
Tuy nhiên, căn bệnh thầm kín này lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc sinh hoạt vợ chồng và tâm lý của phụ nữ. Vì vậy, các bà bầu không nên chủ quan mà cần chữa trị để bệnh khỏi dứt điểm nhé.
Bệnh sùi mào gà là gì?
Đây là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI). Một số chủng papillomavirus ở người (HPV) gây ra căn bệnh này, triệu chứng là các mụn cóc mọc trên bộ phận sinh dục khiến người bệnh ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Bệnh còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như loạn sản cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ.
Tất cả mọi người đều có thể mắc phải bệnh sùi mào gà, nhưng đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất là phụ nữ. Trong số đó, phụ nữ mang thai cũng không nằm ngoài nguy cơ mắc căn bệnh khó nói này.
Các triệu chứng lúc bị bệnh sùi mào gà khi mang thai
Bệnh sùi mào gà ở bà bầu giai đoạn đầu thường khó nhận biết vì mụn cóc có thể chưa xuất hiện trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi bị nhiễm trùng.
Song theo thời gian bạn có thể nhìn thấy rõ các mụn cóc sinh dục bằng mắt. Mụn có thể phát triển rất nhỏ với màu sắc giống hoặc đậm hơn màu da. Ở giai đoạn nặng, mụn cóc có thể phát triển lớn như súp lơ với những mô sần sùi.
Bệnh sùi mào gà ở bà bầu có thể xuất hiện tại những vùng:
- Bên trong âm đạo hoặc hậu môn
- Bên ngoài âm đạo hoặc hậu môn
- Trên cổ tử cung
- Trên môi, miệng, lưỡi hoặc cổ họng (nếu bạn quan hệ tình dục bằng miệng với người bị nhiễm vi-rút)
Ngay cả khi không nhìn thấy các mụn cóc sinh dục, thì bệnh vẫn có thể gây ra các triệu chứng như:
- Dịch âm đạo
- Ngứa
- Chảy máu
- Châm chích
- Nếu mụn cóc sinh dục lan rộng và phát triển lớn sẽ gây đau đớn
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà khi mang thai
Bệnh sùi mào gà khi mang thai có thể lây truyền qua các hoạt động tình dục bằng miệng, âm đạo và hậu môn. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh là do virus HPV gây ra. Có 30-40 chủng HPV đặc biệt ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục nhưng chỉ một vài trong số các chủng này gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục.
Trên thực tế, HPV rất phổ biến. Hầu hết những người có sinh hoạt tình dục đều có thể mắc bệnh này vào một lúc nào đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào virus HPV cũng dẫn đến các biến chứng như mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp, virus này sẽ tự biến mất mà không gây ra bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe.
Chủng HPV gây ra các mụn ở bộ phận sinh dục khác với chủng HPV gây ra mụn cóc ở tay, chân và các bộ phận khác. Tuy nhiên, mụn cóc có thể lây lan từ bàn tay của người này sang bộ phận sinh dục của người kia và ngược lại.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai
Bà bầu nào cũng có thể bị nhiễm bệnh sùi mào gà khi mang thai, song bệnh này phổ biến hơn ở những bà bầu sau:
- Người dưới 30 tuổi
- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu
Các biến chứng khi bị sùi mào gà khi mang thai
- Nhiễm trùng HPV là nguyên nhân chính gây ung thư ở cổ tử cung.
- Bệnh cũng có thể dẫn đến những thay đổi tiền ung thư đối với các tế bào của cổ tử cung, được gọi là loạn sản.
- Các loại HPV khác còn có thể gây ung thư âm hộ, đó là cơ quan sinh dục ngoài của phụ nữ.
- HPV cũng có thể gây ung thư hậu môn.
- Khi bệnh nặng, mụn cóc phát triển to có thể gây tắc nghẽn âm đạo, ảnh hưởng đến sự chào đời của thai nhi.
Cách chuẩn đoán bệnh sùi mào gà cho bà bầu
Để chẩn đoán tình bệnh sùi mào khi mang thai, bác sĩ thường tiến hành các việc sau:
1. Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về sức khỏe và lịch sử tình dục của bà bầu
- Các triệu chứng mà bạn đã trải qua
- Bạn có quan hệ tình dục hoặc quan hệ tình dục bằng miệng không
- Bạn có dùng bao cao su khi quan hệ tình dục không.
2. Bác sĩ cũng sẽ thực hiện kiểm tra thể chất
Việc kiểm tra này sẽ tiến hành ở bất kỳ khu vực nào mà bạn nghi ngờ mụn cóc có thể xảy ra.