Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trần Lê Phương Uyên
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật 19 giờ trước

Bầu ăn rau ngổ được không? Các công dụng đối với sức khỏe mẹ bầu?

Bầu ăn rau ngổ được không? Các công dụng đối với sức khỏe mẹ bầu?
Rau ngổ là loại rau gia vị dùng trong các món phở, canh, lẩu... mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, kháng viêm và giúp thanh nhiệt cơ thể. Với thành phần giàu chất chống oxy hóa, rau ngổ còn được xem là thảo dược thiên nhiên hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh. 

“Có bầu ăn rau ngổ được không, có gây hại cho thai nhi không?” là thắc mắc của không ít các mẹ bầu vốn yêu thích mùi thơm đặc trưng của loại rau này.

Rau ngổ (hay rau om) là loại rau thơm phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, thường được dùng làm gia vị trong các món phở, canh chua, lẩu. Không chỉ giúp món ăn tăng hương vị, rau ngổ còn có nhiều lợi ích sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, kháng viêm và giúp thanh nhiệt cơ thể. Với thành phần giàu chất chống oxy hóa, rau ngổ còn được xem là thảo dược thiên nhiên hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh.

Tổng quan về rau ngổ

Trước khi đi tìm “có bầu ăn rau ngổ được không, có gây hại cho thai nhi không?”, hãy cùng tìm hiểu qua về loại rau này.

Rau ngổ, hay còn gọi là rau om, ngò ôm hoặc ngổ hương, là một loại rau gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Loại rau này có thân rỗng, lá nhỏ hình mác và đặc biệt sở hữu hương thơm dễ chịu. Không chỉ giúp tăng hương vị món ăn, rau ngổ còn chứa nhiều dưỡng chất giá trị như vitamin A, vitamin C, chất xơ và các hợp chất flavonoid, góp phần hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

Rau ngổ thường sinh trưởng tốt ở những khu vực ẩm ướt như ruộng, ao hay bờ sông. Ở một số địa phương, nó được xem là loại rau gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn, đặc biệt là canh chua, lẩu cá. Không chỉ có mặt trong ẩm thực, rau ngổ còn được sử dụng phổ biến trong y học dân gian để hỗ trợ điều trị các vấn đề sức khỏe như sỏi thận và viêm đường tiết niệu.

Trên thực tế, rau ngổ xuất hiện rộng rãi ở các tỉnh thành Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Người ta thường sử dụng rau ngổ tươi để giữ trọn hương vị và giá trị dinh dưỡng. Ngoài việc dùng làm rau gia vị, rau ngổ còn được chế biến theo nhiều cách như xào, nấu canh hoặc làm thức uống.

Với nhiều bà nội trợ, chỉ cần thêm một ít rau ngổ vào món canh bầu, canh chua cá lóc hay lẩu cá, hương vị món ăn sẽ trở nên thanh mát và đậm đà hơn mà vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên.

Những công dụng của rau ngổ đối với sức khỏe

bầu ăn rau ngổ được không

Rau ngổ không chỉ nổi tiếng với hương thơm dễ chịu mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Theo một nghiên cứu trên tạp chí về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, rau ngổ có các hợp chất giúp:

  • Kháng khuẩn, giảm viêm: Hỗ trợ quá trình tiêu hóa nhờ chứa flavonoid và chất xơ tự nhiên. Điều này giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Tốt cho tim mạch: Các chất chống oxy hóa từ rau ngổ có thể góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính bằng cách ngăn ngừa sự hình thành gốc tự do.
  • Lợi tiểu, giảm triệu chứng sưng phù: Do rau ngổ có tính mát nên có thể hỗ trợ giảm tình trạng ứ nước trong cơ thể.
  • Rau ngổ cũng rất dễ chế biến trong thực đơn hằng ngày. Ví dụ:

    • Với những ai thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu, canh rau ngổ nấu tôm hoặc cá là lựa chọn tốt giúp dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn.
    • Một số gia đình dùng rau ngổ phơi khô để hãm nước uống, bổ sung khoáng chất và vitamin.

    Bên cạnh đó, nhiều mẹ bầu quan tâm đến vấn đề phụ nữ mang thai có nên ăn rau ngổ không và ăn thế nào cho an toàn?

    Giải đáp thắc mắc: Mẹ bầu ăn rau ngổ được không, cần lưu ý điều gì?

    1. Giải đáp thắc mắc: Mẹ bầu ăn rau ngổ được không?

    bà bầu ăn rau ngổ được không
    Rau ngổ (miền Nam)

    Tùy theo từng vùng miền, rau ngổ có đến hai loại khác nhau:

  • Miền Bắc: Rau ngổ (miền Nam gọi là rau ngò ôm, rau ôm) là loại rau thơm dùng kèm với phở, nêm canh chua, canh cá… có mùi thơm hơi hắc, đắng nhẹ dễ ăn.
  • Miền Nam: Ngoài rau ngò ôm, rau ôm còn có loại rau có tên là rau ngổ thường được dùng để xào thịt bò, luộc chấm nước cá kho, thịt kho… Rau có vị hơi đắng, mùi hơi hắc nên không phải ai cũng biết đến loại rau khá đặc biệt này.
  • Vậy, “có bầu ăn rau ngổ được không, có gây hại cho thai nhi không?” hay “mẹ bầu ăn rau ngổ được không?”. Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây, bạn đừng bỏ lỡ.

    Trong thai kỳ, mẹ bầu cần cân nhắc kỹ lưỡng chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vậy rau ngổ có an toàn không hay cần kiêng cữ? Theo một số chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu có thể ăn rau ngổ (cả 2 loại rau kể trên) một cách hợp lý, vì loại rau này chứa nhiều dưỡng chất tốt như:

    • Vitamin A, C giúp tăng cường sức đề kháng.
    • Khoáng chất như sắt, canxi, kali hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu và xương chắc khỏe.
    • Chất xơ tự nhiên nhằm duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

    Ngoài ra, rau ngổ có khả năng hỗ trợ kiểm soát cholesterol và huyết áp, giúp giảm áp lực lên tim mạch trong thai kỳ. Đặc biệt, những mẹ bầu bị phù chân khi mang thai hoặc mệt mỏi do thay đổi nội tiết tố có thể thấy việc ăn rau ngổ giúp cơ thể dễ chịu hơn.

    Tuy nhiên, cũng cần lưu ý:

    • Chỉ ăn lượng vừa phải, không lạm dụng quá nhiều.
    • Chọn rau ngổ tươi, được trồng theo chuẩn nông nghiệp sạch để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
    • Rửa sạch kỹ với nước muối loãng trước khi chế biến để loại bỏ vi khuẩn.

    2. Mẹ bầu ăn rau ngổ cần lưu ý những điều gì?

    Với rau ngổ dùn là dùng dưới dạng rau gia vị hay rau ăn thông thường, để đảm bảo an toàn và tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe của rau ngổ, mẹ bầu nên chú ý “những nguyên tắc vàng” sau đây khi đưa rau ngổ vào bữa ăn:

    1. Chọn rau sạch, an toàn

    Ưu tiên rau ngổ trồng theo hướng hữu cơ hoặc mua từ cơ sở uy tín, có chứng nhận rõ ràng. Tránh mua rau bị úa, héo hoặc có màu sắc bất thường vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng.

    2. Rửa sạch, ngâm muối trước khi chế biến

    Rau ngổ mọc ở khu vực ẩm ướt, dễ bám bụi bẩn, vi khuẩn. Do đó, bạn nên rửa từng cọng dưới vòi nước, sau đó ngâm nước muối loãng 10–15 phút để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất.

    3. Ăn với lượng vừa phải

    Mỗi tuần, mẹ bầu có thể ăn 2–3 lần, mỗi lần 20–30g (một nắm nhỏ). Ăn điều độ giúp hấp thu dưỡng chất tốt mà không gây tác dụng phụ.

    4. Kết hợp với thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng

    • Với rau thơm: Dùng ăn kèm phở hoặc các món nước.
    • Với rau ngò ôm: Có thể luộc ăn với cá kho, thịt kho hoặc nấu canh cùng bí đỏ.

    Song song với đó, hãy kết hợp rau ngổ với thực phẩm giàu đạm (thịt gà, cá, tôm) và rau củ để đa dạng dưỡng chất.

    5. Theo dõi phản ứng của cơ thể

    Nếu sau khi ăn có dấu hiệu khó chịu như đầy bụng, nổi mẩn, đau đầu, mẹ bầu nên tạm dừng và theo dõi. Trong trường hợp triệu chứng kéo dài, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

    Thực hiện đúng các lưu ý này, mẹ bầu hoàn toàn có thể an tâm bổ sung rau ngổ vào chế độ dinh dưỡng. Sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu cách nấu nướng cụ thể để biến rau ngổ thành những món ăn vừa ngon vừa tốt cho thai kỳ.

    Một số rủi ro về sức khỏe khi bầu ăn quá nhiều rau ngổ

    Mặc dù rau ngổ mang nhiều lợi ích sức khỏe, ăn quá mức có thể gây một số tác động tiêu cực. Dưới đây là những rủi ro mẹ bầu nên lưu ý:

    • Mất cân bằng điện giải: Do rau ngổ có đặc tính lợi tiểu, ăn quá nhiều có thể khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn, gây mất nước và làm cơ thể mệt mỏi, kém tập trung.
    • Rối loạn tiêu hóa: Nếu mẹ bầu nhạy cảm với mùi vị của rau ngổ hoặc có tiền sử rối loạn tiêu hóa, ăn nhiều rau ngổ có thể gây khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn.
    • Nguy cơ ngộ độc thực phẩm: Rau ngổ trồng ở môi trường ô nhiễm có thể chứa vi khuẩn E.coli hoặc ký sinh trùng. Nếu không được rửa sạch trước khi dùng, nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ tăng lên.
    • Phản ứng dị ứng: Một số người có thể gặp tình trạng nổi mẩn đỏ hoặc ngứa ngáy sau khi ăn rau ngổ sống với lượng lớn. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên ngừng ăn và tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Gợi ý một số món ăn có rau ngổ tốt cho bà bầu

    bà bầu ăn rau ngổ được không

    Bạn đang băn khoăn nên chế biến món gì hấp dẫn từ rau ngổ cho bữa cơm gia đình? Dưới đây là một vài gợi ý đơn giản, giúp các mẹ bầu “đổi gió” khẩu vị mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng:

    Canh bầu nấu với rau ngổ

    • Bước 1: Gọt vỏ bầu, cắt miếng vừa ăn, rửa sạch rau ngổ rồi để ráo.
    • Bước 2: Phi hành tím với một chút dầu, sau đó thêm thịt băm (hoặc tôm) để xào sơ.
    • Bước 3: Cho nước vào nồi, đợi sôi rồi thả bầu vào, nêm gia vị phù hợp.
    • Bước 4: Khi bầu gần chín tới, thêm rau ngổ cắt khúc ngắn, đảo nhẹ và tắt bếp.

    Bầu xào rau ngổ

    • Bước 1: Bầu đem đi rửa sạch bào sợi hoặc cắt thành sợi mỏng, rau ngổ thái rối.
    • Bước 2 Phi tỏi, cho bầu vào xào với lửa lớn để giữ độ giòn, sau đó cho rau ngổ, đảo thêm vài lần.
    • Bước 3: Nêm chút nước mắm, muối hoặc hạt nêm. Bạn sẽ có món xào xanh mướt, ngọt dịu, lại cực kỳ bắt cơm.

    Salad bầu và rau ngổ thanh mát:

    • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

      • Bào sợi bầu sống.
      • Cắt nhỏ rau ngổ.
      • Thái mỏng dưa leo, cà rốt hoặc hành tây.
    • Bước 2: Pha nước sốt chua ngọt, thêm nước cốt chanh, đường và dầu oliu, khuấy đều.
    • Bước 3: Trộn salad

      • Cho bầu, rau ngổ và các loại rau củ vào tô lớn.
      • Rưới nước sốt lên, trộn đều để các nguyên liệu thấm gia vị.
    • Bước 4: Rắc thêm đậu phộng rang hoặc mè rang để tăng vị bùi béo.

    Mỗi món ăn đều mang chút biến tấu riêng theo khẩu vị của từng gia đình. Bạn hoàn toàn có thể linh hoạt thêm bớt nguyên liệu để phù hợp với sức khỏe và sở thích của bản thân. Quan trọng nhất, hãy chắc chắn rau ngổ được sơ chế sạch, chọn mua từ nguồn an toàn để tránh rủi ro không đáng có. Mong rằng những gợi ý nho nhỏ trên sẽ giúp các mẹ bầu có thêm nhiều lựa chọn hấp dẫn và bổ dưỡng trong thực đơn hằng ngày.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    https://gardenersmag.com/rice-paddy-herb/Health benefits of Rice paddy herb

    https://www.healthbenefitstimes.com/rice-paddy-herb/#google_vignette  Ngày truy cập 17/5/2025

    Limnophila aromatica

    https://en.wikipedia.org/wiki/Limnophila_aromatica Ngày truy cập 17/5/2025

    Rice Paddy Herb (Ngo Om): Description, Flavor, Benefits, And Uses

    https://gardenersmag.com/rice-paddy-herb/ Ngày truy cập 17/5/2025

    Rau ngổ – Không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc chữa bệnh

    https://suckhoedoisong.vn/rau-ngo-khong-chi-la-gia-vi-ma-con-la-vi-thuoc-chua-benh-169220921100933863.htm Ngày truy cập 17/5/2025

    x