Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Khanh Lương
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 11/04/2022

Bầu uống bò húc được không: Mẹ bầu xem ngay để tránh nguy cơ

Bầu uống bò húc được không: Mẹ bầu xem ngay để tránh nguy cơ
Có bầu uống bò húc được không, các thành phần trong bò húc an toàn không? Mẹ bầu văn phòng nào đã quen thuộc với loại thức uống này thì xem ngay nhé.

Bò húc là loại thức uống rất được ưa chuộng hiện nay không chỉ với đàn ông mà còn với cả phụ nữ. Có tác dụng tạo hưng phấn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, tuy nhiên sử dụng quá nhiều loại nước uống này với một số đối tượng sẽ mang lại những tác hại không mong muốn. Vậy có bầu uống bò húc được không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu

Thành phần bò húc là gì, bầu uống được không?

Trong nước bò húc có chứa 2 thành phần Taurine và Caffein có khả năng kích thích não bộ, tạo cảm giác hưng phấn, khỏe khoắn, xua tan mệt mỏi. Nhưng caffein (có nhiều trong cà phê) thì không an toàn cho mẹ bầu.

Thêm vào đó, nước bò húc có chứa hàm lượng đường rất lớn và lượng calo cao. Khi đó, rất dễ dẫn đến tình trạng thừa đường, gây tăng cân, béo phì, đái tháo đường, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày.

Nước bò húc đặc biệt nguy hiểm với mẹ bầu dân văn phòng khi sử dụng hàng ngày. Do đặc thù công việc phải ngồi nhiều, cùng lượng mỡ tích tụ từ đường trong bò húc sẽ khiến vòng 2 ngày càng có xu hướng gia tăng.

bầu uống bò húc được không 1

Vậy mẹ bầu có uống bò húc được không? Câu trả lời là không nên. Mẹ bầu nào lỡ uống thì nên hạn chế lại nhé.

Những nguy cơ khiến mẹ bầu không được uống bò húc

Thật ra chưa có một nghiên cứu cụ thể nào nói về việc uống bò húc sẽ gây nguy hiểm ngay lập tức đến mẹ bầu. Nhưng dựa trên các thành phần có trong thức uống này, mẹ bầu vẫn không nên chủ quan vì nguy cơ dưới đây.

>>>Mẹ hãy xem thêm: Bà bầu uống C sủi được không? Lợi ích tuyệt vời của Vitamin C sủi

1. Nguy cơ sinh non và sảy thai cao

Như chúng ta thấy trong nước bò húc có chứa lượng đường và caffeine khá cao. Trong giai đoạn mang thai tốc độ chuyển hóa caffeine ở bà bầu chậm hơn từ 1.5 đến 3.5 lần. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ bầu nạp 100mg caffeine vào cơ thể mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ sinh non lên 3%. (1)

bầu uống bò húc được không 4

2. Tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Lượng đường trong một lon bò húc là khá cao (27gr) không chỉ khiến mẹ bầu tăng cân nhanh mà còn làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, béo phì. Việc này sẽ tăng nguy cơ gây ra biến chứng thai kỳ. Đây là điều mẹ bầu cần cân nhắc không được uống bò húc, nhất là mẹ có nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Trong nước bò húc còn tồn tại hoạt chất natri. Khi cơ thể hấp thu quá nhiều sẽ gây nên những bệnh như huyết áp cao, bệnh thận, bệnh tim, đột quỵ… Mẹ bầu không được uống bò húc khi có các dấu hiệu tăng huyết áp.

4. Tăng nguy cơ thiếu máu

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là chất caffeine có nhiều trong bò húc. Chất này cản trở sự hấp thu sắt vào cơ thể mẹ bầu. Khi cơ thể thiếu sắt, dễ dẫn tới tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu, gây nên tình trạng mệt mỏi, thậm chí là sinh non. Mẹ bầu nào có nguy cơ thiếu máu thì không được uống bò húc, nhất là trong 3 tháng đầu.

Bên cạnh bò húc, các món thức uống nào mẹ cần cẩn thận?

Khi mang thai, việc dinh dưỡng cho mẹ bầu vô cùng quan trọng, vì thế mẹ nên tham khảo trước khi dùng. Ngoài bò húc ra thì có một số loại nước mẹ cần cẩn thận như:

bầu uống bò húc được không 2

Trà sữa: Tuy trà sữa là món “gây nghiện”, không phải là loại đồ uống tốt cho mẹ bầu nên sử dụng nhiều. Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, trà và sữa là thức uống lành mạnh cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp hai loại đồ uống này với nhau kèm chất phụ gia để tạo độ ngọt thì lợi ích của trà và sữa sẽ bị hủy hoại.

Trà kombucha: Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), kể cả khi không mang thai, lượng khuyến nghị có thể dùng cho kombucha là từ một đến ba lần một ngày với tổng lượng nước uống là khoảng 350ml.

Bia: Bà bầu uống bia có tốt không? Không tốt một chút nào mẹ nhé. Bởi vì cồn trong máu của mẹ sẽ truyền sang cho con qua dây rốn. Theo các tổ chức y khoa trên thế giới, sử dụng rượu trong thời kỳ mang thai có thể gây sẩy thai, thai chết lưu và một loạt các khuyết tật về thể chất, hành vi và trí tuệ suốt đời.

Vậy Marrybaby đã trả lời câu hỏi “Mẹ bầu uống bò húc được không?”. Mẹ hãy tham khảo thêm một số loại nước cũng cần cẩn trọng dùng khi mang thai như: nước dừa, nước mía, nước đậu đen, nước rau má, nước râu ngô,… để biết cách dùng sao cho an toàn trong thai kỳ nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Maternal Caffeine Consumption during Pregnancy and Risk of Low Birth Weight: A Dose-Response Meta-Analysis of Observational Studies
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4507998/
Truy cập ngày 10/04/2022

2. New research warns energy drinks can raise stillbirth risk and caffeine guidance confuses mums-to-be
https://www.tommys.org/about-us/charity-news/new-research-warns-energy-drinks-can-raise-stillbirth-risk-and-caffeine-guidance-confuses-mums-be
Truy cập ngày 10/04/2022

3. Energy Drinks While Pregnant – Is It Safe?
https://parenting.firstcry.com/articles/energy-drinks-while-pregnant-is-it-safe-or-not/
Truy cập ngày 10/04/2022

4. CAFFEINE IN PREGNANCY
https://www.marchofdimes.org/pregnancy/caffeine-in-pregnancy.aspx
Truy cập ngày 10/04/2022

5. There are a number of important things that you can work towards to improve health outcomes for both you and your baby
https://www.thewomens.org.au/health-information/pregnancy-and-birth/a-healthy-pregnancy/quick-tips
Truy cập ngày 10/04/2022

x