Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 07/11/2022

Bầu ăn thịt thỏ được không? Mẹ đừng bỏ lỡ món ngon giàu dinh dưỡng này nhé

Bầu ăn thịt thỏ được không? Mẹ đừng bỏ lỡ món ngon giàu dinh dưỡng này nhé
Thịt thỏ là một món ăn thơm ngon, dùng để chữa bệnh. Thế nhưng, thịt thỏ cũng bị gắn mác không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là mẹ bầu. Vậy bầu ăn thịt thỏ được không?

Ăn thịt thỏ khiến bé sinh ra bị sứt môi, suy dinh dưỡng là những lời đồn đầy rẫy trên các diễn đàn mẹ bầu. Vậy thực hư lợi, hại của món ăn này ra sao? Bầu ăn thịt thỏ được không? Mẹ hãy cùng MarryBaby khám phá trong bài viết dưới đây nhé.

Giá trị dinh dưỡng của thịt thỏ

Trước khi tìm hiểu bà bầu có ăn được thịt thỏ không, mẹ cần nắm được giá trị dinh dưỡng của thịt thỏ. Cứ 100g thịt thỏ sẽ chứa:

  • Cung cấp Omega-3 cho cơ thể

    Chưa biết bầu ăn thịt thỏ được không, nhưng một chiếc đùi thỏ cung cấp 30% lượng Omega-3 mà cơ thể cần trong ngày (lượng này nhiều gấp 3 lần các loại thịt khác như thịt gà, thịt lợn). Bổ sung đủ liều lượng Omega-3 có thể giảm 55% nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột, cải thiện chất lượng giấc ngủ, tốt cho da.

    >>Bạn có thể quan tâm: Bổ sung DHA và Omega 3 cho bé như thế nào để con phát triển toàn diện?

    • Bảo vệ hệ thần kinh, phát triển cơ bắp

    Các vitamin nhóm B trong thịt thỏ giúp bảo vệ hệ thần kinh, giúp cơ bắp phát triển tốt và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào.

    • Ngăn ngừa xơ vữa động mạch

    Chất lecithin chứa nhiều trong thịt thỏ giúp bảo vệ mạch máu, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch hiệu quả.

    • Chữa bệnh hiệu quả

    Trong Đông Y, thịt thỏ kèm với các nguyên liệu khác như đẳng sâm, táo đỏ, sơn dược, hành, rượu… khi kết hợp đúng công thức có thể giúp phục hồi cơ thể sau ốm, trị huyết hư ở phụ nữ, trị mụn nhọt và ghẻ lở, bí đại tiện, đau lưng mỏi gối, hỗ trợ hạ đường huyết, bổ gan, bổ thận, trị chứng bệnh bội nhiễm (do điều trị ung thư bằng tia phóng xạ gây nên), bệnh ở mạch vành của tim, xơ cứng mạch máu, bong gân, tê chân tay, mất ngủ, mộng mị…

    >>Bạn có thể quan tâm: Dinh dưỡng khi mang thai: Ăn chuẩn theo từng tháng

    Bầu ăn thịt thỏ được không?

    bầu ăn thịt thỏ được không

    Thịt thỏ có nhiều công dụng như thế, nhưng bầu ăn thịt thỏ được không nhỉ? Mẹ cùng theo dõi tiếp để có câu trả lời nhé.

    • Bầu ăn thịt thỏ được không? Được vì hàm lượng protein dồi dào

    Thịt thỏ rất giàu protein dễ tiêu hóa (khoảng 21g trên 100g) và chứa ít calo, natri so với các loại thịt khác. Do đó, thịt thỏ được nhiều bầu ưu chuộng.

    • Bầu ăn thịt thỏ được không? Nên ăn để bổ sung các vitamin và khoáng chất

    Các món ăn từ thịt thỏ góp phần cung cấp vitamin B3, vitamin B12, phốt pho, kali, selen mà mẹ cần để đáp ứng một chế độ dinh dưỡng chuẩn trong thai kỳ.

    >>Bạn có thể quan tâm: Bà bầu có nên uống vitamin tổng hợp? Những lưu ý quan trọng mẹ phải biết

    • Bầu ăn thịt thỏ được không? Tăng cường miễn dịch cho mẹ và trí tuệ cho bé

    Bầu có ăn được thịt thỏ không? Được vì lượng omega-3 dồi dào trong thịt thỏ giúp mẹ tăng sức đề kháng và phát triển trí lực cho bé. Bên cạnh đó, các vitamin nhóm B như vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12 còn giúp phát triển, tái tạo tế bào của thai nhi, từ đó, giúp quá trình hình thành da, thần kinh của bé hoàn thiện và tránh bị tổn thương khi chào đời.

    • Bầu ăn thịt thỏ được không? Bị bệnh tim mạch thì nên ăn mẹ nhé

    Hàm lượng kali trong thịt thỏ không thua kém gì với các loại thịt trắng khác. Theo đó, kali trong thịt thỏ sẽ giúp mẹ duy trì sức khỏe của tim nhờ khả năng loại bỏ lượng natri quá mức trong máu.

    Ngoài ra, thịt thỏ cũng chứa rất ít cholesterol, giúp mẹ giảm tỷ lệ tai biến mạch máu não (đột quỵ), nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp.

    • Giúp mẹ ngăn ngừa thận, xơ vữa động mạch

    Thịt thỏ còn chứa nhiều chất lecithin giúp mẹ phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Hơn nữa, thịt thỏ rất ít natri nên cực kỳ hợp với mẹ bị bệnh thận.

    Như vậy, mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc bầu ăn thịt thỏ được không, “được” mẹ nhé. Đối với lời đồn ăn thịt thỏ khiến con sinh ra bị sứt môi, hở lợi do con thỏ có môi trên bị hở, đây là quan điểm thiếu cơ sở khoa học và mẹ không nên tin theo. Nguyên nhân trẻ bi sứt môi có thể do:
    • Các rối loạn sinh học
    • Mẹ dùng thuốc khi mang thai như thuốc an thần…
    • Yếu tố di truyền (cực kỳ hiếm)
    • Mẹ bị rối loạn tâm lý lúc mang thai: căng thẳng, nhiễm động thần kinh, trầm cảm
    • Môi trường bị ô nhiễm bởi: khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất, phóng xạ, chất độc màu da cam (dioxin).

    Các món ngon từ thịt thỏ cho mẹ tham khảo

    Bên cạnh thắc mắc có bầu ăn thịt thỏ được không, mẹ cũng tò mò các món ăn từ thịt thỏ. Thịt thỏ vốn bổ dưỡng, nhưng sẽ còn bổ hơn nếu mẹ kết hợp cùng các nguyên liệu dinh dưỡng khác. Đây là các món ăn ngon và dễ làm từ thịt thỏ mà mẹ có thể tham khảo: Thịt thỏ xào sả ớt, thịt thỏ sốt vang, thịt thỏ nướng, thịt thỏ rôti, thịt thỏ giả cầy, thịt thỏ xào lăn…

    Các món ngon từ thịt thỏ cho mẹ bầu tham khảo

    >>Bạn có thể quan tâm: 6 loại vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng đầu tốt cho sự phát triển của thai nhi

    Lưu ý khi ăn thịt thỏ cho bà bầu

    Sau khi biết bầu ăn thịt thỏ được không, mẹ nên nắm rõ những lưu ý khi ăn thịt thỏ để món ăn này phát huy hết lợi ích. Dưới đây là những lưu ý mẹ cần nắm khi ăn thịt thỏ:

    1. Không kết hợp với thực phẩm kỵ thịt thỏ

    Mẹ tuyệt đối không được nấu thịt thỏ với các thực phẩm sau:

    • Trứng gà: Sự kết hợp này sẽ làm đường ruột của mẹ bị kích thích, gây ra tiêu chảy hoặc khó tiêu.
    • Cải chíp: Rau cải chíp và thịt thỏ đều có tính hàn. Do đó, ăn hai loại thực phẩm này sẽ làm mẹ bị lạnh bụng, khó chịu, gây tiêu chảy, nôn mửa.
    • Thịt vịt hay thịt ngan: Sự kết hợp này dễ dẫn đến tình trạng chướng bụng và đau bụng, thậm chí tiêu chảy.
    • Gừng và mù tạt: Dù hai nguyên liệu này thường được dùng để khử mùi tanh của thịt thỏ, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Bởi ba nguyên liệu này không hợp với nhau, ăn chung dễ gây viêm dạ dày, ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng.
    • Rau cần tây: Rau cần tây khi kết hợp với thịt thỏ có thể khiến mẹ bị dị ứng hoặc mẩn ngứa ngoài da, thậm chí còn gây rối loạn chức năng tiêu hóa.

    2. Không được ăn quá nhiều

    Biết “có bầu ăn thịt thỏ được không” quan trọng, nhưng mẹ cần biết ăn bao nhiêu để an toàn nữa nhé. Thịt thỏ có tính hàn, nếu mẹ ăn nhiều sẽ gây lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng tới thai nhi, nặng thì có thể sảy thai. Thịt thỏ cực kỳ bổ cho mẹ và bé, tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để ăn với lượng vừa phải để tránh gây hại cho thai nhi.

    >>Bạn có thể quan tâm: Dọa sảy thai – Những vấn đề mẹ bầu cần biết

    Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về băn khoăn có bầu ăn thịt thỏ được không. Hy vọng mẹ đã nắm rõ các lưu ý để ăn thịt thỏ đúng và an toàn cho mẹ và bé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo
    1. Rabbit and Hare

    https://www.hss.gov.nt.ca/en/services/nutritional-food-fact-sheet-series/rabbit-and-hare

    Truy cập ngày 3/11/2022

    1. Nutrient Content of Rabbit Meat as Compared to Chicken, Beef and Pork Meat

    https://www.researchgate.net/publication/290214524_Nutrient_Content_of_Rabbit_Meat_as_Compared_to_Chicken_Beef_and_Pork_Meat

    Truy cập ngày 3/11/2022

    1. Rabbit From Farm to Table

    https://www.fsis.usda.gov/food-safety/safe-food-handling-and-preparation/meat/rabbit-farm-table

    Truy cập ngày 3/11/2022

    1. Foods to avoid in pregnancy

    https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/foods-to-avoid/

    Truy cập ngày 3/11/2022

    1. Vitamin B12

    https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/vitamin-b12/

    Truy cập ngày 3/11/2022

    x