Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Phương Vy
Thông tin kiểm chứng bởi Phạm Trung Hiếu
Cập nhật 11/08/2023

Buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai là bị gì?

Buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai là bị gì?
Hầu như bà bầu nào cũng đều trải qua cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai. Cảm giác này thật sự không hề dễ chịu chút nào! Bạn hãy cùng tìm cách tháo gỡ nhé.

Nếu được hỏi “cảm giác buồn nôn khi mang thai như thế nào” thì đa số các câu trả lời sẽ là “buồn nôn nhưng không nôn được” hay ốm nghén và mệt mỏi. Tuy nhiên, may mắn thay hiện tượng này không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai là bị gì?

Hiện tượng buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai là một trong những dấu hiệu điển hình của ốm nghén. Hầu như mẹ bầu nào cũng đều trải qua cảm giác khó chịu này, bất kể ngày hay đêm. Một người bị ốm nghén có thể cảm thấy mệt mỏi, nôn mửa hoặc chỉ buồn nôn nhưng không nôn được khi mang bầu.

1. Buồn nôn nhưng không nôn được thường xảy ra ở giai đoạn nào?

Đối với hầu hết phụ nữ, hiện tượng buồn nôn nhưng không nôn được bắt đầu vào khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ và tự hết vào tuần thứ 12 đến tuần thứ 14

Tuy nhiên, có khoảng 1/5 phụ nữ vẫn phải chịu đựng chứng ốm nghén khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai và một số ít không may bị buồn nôn và nôn trong suốt toàn bộ thời gian mang thai của mình.

Cơn ốm nghén được chia làm 2 loại:

  • Ốm nghén thông thường: Tình trạng này chỉ xảy ra ở mức độ vừa phải, bạn vẫn giữ được thức ăn trong dạ dày. Do đó, tuy có phần mệt mỏi nhưng thai phụ không bị sụt cân nhiều. Triệu chứng mệt mỏi cũng giảm dần.
  • Ốm nghén nặng: Thường hiếm gặp hơn. Khi ốm nghén nặng, thai phụ buồn nôn thường xuyên ở mức độ trầm trọng, kèm với đó là chán ăn, mệt mỏi, không ăn được gì. Thai phụ có thể bị giảm cân, dẫn đến suy nhược và có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé.
buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai
Buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai thường nặng nhất vào đầu ngày, nhưng nó cũng có thể ập đến bất cứ lúc nào

Xem thêm: Cách dưỡng thai 3 tháng đầu – Mẹ bầu không thể chủ quan

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng buồn nôn nhưng không nôn được

Nguyên nhân chính xác của chứng buồn nôn do ốm nghén vẫn chưa được biết rõ. Người ta cho rằng những thay đổi nội tiết tố trong 12 tuần đầu của thai kỳ có thể là một trong những nguyên nhân gây ra ốm nghén.

Ngoài ra, những hiện tượng dưới đây cũng có thể gây ra cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai:

  • Đứng lên ngồi xuống quá nhanh
  • Nằm ngửa khi ngủ
  • Ăn uống thiếu chất
  • Cơ thể mất nước
  • Bệnh trào ngược dạ dày
  • Bệnh tuyến giáp hoặc gan
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs)

3. Cảm giác buồn nôn khi mang thai như thế nào? Đặc điểm của cơn ốm nghén

Tìm hiểu về đặc điểm của cơn ốm nghén sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cảm giác buồn nôn khi mang thai như thế nào.

Buồn nôn nhưng không nôn được là triệu chứng ốm nghén điển hình khi mang thai, thường xuất hiện khi có sự kích thích về mùi vị của các loại thực phẩm như thịt, cá,… Cơn buồn nôn kéo dài nhiều lần trong ngày nhưng thường không gây nôn, dạ dày vẫn giữ lại được thức ăn và chất lỏng.

Bên cạnh đó, cơn ốm nghén trong thời gian thai kỳ còn xuất hiện những triệu chứng khác bao gồm:

  • Mệt mỏi: Việc buồn nôn, nôn nhiều sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, chỉ muốn nghỉ ngơi. Đây chính là cảm giác buồn nôn khi mang thai rõ ràng nhất.
  • Nhạy cảm với các loại mùi: Khi mang thai khứu giác và vị giác của thai phụ trở nên nhạy cảm hơn, nên dễ thấy buồn nôn
  • Thay đổi khẩu vị: Một số người có thể chán món ăn ưa thích và thèm những món ăn mà trước đây không thích. Tình trạng thiếu chất sẽ xảy ra nếu thai phụ chỉ ăn những món mình thèm, dẫn tới thai nhi kém phát triển.
  • Chán ăn: Cơn buồn nôn kéo dài là nguyên nhân dẫn tới chán ăn, giảm hoặc mất hẳn cảm giác thèm ăn. Chứng chán ăn ở phụ nữ mang thai nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Xem thêm: Bà bầu bị mất vị giác, nguyên nhân đến từ những yếu tố không ngờ tới

Những ai có nguy cơ cao bị buồn nôn nhưng không nôn được?

Ốm nghén có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai đang mang thai. Tuy nhiên, chúng có thể xảy ra nhiều hơn nếu mẹ bầu:

  • Sinh đôi trở lên
  • Có tiền sử ốm nghén nặng trong lần mang thai trước
  • Tiền sử say tàu xe, đau nửa đầu
  • Bà bầu bị béo phì (BMI từ 30 trở lên)
  • Từng cảm thấy buồn nôn khi dùng các biện pháp tránh thai có chứa estrogen
  • Căng thẳng, stress, trầm cảm khi mang thai
  • Mang thai bé gái
Bà bầu mang thai bé gái có nguy cơ bị ốm nghén nặng hơn bà bầu mang thai bé trai

Buồn nôn nhưng không nôn được khi có bầu nguy hiểm không?

Một số phụ nữ lo ngại rằng việc bị buồn nôn có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi do chúng làm căng cơ bụng và gây đau nhức cục bộ.

Tuy nhiên may mắn là trong hầu hết các trường hợp, cơ chế vật lý của hiện tượng buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai không gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi và cả bà bầu. Thai nhi của bạn vẫn được bảo vệ hoàn hảo bên trong túi nước ối mà không bị ảnh hưởng gì bởi việc buồn nôn.

Trên thực tế, một số nghiên cứu cho thấy ốm nghén nhẹ còn là dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh và làm giảm tỷ lệ sảy thai.

Tuy nhiên, trường hợp bà bầu ốm nghén nặng, nôn mửa nhiều thì có thể gây mất nước, mất cân bằng điện giải, giảm đi tiểu hoặc sụt cân do ăn uống không ngon, cứ ăn vào là nôn ra. Khi đó, thai nhi có thể bị mất đi nguồn dinh dưỡng thích hợp và làm tăng nguy cơ trẻ nhẹ cân khi sinh.

Cách làm giảm tình trạng buồn nôn nhưng không nôn được khi mang bầu

Trên thực tế là không có cách nào để ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng ốm nghén, và cũng không có phương pháp điều trị nào nhanh hay phù hợp với tình trạng ốm nghén của tất cả mọi người vì cơ địa của mỗi người là mỗi khác nhau.

Dưới đây là những điều bạn có thể thử khi bị buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn vì mệt mỏi có thể làm cho cảm giác buồn nôn tồi tệ hơn
  • Tránh thức ăn hoặc những nơi có mùi khiến bạn cảm thấy buồn nôn
  • Ăn bánh mì khô hoặc bánh quy trước khi ra khỏi giường
  • Chia bữa ăn hàng ngày thành nhiều bữa nhỏ vì bụng đói sẽ có xu hướng gây ra cảm giác buồn nôn nhiều hơn
  • Giảm thực phẩm chứa nhiều chất béo
  • Thử thức ăn lạnh hoặc nóng (một số người cảm thấy buồn nôn với thức ăn nóng, nhưng cũng có người bị buồn nôn khi ăn thức ăn lạnh)
  • Uống thật nhiều nước, đôi khi nhấp một ngụm nước chanh, nước hoa quả pha loãng, trà, ăn canh súp,… sẽ rất hữu ích. Nếu không thể uống nước bất kỳ loại nước nào, bạn hãy thử ngậm đá viên
  • Gừng có thể giúp giảm buồn nôn (nhưng bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng hợp lý là 1g/ngày)
  • Bấm huyệt hoặc massage để lưu thông máu
  • Mặc quần áo rộng rãi không làm co thắt vùng bụng
  • Bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại vitamin và chất bổ sung trong thai kỳ, tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào
buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai
Massage bầu có thể làm giảm cảm giác buồn nôn

Xem thêm: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để thai nhi khỏe mạnh?

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn bị ốm nghén nặng

Mặc dù buồn nôn do ốm nghén hiếm khi gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng nó có thể khiến bạn vô cùng khó chịu và mệt mỏi.

Nếu tình trạng buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai của bạn quá nặng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng một số loại thuốc giúp giảm buồn nôn.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị một số biện pháp bổ sung dinh dưỡng khác cho cơ thể như đặt ống cho ăn, truyền chất lỏng và dinh dưỡng qua tĩnh mạch, uống thêm vitamin, thực phẩm chức năng,… nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Morning sickness

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/morning-sickness/symptoms-causes/syc-20375254

Truy cập lần cuối ngày 19/12/2021

Vomiting and morning sickness

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vomiting-and-morning-sickness/

Truy cập lần cuối ngày 19/12/2021

Pregnancy – morning sickness

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-morning-sickness

Truy cập lần cuối ngày 19/12/2021

Morning Sickness (Nausea and Vomiting of Pregnancy)

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16566-morning-sickness-nausea-and-vomiting-of-pregnancy

Truy cập lần cuối ngày 19/12/2021

Morning Sickness

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/morning-sickness-during-pregnancy/

Truy cập lần cuối ngày 19/12/2021

Morning sickness

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/dealing-with-morning-sickness

Truy cập lần cuối ngày 19/12/2021

x