Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 03/03/2021

Bụng bầu nhỏ vào buổi sáng, chuyện kỳ lạ này bạn biết chưa?

Bụng bầu nhỏ vào buổi sáng, chuyện kỳ lạ này bạn biết chưa?
Trong thời gian mang thai, chắc hẳn không ít lần mẹ bầu băn khoăn về kích thước bụng bầu. Vậy bụng bầu nhỏ vào buổi sáng có phải là tình trạng nguy hiểm không?

Những hiện tượng thường gặp liên quan đến kích thước bụng bầu là bụng bầu nhỏ vào buổi sáng, bụng bầu lúc cứng lúc mềm hoặc khi mang thai bụng to hơn bình thường. Những vấn đề trên có phải là hiện tượng bất thường và có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Hãy cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời, bạn nhé.

Bụng bầu nhỏ vào buổi sáng

Kích thước bụng bầu

Không có một con số chính xác nào được dùng là quy chuẩn cho kích thước của bụng bầu. Thông thường, độ to nhỏ của bụng bầu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

1. Thể trạng của mẹ bầu

Nếu mẹ bầu có dáng người cao, lưng dài thì thường bụng bầu sẽ nhỏ gọn hơn những mẹ có thân hình hơi đẫy đà một chút. Những mẹ bầu có tập thể dục thể thao trước đó cũng được nhận xét là có bụng bầu nhỏ do cơ bụng vốn đã săn chắc và không bị nhão.

2. Số lần mang thai

Theo kinh nghiệm dân gian, kích thước bụng bầu sẽ nhỏ khi bà bầu mang thai lần đầu tiên. Lúc này, cơ bụng của chị em vẫn còn nhỏ gọn, săn chắc, nên khi mang bầu thường có bụng nhỏ hơn những người đã sinh lần hai, lần ba.

3. Chuyển động của thai nhi

Mỗi trạng thái và cử động của thai nhi đều có thể ảnh hưởng đến kích thước của bụng bầu. Khi em bé chuyển động, quẫy đạp mạnh mẽ, bụng bầu có thể nhô ra và trở nên to lớn bất thường. Ngược lại, lúc em bé nằm yên hoặc đang ngủ, bụng bầu sẽ trông có vẻ nhỏ nhắn hơn.

4. Nước ối trong thai kỳ

Thể tích nước ối cùng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kích thước bụng bầu. Nếu mẹ bầu bị ít nước ối, bụng bầu trông sẽ nhỏ hơn và ngược lại.

5. Thời điểm bụng bầu nhô lên

Thời điểm bụng bầu nhô lên của mỗi sản phụ là không giống nhau. Nhiều bạn đã thấy bụng bầu to ra rõ rệt ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên, trong khi ở những người khác phải chờ đến tam cá nguyệt thứ hai mới nhận ra sự khác biệt của kích thước bụng bầu.

6. Kích thước thai nhi

Bụng bầu nhỏ vào buổi sáng

Một trong những nhân tố quan trọng làm tăng kích thước bụng bầu đó là kích thước của thai nhi. Những em bé có sự phát triển nhanh hoặc được di truyền chiều cao nổi bật từ ba mẹ sẽ dài người hơn, khiến bụng bầu trông to hơn so với mặt bằng chung.

Như vậy, kích thước bụng bầu ở mỗi mẹ bầu là khác nhau và kích thước này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy, các mẹ bầu không nên quá lo lắng khi gặp tình trạng mang thai bụng to hơn bình thường hoặc bụng bầu bị nhận xét là nhỏ nhé.

Tại sao bụng bầu lúc cứng lúc mềm?

Bên cạnh những thắc mắc về kích thước, tình trạng bụng bầu lúc cứng lúc mềm cũng là vấn đề được các chị em quan tâm. Theo các bác sĩ, đây là hiện tượng bình thường và hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải khi mang thai. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng này bao gồm:

1. Các giai đoạn của thai kỳ

Thông thường, ở giai đoạn đầu thai kỳ, bụng bầu sẽ mềm và càng tới cuối thai kỳ bụng sẽ trở nên cứng hơn.

2. Thể trạng của mẹ bầu

Nếu mẹ có tạng người mập và tăng nhiều ký khi mang thai, bụng sẽ khá mềm do có nhiều mỡ ở vòng hai. Bụng bầu sẽ trở nên cứng hơn khi mẹ bước vào tam cá nguyệt thứ ba. Ngược lại, mẹ bầu có thể trạng gầy, vòng hai thon gọn thì bụng sẽ cứng từ khoảng tháng thứ tư của thai kỳ.

Sự phát triển của thai nhi: Nếu em bé có khung xương phát triển nhanh thì hệ xương này sẽ cộm lên khiến cho bụng trở nên cứng hơn.

Lý do bụng bầu nhỏ vào buổi sáng

Không ít mẹ bầu gặp phải hiện tượng bụng bầu nhỏ vào buổi sáng và trông có vẻ to hơn vào chiều tối. Dưới đây là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:

1. Do cơ bụng

Vào buổi tối, lúc các mẹ bầu đi ngủ cũng là lúc các cơ trong cơ thể rơi vào trạng thái nghỉ ngơi. Lúc này, hệ cơ bụng sẽ thả lỏng khiến cho bụng bầu trở nên lớn hơn. Các cơ này sẽ được phục hồi vào sáng hôm sau để thực hiện nhiệm vụ nâng đỡ bụng bầu. Khi được nâng đỡ, trông bụng bầu nhỏ vào buổi sáng rất nhiều.

Bụng bầu nhỏ vào buổi sáng

2. Hàm lượng hormone relaxin

Relaxin là hormone được sản sinh vào ban đêm, có tác dụng giúp các cơ thả lỏng. Lượng relaxin sẽ thấp hơn vào ban ngày. Vì vậy, các cơ sẽ nâng đỡ bụng bầu tốt vào buổi sáng và dần thả lỏng về chiều tối, khiến cho bụng bầu ở thời điểm này trông sẽ to hơn so với lúc buổi sáng.

Thực hư chuyện bụng bầu nhỏ vào buổi sáng là gì? Hy vọng bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc của các thai phụ cũng như những điều cần biết về kích thước bụng bầu. Bạn không nên quá lo lắng và cũng đừng so sánh kích thước bụng bầu mình với những người khác. Nếu thấy điều gì bất thường hoặc không yên tâm về sức khỏe thai kỳ, hãy đến thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời, bạn nhé.

Thu Sương

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
 https://www.parents.com/pregnancy/my-body/what-does-my-belly-size-mean/ https://parenting.firstcry.com/articles/belly-size-during-pregnancy-things-you-should-know/ https://www.whattoexpect.com/pregnancy/ask-heidi/week-31/size-and-shape.aspx
x