệu thiên nhiên

    Trị mụn bằng nguyên liệu tự nhiên là một trong những giải pháp an toàn để loại bỏ những nốt mụn đáng ghét trên da trong suốt thai kỳ. Các loại thảo dược thường lành tính, dễ sử dụng, không gây tác động xấu đối với sức khỏe mẹ và bé.

    Một số giải pháp trị mụn tự nhiên cho bà bầu thường được áp dụng có thể kể đến như:

    • Thoa dầu dừa lên các vị trí mụn
    • Sử dụng giấm táo tươi
    • Trị mụn bằng mật ong,…

    Hiện nay, nhiều mẹ bầu còn sử dụng các loại thảo dược trị mụn cho bà bầu. Phương pháp này cũng mang đến hiệu quả cao cho mẹ trong việc đẩy lùi mụn trên da. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không sử dụng một số thảo dược không an toàn cho mẹ và thai nhi như quả óc chó đen, cascara, comfrey (liên mộc), cây thảo linh lăng (cỏ cà ri), hoa cúc la mã, lạc tiên,…

    Trị mụn cho bà bầu bằng thuốc bôi ngoài da

    Thuốc bôi ngoài da hay kháng sinh bôi tại chỗ nhằm trị mụn cho bà bầu đều phải được bác sĩ chỉ định, kê đơn.

    Đối với mụn trứng cá nhẹ đến trung bình, điều trị tại chỗ là tiêu chuẩn chăm sóc da đầu tiên khi trị mụn cho bà bầu. Nó cũng là một thành phần quan trọng của phác đồ điều trị mụn trứng cá nặng hơn và hỗ trợ điều trị với các thuốc uống. Theo Hội đồng Y học Gia đình Hoa Kỳ và Bệnh viện Da liễu Trung ương, một số chất bôi ngoài da và đặc tính của nó là:

    • Axit azelaic: Axit azelaic được xếp vào nhóm thai kỳ B vì các nghiên cứu trên động vật cho thấy không có khả năng gây quái thai, nhưng dữ liệu trên người không tồn tại. Axit azelaic là một axit dicarboxylic tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, làm tan mụn và chống viêm nhẹ, với một lợi ích bổ sung là làm giảm chứng tăng sắc tố sau viêm.
    • Benzoyl peroxide: Mức độ hấp thu toàn thân khoảng 5% và sản phẩm chuyển hoá là benzoic acid, thanh thải nhanh qua thận nên nồng độ trong máu gần như không thay đổi so với bình thường. Nếu dùng bôi ngoài da ở diện tích nhỏ theo liều lượng của bác sĩ, benzoyl peroxide được cho là an toàn trên phụ nữ có thai.
    • Salicylic acid nồng độ thấp: Khi bôi, có 9-25% salicylic hấp thu toàn thân. Một nghiên cứu trên 50,282 phụ nữ mang thai dùng acetylsalicylic acid liều thấp không gây ra dị tật, cân nặng thấp hay tử vong chu sinh. Một nghiên cứu khác trên 19,000 phụ nữ mang thai dùng acetylsalicylic acid trong quý 1,2 thai kỳ thì không thấy bất thường trong sự phát triển của trẻ theo dõi đến 4 tuổi. Tuy nhiên khi dùng ở quý 3, salicylic acid dùng trị mụn cho bà bầu có thể gây đóng ống động mạch sớm và thiểu ối. Vì vậy, tránh dùng salicylic trên diện rộng trong thời gian dài ở quý 3 thai kì. Ngộ độc salicylic có thể xảy ra khi dùng mỡ methyl salicylate hoặc nồng độ cao trên diện rộng nhưng chưa thấy báo cáo ở những trường hợp điều trị trứng cá. Vì vậy, có thể dùng trên diện tích nhỏ trong thời gian ngắn.

    các thuốc bôi ngoài da trị mụn cho bà bầu
    Nguồn: Bệnh viện Da liễu Trung ương.

    Trị mụn bằng thuốc kháng sinh bôi tại chỗ

    Thuốc kháng sinh tại chỗ từ lâu đã được sử dụng để điều trị mụn viêm; erythromycin và clindamycin là 2 thuốc thường được kê đơn. Cả hai đều được xếp vào nhóm thai kỳ B. Sử dụng erythromycin tại chỗ trong thời gian ngắn và clindamycin an toàn trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nên sử dụng thận trọng cho những bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa.

    Clindamycin và erythromycin tại chỗ làm giảm số lượng vi khuẩn P. acnes trong nang bã bằng cách ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Từ đó ngăn chặn mụn viêm, dùng trị mụn cho bà bầu. Kết hợp liệu pháp kháng sinh tại chỗ với benzoyl peroxide tại chỗ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và cải thiện hiệu quả điều trị.

    trị mụn cho bà bầu
    Phân loại FDA và mức độ an toàn của một số kháng sinh bôi tại chỗ. Nguồn: Bệnh viên Da liễu Trung ương.

    Trị mụn cho bà bầu bằng thuốc uống

    Trong một số trường hợp, phụ nữ khi mang thai có thể gặp mụn trứng cá ở mức độ nặng. Và để trị mụn trứng cá cho bà bầu, bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng này. Thuốc kháng sinh trị mụn có thể ở dạng bôi hoặc dạng uống kê đơn.

    Thuốc kháng sinh có thể có tác dụng chống viêm cũng như làm giảm số lượng vi khuẩn trên bề mặt da và trong các nang lông, bao gồm cả chủng vi khuẩn Curtobacterium acnes (còn được gọi là Propionibacterium acnes). Tuy nhiên, cần lưu ý, cách trị mụn cho bà bầu này có thể để lại một số tác dụng phụ nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mẹ nhé.

    Trị mụn cho bà bầu bằng công nghệ

    Trị mụn cho bà bầu bằng phương pháp ánh sáng, nếu muốn, mẹ có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi lựa chọn nhé.

    Bên cạnh việc trị mụn bằng các loại mỹ phẩm hoặc nguyên liệu tự nhiên, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp trị mụn bằng công nghệ, chẳng hạn như phương pháp laser và ánh sáng. Đặc biệt, phương pháp laser được xem là một trong những phương pháp trị mụn cho bà bầu tương đối an toàn.

    Và nếu lựa chọn cách điều trị mụn này, mẹ cũng cần lưu ý rằng có nhiều loại laser và phương pháp điều trị ánh sáng khác nhau. Một số phương pháp có thể sử dụng các loại thuốc làm tê và có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất hãy trao đổi với bác sĩ da liễu về tình trạng thai kỳ của mình trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp nào bạn nhé.

    Các chất không nên dùng khi mang thai

    Theo các chuyên gia sản khoa và da liễu, khi sử dụng các loại mỹ phẩm trị mụn cho bà bầu, cần lưu ý KHÔNG sử dụng mỹ phẩm có chứa các thành phần như axit salicylic nồng độ cao, tretinoin, isotretinoin và adapalene vì có thể gây hại cho thai nhi. Một số chất mà Hiệp hội Phụ sản Hoa Kỳ khuyến cáo không dùng cho phụ nữ mang thai như:

    • Accutane: (Loại X): Theo Tổ chức Dịch vụ Thông tin về Quái thai ở thai nhi (Organization of Teratology Information Services – OTIS), khoảng 25-35% trẻ sơ sinh do phụ nữ tiếp xúc với Accutane trong 3 tháng đầu của thai kỳ có biểu hiện dị tật bẩm sinh. Hình thái này bao gồm dị tật sọ mặt, dị tật tim và dị tật hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra còn có tăng nguy cơ sẩy thai và tử vong ở trẻ sơ sinh khi sử dụng Accutane trong thời kỳ mang thai.
    • Retin-A: (Loại C): Retinol và Tretinoin (Retin-A) đều thuộc nhóm retinoids là dẫn xuất của vitamin A. Theo OTIS, ít hơn 10% Retin-A đi vào máu của mẹ và ít hơn số đó đến được con. Ngay cả với những phát hiện này, Retin-A vẫn mang những cảnh báo về việc sử dụng đối với phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai. Dư thừa vitamin A dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe thai nhi.
    • Tetracycline: (Loại D): Theo OTIS, tetracycline dường như gây ra một số ức chế sự phát triển của xương và làm đổi màu răng ở thai nhi. Do đó, việc dùng tetracycline cũng nên được tham vấn hoặc có sự chỉ định bác sĩ da liễu.

    Nổi mụn trong giai đoạn mang thai là một tình trạng vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, các nốt mụn xấu xí có thể khiến mẹ mất tự tin và từ đó dẫn đến tâm trạng căng thẳng, rối loạn lo âu. Do đó, hy vọng bài viết của MarryBaby có thể giúp mẹ gỡ rối và tìm được phương pháp trị mụn cho bà bầu phù hợp mẹ nhé!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Treatment of Acne in Pregnancy

    https://www.jabfm.org/content/29/2/254

    Ngày truy cập: 11/02/2022

    2. Thuốc dùng ngoài da cho phụ nữ có thai

    https://dalieu.vn/thuoc-dung-ngoai-da-cho-phu-nu-co-thai

    Ngày truy cập: 11/02/2022

    3. Acne During Pregnancy

    https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/acne-during-pregnancy/

    Ngày truy cập: 11/02/2022

    4. Prevent pimples and avoid ‘maskne’ with pregnancy-safe acne treatments

    https://utswmed.org/medblog/pregnancy-acne-maskne/

    Ngày truy cập: 11/02/2022

    5. IS ANY ACNE TREATMENT SAFE TO USE DURING PREGNANCY?

    https://www.aad.org/public/diseases/acne/derm-treat/pregnancy 

    Ngày truy cập: 11/02/2022

    6. Acne in pregnancy

    https://dermnetnz.org/topics/acne-in-pregnancy 

    Ngày truy cập: 11/02/2022

    7. Pregnancy week by week

    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/pregnancy-acne/faq-20058045 

    Ngày truy cập: 11/02/2022

    8. Treatment of Acne in Pregnancy

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26957383/
    Ngày truy cập: 11/02/2022
    9. Treatment of acne vulgaris during pregnancy and lactation
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23657872/
    Ngày truy cập: 11/02/2022
    x