Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 20/06/2024

Bầu uống hạt é được không? Những món hạt é bổ dưỡng cho bà bầu

Bầu uống hạt é được không? Những món hạt é bổ dưỡng cho bà bầu
Từ lâu, hạt é đã được biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm cân,… Mặc dù, hạt é mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng khi mang thai thì có được sử dụng không?

Khi mang thai, không phải bất kỳ món ăn bổ dưỡng nào cũng có thể ăn được. Do đó, có nhiều người thắc mắc; bà bầu uống hạt é được không? Nếu bạn cũng đang thắc mắc vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu với MarryBaby nhé.

Hạt é là gì và có những chất dinh dưỡng gì?

Trước khi tìm hiểu bà bầu uống hạt é được không; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về loại hạt này nhé. Hạt é (Tên tiếng Anh: Sasil Seed) hay còn gọi là hạt húng quế (tên khoa học ocimum basilicum) có màu đen giống như hạt mè.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture – USDA); trong 100g hạt é có các chất dinh dưỡng sau (1):

  • Năng lượng: 60kcal
  • Carbohydrate: 14.86g
  • Chất xơ: 0.3g
  • Đường: 12.57g
  • Canxi: 6mg
  • Sắt: 0.1mg
  • Natri: 9mg
  • Cholesterol: 0mg
  • Phụ nữ có bầu uống hạt é được không?

    Phụ nữ có bầu uống hạt é được không?
    Phụ nữ có bầu uống hạt é được không?

    Bà bầu uống nước hạt é được không? Hay bầu 3 tháng đầu và 3 tháng cuối uống hạt é được không? Với những thành phần dinh dưỡng đã kể trên, bạn có thể uống hạt é trong suốt thai kỳ.

    Tuy nhiên, bạn chỉ nên bổ sung một lượng nhỏ hạt é trong khẩu phần ăn hàng ngày thôi nhé. Vì nếu dùng quá nhiều món ăn nào cũng đều có nguy cơ dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe.

    Ngoài ra, nếu bạn đang trong 3 tháng đầu thai kỳ và sức khỏe không tốt thì không nên uống hạt é. Vì hạt é có tính nhuận tràng và hút nước nên có thể gây ra các vấn đề về tiêu hoá khiến bạn khó chịu.

    Khi tìm hiểu về bà bầu có được uống hạt é không; bạn có thể hiểu về 5 tác dụng của quả la hán với bà bầu. Bởi vì, bạn có thể kết hợp nước la hán cùng với hạt é để giải nhiệt khi thời tiết nóng nực.

    Những lợi ích khi bà bầu uống hạt é trong thai kỳ

    Bà bầu có uống hạt é được không? Chắc chắn là được và thức uống này mang đến cho sức khoẻ bà bầu những lợi ích dưới đây:

    • Hỗ trợ cho sức khỏe của xương và bổ huyết: Trong hạt é có chứa canxi và magie rất cần thiết cho sự phát triển của xương và cơ bắp của hai mẹ con. Hơn nữa, khi bạn uống hạt é còn bổ sung thêm một lượng sắt nhất định hỗ trợ cho quá trình sản xuất hồng cầu (2).
    • Hỗ trợ cho hệ tiêu hoá: Chỉ 1 muỗng cà phê hạt é (khoảng 13 gam) sẽ cung cấp 7 gam chất xơ hỗ trợ cho sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy hạt é có chất pectin (cũng là prebiotic) có thể hỗ trợ cho sự tăng trưởng và hoạt động của lợi khuẩn đường ruột (3, 4, 5).
    • Giúp no lâu: Chất pectin có thể trì hoãn việc làm rỗng dạ dày và làm tăng hormone khiến bạn cảm thấy no lâu. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh việc ăn hạt é giúp hạn chế cảm giác thèm ăn nhờ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả (6, 7).
    • Kiểm soát tiểu đường thai kỳ: Một nghiên cứu đã cho thấy, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 uống 10 gam hạt é sau mỗi bữa ăn trong một tháng có thể giúp lượng đường trong máu sau bữa ăn của họ thấp hơn 17% so với lúc bắt đầu nghiên cứu (8). Điều này cũng có thể có lợi với phụ nữ mang thai.
    • Cải thiện tình trạng cholesterol cao: Chất pectin trong hạt é có thể làm giảm cholesterol trong máu bằng cách ức chế sự hấp thụ cholesterol trong ruột. Nếu bạn uống 30 gam (khoảng 7 muỗng cà phê) hạt é trong một tháng có thể giảm 8% lượng cholesterol trong cơ thể (3, 6).
    • Ngăn ngừa ung thư: Trong hạt é có chứa chất flavonoid là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào không bị hư hại bởi các gốc tự do giúp ngăn ngừa nguy cơ bị viêm. Hơn nữa, chất này còn tiêu diệt vi khuẩn có hại nhờ đó huỷ diệt các tế bào ung thư hình thành (9).
    • Bổ sung omega-3 cho cơ thể: Trong hạt é có chứa chất béo và trong chất béo có chứa một lượng omega-3 nhất định (10, 11). Đây là dưỡng chất giúp cơ thể ngừa nguy cơ bị viêm cũng như ngăn ngừa hình thành một số bệnh như tim mạch và tiểu đường type 2 (12, 13, 14, 15).

    >> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để thai nhi khỏe mạnh?

    Một số cách bổ sung hạt é trong thực đơn hàng ngày

    1. Nước ép trái cây hạt é

    Nước ép trái cây hạt é cho bà bầu

    1.1 Nguyên liệu

    • Đá
    • Hạt é
    • Đường
    • Trái cây (bất kỳ trái cây nào bạn muốn uống)

    1.2 Cách làm nước ép hạt é

    • Bước 1: Bạn ngâm hạt é với nước ấm trong 3-5 phút cho nở ra.
    • Bước 2: Rửa sạch trái cây, cắt thành miếng vừa đủ để cho vào máy ép nước.
    • Bước 3: Bạn cho thêm ít đường vào nước ép tuỳ khẩu vị rồi khuấy tan. Sau đó, bạn cho hạt é đã ngâm vào nước và thưởng thức thành quả.
    Bạn có thể tham khảo danh sách những loại nước ép tốt cho bà bầu trên MarryBaby để kết hợp hạt é cùng với các loại nước ép nhằm giúp nước ép thơm ngon và bổ dưỡng hơn.

    2. Sương sáo hạt é

    Sương sáo hạt é

    2.1 Nguyên liệu

    • Hạt é
    • Đường
    • Dầu chuối
    • Bột sương sáo

    2.2 Cách làm sương sáo hạt é

    • Bước 1: Bạn ngâm hạt é với nước ấm trong 3-5 phút để nở ra.
    • Bước 2: Nấu bột sương sáo theo hướng dẫn của nhà sản xuất rồi để nguội và cắt sương sáo thành miếng nhỏ vừa ăn.
    • Bước 3: Nấu nước đường và để nguội.
    • Bước 4: Cho phần sương sáo, hạt é và nước đường vào một tô lớn. Sau đó, bạn cắt ống dầu chuối cho vào tô sương sáo hạt é nước đường.
    • Bước 5: Đập nhỏ đá cho vào ly cùng với sương sáo hạt é và thưởng thức thành quả.
    Bạn có thể tìm hiểu thêm bà bầu ăn sương sáo được không khi tìm hiểu bầu uống nước hạt é được không để chắc chắn về những nguyên liệu sử dụng an toàn trong thai kỳ và biết dùng đúng cách.

    3. Rau câu hạt é

    Rau câu hạt é

    3.1 Nguyên liệu

    • Hạt é
    • Đường tùy chỉnh theo khẩu vị của bạn
    • Bột rau câu hòa tan
    • Sữa chua không đường

    3.2 Cách làm rau câu hạt é

    • Bước 1: Bạn ngâm hạt é trong nước ấm khoảng 3 – 5 phút cho nở ra.
    • Bước 2: Đặt nồi lên bếp để nấu hạt é đã ngâm trên lửa vừa cùng với ít đường.
    • Bước 3: Hòa tan bột gelatin với nước nóng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau đó, bạn cho hạt é đã nấu vào hỗn hợp trên rồi khuấy đều.
    • Bước 4: Đổ hỗn hợp gelatine và é vào khuôn, để nguội và cho vào tủ lạnh.
    • Bước 5: Để làm lớp thứ 2, bạn hòa tan đường và gelatine còn lại với nước rồi đun sôi. Khi hỗn hợp trên tan hết bạn cho sữa chua vào, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp.
    • Bước 6: Khi rau câu hạt é với nước đông lại thì bạn đổ nhẹ rau câu sữa chua hạt é lên trên. Sau đó, bạn chờ rau câu nguội rồi cho vào tủ lạnh chờ đông là có thể thưởng thức.

    >> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có nên ăn cao quy linh? Không phải cứ bổ là tốt

    Những lưu ý khi bà bầu ăn hạt é trong thai kỳ

    Nếu như bạn đã biết bà bầu uống hạt é được không rồi thì bạn cũng nên biết thêm những lưu ý dưới đây khi dùng loại hạt này nhé.

    • Nên dùng hạt é với lượng vừa phải: Hạt é có tính nhuận tràng do đó nếu bạn ăn nhiều có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Nhất là với bà bầu 3 tháng đầu thì không nên ăn hạt é vì nếu lỡ ăn nhiều sẽ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
    • Chọn nơi uy tín để mua sản phẩm: Để an toàn cho sức khỏe, bạn nên chọn cơ sở kinh doanh uy tín để mua hạt é. Bạn nên tránh mua hạt é ở những cửa hàng không uy tín vì có nguy cơ dẫn đến ngộ độc thực phẩm nếu ăn phải thực phẩm bẩn.

    Như vậy, bạn đã biết bà bầu uống hạt é được không rồi. Bạn có thể uống được hạt é trong thai kỳ; nhưng nếu trong 3 tháng đầu bạn đang có sức khỏe không tốt thì không nên uống nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Basil seed drink
    https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/539989/nutrients
    Truy cập ngày 29/05/2024

    2. Eat for Life: The Food and Nutrition Board’s Guide to Reducing Your Risk of Chronic Disease.
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK235010/
    Truy cập ngày 29/05/2024

    3. Pectin and Pectin-Based Composite Materials: Beyond Food Texture
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29670040/
    Truy cập ngày 29/05/2024

    4. Microbiota-accessible pectic poly- and oligosaccharides in gut health
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30280147/
    Truy cập ngày 29/05/2024

    5. Prebiotic potential of pectin and pectic oligosaccharides to promote anti-inflammatory commensal bacteria in the human colon
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29029078/
    Truy cập ngày 29/05/2024

    6. Effects of Dietary Fibre (Pectin) and/or Increased Protein (Casein or Pea) on Satiety, Body Weight, Adiposity and Caecal Fermentation in High Fat Diet-Induced Obese Rats
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27224646/
    Truy cập ngày 29/05/2024

    7. The effects of soluble dietary fibre from the Thai herb, sweet basil seed, on human body composition
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24323171/
    Truy cập ngày 29/05/2024

    8. Improved glucose tolerance induced by long term dietary supplementation with hairy basal seeds (Ocimum canum sim) in diabetics
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2999281/
    Truy cập ngày 29/05/2024

    9. Flavonoids: an overview
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28620474/
    Truy cập ngày 29/05/2024

    10. Functional properties and applications of basil seed gum: An overview
    https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0268005X16309547
    Truy cập ngày 29/05/2024

    11. The phytochemical variability of fatty acids in basil seeds (Ocimum basilicum L.) affected by genotype and geographical differences
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30409650/
    Truy cập ngày 29/05/2024

    12. Essential Fatty Acids Linoleic Acid and α-Linolenic Acid Sex-Dependently Regulate Glucose Homeostasis in Obesity
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29935107/
    Truy cập ngày 29/05/2024

    13. Position of the academy of nutrition and dietetics: dietary fatty acids for healthy adults
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24342605/
    Truy cập ngày 29/05/2024

    14. Effects of an energy-restricted diet rich in plant-derived α-linolenic acid on systemic inflammation and endothelial function in overweight-to-obese patients with metabolic syndrome traits
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25180479/
    Truy cập ngày 29/05/2024

    15. Anti-inflammatory effects of α-linolenic acid in M1-like macrophages are associated with enhanced production of oxylipins from α-linolenic and linoleic acid
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29698923/
    Truy cập ngày 29/05/2024

    x