Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 22/11/2023

Bà bầu có xông được không? Gợi ý những cách giải cảm cho bầu

Bà bầu có xông được không? Gợi ý những cách giải cảm cho bầu
Xông hơi để giải cảm dường như là một biện pháp lý tưởng để chúng ta khoẻ hơn mỗi khi bệnh. Tuy nhiên, liệu pháp này có an toàn đối với phụ nữ mang thai không?

Khi bị cảm lạnh, bà bầu có xông được không? Đây là một liệu pháp giải cảm an toàn với người bình thường nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Để hiểu rõ hơn những rủi ro của việc bà bầu xông hơi, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu trong phần dưới đây nhé.

Bà bầu có xông hơi được không?

Khi bị cảm, bà bầu có được xông hơi không? Mặc dù xông hơi có thể giúp bạn giải cảm, thư giãn và giảm đau lưng thai kỳ nhưng lại không an toàn đối với bạn và thai nhi. Vì thai nhi không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể nên không thể chịu được nhiệt độ cực cao khi bạn xông hơi trong giai đoạn mang thai.

Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, khi thai nhi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong phòng tắm hơi ở ba tháng đầu thai kỳ có thể bị các biến chứng nghiêm trọng ở não hoặc tủy sống, hoặc dị tật bẩm sinh, thậm chí là sảy thai.

Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bầu bị mất nước, dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn và gây ra các triệu chứng như mệt mỏi buồn nôn. Theo hướng dẫn của Hiệp hội các nhà Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), việc xông hơi trong thai kỳ là không nên.

Việc tắm hơi khi mang thai tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho bạn và thai nhi. Nếu bạn muốn sử dụng các liệu pháp xông hơi thì cần phải hỏi thăm ý kiến và sự tư vấn của bác sĩ trước.

Liên quan đến bà bầu có xông được không; bạn có thể tìm hiểu thêm về bà bầu có xông chanh sả được không hay xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu trên MarryBaby nữa nhé.

Bà bầu có xông được không? Bà bầu không nên tắm hơi vì có thể gây hại cho thai nhi
Bà bầu có xông được không? Bà bầu không nên tắm hơi vì có thể gây hại cho thai nhi

>> Xem thêm: Bà bầu có xông chanh sả được không? Lời giải đáp cho bà bầu

Bà bầu tắm nước nóng có an toàn cho thai nhi không?

Chúng ta vừa tìm hiểu bà bầu có xông hơi được không và nhận thấy không nên tắm hơi trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ngâm mình trong bồn nước nóng để giảm cảm khi mang thai thì sao? Thực tế, những rủi ro của việc ngâm mình trong nước nóng khi mang thai cũng tương tự như việc bà bầu xông hơi.

Khi bạn ngâm mình trong bồn nước nóng sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh hơn; nhất là những vị trí cạnh hoặc đối diện vòi nước vì là nơi dòng chảy nước nóng di chuyển. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thai phụ chỉ nên tắm với nước ấm duy trì ở mức 35°C.

Nếu bác sĩ cho phép bạn thỉnh thoảng sử dụng bồn nước nóng trong khi mang thai, thì nên lưu ý những điều sau:

  • Không sử dụng bồn nước nóng mỗi ngày.
  • Không ngâm mình trong nước nóng quá 10 phút.
  • Không nên ngồi gần vòi phun nước nóng đang chảy vào bồn nước.
  • Bước ra khỏi bồn nước nóng ngay lập tức nếu bạn cảm thấy choáng váng muốn ngất xỉu hoặc buồn nôn.

Cách giải cảm không cần xông hơi dành cho bà bầu

Nếu không được xông hơi, bà bầu nên giải cảm bằng cách nào?
Nếu không được xông hơi, bà bầu nên giải cảm bằng cách nào?

Ngoài xông hơi, bạn có thể sử dụng các cách giải cảm khác nhưng an toàn cho bà bầu như:

  • Uống nhiều nước hơn
  • Uống nước chanh mật ong
  • Dùng nước muối để rửa mũi
  • Súc miệng với nước muối ấm
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi
  • Dùng máy phun sương để tạo thêm độ ẩm trong nhà

Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm khác để tăng sức đề kháng cho cơ thể như thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm giàu kẽm, trái câyrau củ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các cách giải cảm bằng gừng không dùng thuốc cho bà bầu trên MarryBaby nữa nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có nên xông vùng kín không? Bật mí 6 rủi ro khi xông khiến mẹ bất ngờ

Tóm lại bà bầu có xông hơi được không? Bà bầu không nên xông hơi trong suốt thai kỳ vì tiềm ẩn nhiều rủi ro không tốt cho sức khỏe của bản thân và thai nhi. Nếu muốn giải cảm, tốt nhất bạn nên tìm đến các cách giải cảm tự nhiên khác an toàn hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Saunas During Pregnancy
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/saunas-and-pregnancy/
Truy cập ngày 10/11/2023

2. Is it safe to use a sauna or jacuzzi if I’m pregnant?
https://www.nhs.uk/common-health-questions/pregnancy/is-it-safe-to-use-a-sauna-or-jacuzzi-if-i-am-pregnant/
Truy cập ngày 10/11/2023

3. Can I use a sauna or hot tub early in pregnancy?
https://www.acog.org/womens-health/experts-and-stories/ask-acog/can-i-use-a-sauna-or-hot-tub-early-in-pregnancy
Truy cập ngày 10/11/2023

4. Patent ductus arteriosus (PDA)
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/patent-ductus-arteriosus/symptoms-causes/syc-20376145
Truy cập ngày 10/11/2023

5. Ventricular septal defect (VSD)
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ventricular-septal-defect/symptoms-causes/syc-20353495
Truy cập ngày 10/11/2023

6. Which Cold & Flu Medication Is Safe to Take During Pregnancy?
https://unmhealth.org/stories/2022/02/cold-flu-medicine-safe-during-pregnancy.html
Truy cập ngày 10/11/2023

x