Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
Cập nhật 07/03/2023

Các chỉ số thai nhi theo tuần: Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi

Các chỉ số thai nhi theo tuần: Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi
Không chỉ cần quan tâm tới chiều cao, cân nặng và các chỉ số thai nhi theo tuần như đường kính lưỡi đỉnh hay chiều dài xương đùi cũng rất quan trọng để đánh giá sự phát triển của bé yêu.

Hầu hết các mẹ lần đầu mang thai đều quan tâm tới chỉ số cân nặng và chiều cao của bé mà bỏ qua một số chỉ số thai nhi theo tuần quan trọng khác. Đó chính là đường kính lưỡng đỉnh (BDP), chiều dài xương đùi thai nhi (FL), chu vi vòng bụng (AC), chu vi vòng đầu (HC).

Các chỉ số này còn góp phần giúp bác sĩ đánh giá về khả năng trẻ có bị dị tật hay không.

Các chỉ số thai nhi mẹ cần biết

Trong suốt 40 tuần thai có nhiều vấn đề mẹ bầu cần quan tâm như sức khỏe thai kỳ, lịch khám thai, đặc biệt là sự phát triển của bé yêu qua từng giai đoạn.

Ba cột mốc quan trọng nhất đó là: 12 tuần đầu tiên hay còn được gọi là 3 tháng đầu thai kỳ, từ tuần 13-26 là tam cá nguyệt thứ 2 và từ tuần 27-40 là chu kỳ 3 tháng cuối.

Mỗi chu kỳ là bước đánh dấu bước chuyển biến của cả mẹ và bé. Đó có thể là dấu hiệu ổn định hoặc một số thay đổi bất thường. Những thay đổi về thể chất là cần thiết để chuẩn bị cho sự cứng cáp, khỏe mạnh của bé trước khi sẵn sàng đối diện với cuộc sống bên ngoài.

Các chỉ số thai nhi nói lên tất cả. Tuy nhiên, hầu hết các chỉ số thai nhi đều là từ tiếng Anh, những gì mẹ nhìn thấy trên phim siêu âm hay các kết quả siêu âm là từ viết tắt của các chỉ số này. Một số thuật ngữ phổ biến nhất bao gồm:

  • GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
  • GSD (Gestational Sac Diameter): Đường kính túi thai được đo trong những tuần đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa hình thành các cơ quan.
  • BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé.
  • FL (Femur length): Chiều dài xương đùi thai nhi.
  • EFW (estimated fetal weight): Khối lượng thai ước đoán.
  • CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu mông.

Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi nói lên điều gì?

Cũng giống như các chỉ số khác, chiều dài xương đùi theo từng tuần tuổi cho mẹ biết được bé yêu có phát triển bình thường hay không. Đối với thai nhi có chỉ số chiều dài xương đùi bình thường thì mẹ hoàn toàn yên tâm nghỉ dưỡng để chào đón thai nhi.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp kết quả siêu âm thai cho thấy xương đùi ngắn. Theo một số nghiên cứu, đây được xem là một dấu hiệu làm tăng nguy cơ từ 2-3 lần hội chứng Down. Tuy nhiên, đây chỉ là nguy cơ làm tăng chứ hoàn toàn không có nghĩa bất kỳ em bé nào có chiều dài xương đùi của thai nhi ngắn cũng đều bị Down.

Thông số đánh giá thai nhi có bị hội chứng Down hay không là đo độ mờ da gáy, tiền sử bệnh tật của mẹ hay yếu tố di truyền gia đình…

Ngoài ra, để xác định xương đùi bé có tốt hay không cần phải đo mật độ khoáng xương và nhiều thông số khác để đánh giá. Mẹ có thể yêu cầu thêm một số xét nghiệm cần thiết nếu cảm thấy không yên tâm.

3 yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi thai nhi

3 yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi thai nhi

1. Di truyền

Di truyền là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến chiều dài xương của thai nhi, thường chiếm khoảng 23%.

2. Chế độ dinh dưỡng:

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những quan niệm sai lầm của mẹ trong chế độ dinh dưỡng cũng gây ra tác động tiêu cực đến chiều cao của con yêu.

Cụ thể nếu mẹ quá chú trọng lượng đạm trong thực đơn hàng ngày nhưng không bổ sung sữa và những thực phẩm giàu canxi hoặc mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo và tinh bột, đường… sẽ còn tác động đến sự phát triển hệ xương của thai nhi.

Để cải thiện số đo chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như vitamin D, canxi, chất đạm, iốt, sắt, axit folic, các axit béo không no (DHA, ARA)… trong suốt giai đoạn mang thai.

3. Thói quen xấu:

Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như thức khuya, uống nhiều nước ngọt, cà phê, bia rượu hoặc hút thuốc cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé.

4. Môi trường sống không tốt

Môi trường sống cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu sống trong môi trường bị ô nhiễm thì cân nặng, chiều cao của em bé khi sinh ra sẽ bị giảm.

Đổi lại, nếu được sống trong bầu không khí trong lành, thì chiều cao và cân nặng của thai nhi không bị ảnh hưởng.

Vậy nên các mẹ bầu hãy chú ý đến việc vệ sinh môi trường, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tránh xa khói thuốc, đóng kín cửa sổ, cửa chính trong giờ cao điểm để hạn chế sự xâm nhập của khói bụi, vệ sinh cá nhân sạch sẽ và sử dụng khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài.

Bảng chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần

Máy quét siêu âm được bác sĩ sử dụng để đọc những thông tin quan trọng và cung cấp hình ảnh thai nhi trên màn hình, bố mẹ cũng có thể nhìn thấy.

Tuy nhiên, rất khó để bố mẹ có thể hiểu được những thông tin, những kết quả siêu âm hiển thị trên phiếu siêu âm mà bác sĩ không đề cập.

Bắt đầu từ tuần thứ 14 của thai kỳ, siêu âm thai mới biết được chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi.

Siêu âm thai mới biết được chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi

Dưới đây là bảng chiều dài xương đùi mẹ nên tham khảo:

Giá trị trung bình:

  • Tuần 14: 14
  • Tuần 15: 17
  • Tuần 16: 20
  • Tuần 17: 23
  • Tuần 18: 25
  • Tuần 19: 28
  • Tuần 20: 31
  • Tuần 21: 34
  • Tuần 22: 36
  • Tuần 23: 39
  • Tuần 24: 42
  • Tuần 25: 44
  • Tuần 26: 47
  • Tuần 27: 49
  • Tuần 28: 52
  • Tuần 29: 54
  • Tuần 30: 56
  • Tuần 31: 59
  • Tuần 32: 61
  • Tuần 33: 63
  • Tuần 34: 65
  • Tuần 35: 67
  • Tuần 36: 68
  • Tuần 37: 70
  • Tuần 38: 71
  • Tuần 39: 73
  • Tuần 40: 74

Ngưỡng giới hạn

  • Tuần 14: 13-15
  • Tuần 15: 16-19
  • Tuần 16: 18-22
  • Tuần 17: 22-26
  • Tuần 18: 25-29
  • Tuần 19: 27-33
  • Tuần 20: 30-36
  • Tuần 21: 32-28
  • Tuần 22: 35-41
  • Tuần 23: 37-45
  • Tuần 24: 40-48
  • Tuần 25: 42-50
  • Tuần 26: 45-53
  • Tuần 27: 46-56
  • Tuần 28: 49-59
  • Tuần 29: 51-61
  • Tuần 30: 53-63
  • Tuần 31: 55-65
  • Tuần 32: 56-68
  • Tuần 33: 58-70
  • Tuần 34: 60-72
  • Tuần 35: 62-74
  • Tuần 36: 64-76
  • Tuần 37: 66-79
  • Tuần 38: 67-81
  • Tuần 39: 68-72
  • Tuần 40: 70-84

Theo dõi các chỉ số thai nhi theo tuần là điều quan trọng và cần thiết. Trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về các chỉ số này giúp mẹ nắm bắt được sự phát triển của bé yêu.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Amniotic Fluid Index
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441881/
Truy cập ngày: 18/06/2021

2. Fetal Hemodynamics and Fetal Growth Indices by Ultrasound
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5009597/
Truy cập ngày: 18/06/2021

3. Nutrition and Exercise During Pregnancy
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/prenatal/Pages/Nutrition-and-Exercise-During-Pregnancy.aspx
Truy cập ngày: 18/06/2021

4. Diagnosis
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/polyhydramnios/diagnosis-treatment/drc-20368494
Truy cập ngày: 18/06/2021

5. Ultrasound scans in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/your-pregnancy-care/ultrasound-scans/
Truy cập ngày: 18/06/2021

x