Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Tham vấn chuyên môn: Chuyên gia dinh dưỡng Phạm Thị Diệp
Cập nhật 29/01/2023

Bầu ăn gạo lứt được không? Ăn thay gạo trắng luôn được không?

Bầu ăn gạo lứt được không? Ăn thay gạo trắng luôn được không?
Gạo lứt nổi tiếng ngon, bổ dưỡng và đặc biệt phù hợp với người muốn giảm cân. Vậy bầu ăn gạo lứt được không? Ăn gạo lứt thay gạo trắng có tốt không? Hãy cùng MarryBaby khám phá trong bài viết dưới đây nhé mẹ.

Gạo lứt là một loại gạo nguyên hạt, tức là chỉ loại bỏ lớp vỏ bên ngoài, còn nguyên lớp cám và mầm ngũ cốc. Nếu loại bỏ lớp vỏ, lớp cám và mầm trên cùng một hạt thì đó là gạo trắng bình thường. Gạo lứt có hương vị nhẹ nhàng, béo ngậy và dai hơn. Gạo lứt nguyên hạt thường cần nhiều thời gian nấu hơn gạo trắng, trừ trường hợp gạo lứt tấm.

Lợi ích của gạo lứt đối với sức khỏe

bảng thành phần dinh dưỡng 2017 dành cho thực phẩm của Việt Nam
Bảng thành phần dinh dưỡng 2017 dành cho thực phẩm của Việt Nam

Theo quy chuẩn bảng thành phần dinh dưỡng Việt Nam thì 100g gạo lứt (phần sống, sạch ăn được) cung cấp 357kcal; 7,5g protein; 2,68g chất béo và 76,18g Glucid.

Bầu ăn gạo lứt được không?

bầu ăn gạo lứt được không
Bầu ăn gạo lứt được không?

Nhiều người ca ngợi tác dụng thần kỳ của gạo lứt nhưng mẹ cần hiểu gạo lứt cũng có những nhược điểm mà bạn nên lưu ý.

Ưu điểm: Giàu chất xơ, vitamin nhóm B do còn nguyên lớp vỏ cám, chỉ số GI thấp nên khả năng làm tăng đường huyết sau ăn lâu hơn so với gạo trắng (vẫn làm tăng đường huyết nhưng đỉnh đường máu sẽ thấp hơn).

Nhược điểm: Gạo lứt sẽ khá cứng và khô so với một số người, khó hấp thu hơn, dạ dày phải co bóp nhiều hơn, có nhiều yếu tố phytat làm cản trở hấp thu fe (sắt), zn (kẽm).

Dưới đây là những tác dụng hỗ trợ sức khỏe của gạo lứt, mẹ có thể đọc để tham khảo nhé.

1. Gạo lứt giúp giảm mức Cholesterol xấu

Gạo lứt có thể làm giảm LDL (cholesterol xấu) và cải thiện HDL (cholesterol tốt). Tuy nhiên, chưa thấy có nhiều nghiên cứu đủ mạnh để chứng minh tác dụng này.

2. Khả năng làm tăng đường huyết sau ăn thấp hơn so với gạo trắng

Gạo lứt vẫn làm tăng đường huyết sau ăn như bao thực phẩm chứa nhiều carbohydrat (glucid) khác. Tuy nhiên, nó có chỉ số GI thấp hơn gạo trắng. Vì vậy, khả năng làm tăng đường huyết sau ăn thấp hơn so với gạo trắng.

3. Bầu ăn gạo lứt được không? Được vì giúp dễ ngủ hơn

Theo thông tin trên trang Health Clevelandclinic, cùng với bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, bánh quy giòn thì gạo lứt cũng là thực phẩm hỗ trợ bạn có giấc ngủ ngon. Bởi những thực phẩm này giàu carbohydrate phức hợp.

>>Xem thêm: Bà bầu bị táo bón có nên rặn, rặn nhiều có bị sảy thai?

4. Cung cấp thêm năng lượng cho mẹ

Gạo lứt có chứa niacin, một coenzyme quan trọng để sản xuất năng lượng. Ngoài ra, gạo lứt cũng có lượng carbohydrate cao (nguồn năng lượng chính). Điều này sẽ giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng mệt mỏi trong thai kỳ.

>>Xem thêm: Mang thai con gái mệt hơn con trai, điều này có chính xác không?

5. Bầu ăn gạo lứt được không? Được vì giúp kiểm soát cân nặng

Tăng cân khi mang thai là điều rất khó kiểm soát, nhưng không phải là không thể. Ăn gạo lứt khi mang thai có thể giúp mẹ kiểm soát được tình trạng tăng cân. Sở dĩ như vậy là vì gạo lứt giàu chất xơ và giúp mẹ no lâu hơn.

Mẹ cần lưu ý nhiều người ăn gạo lứt để giảm cân. Tuy nhiên, nếu bạn ăn dư thừa thì vẫn tăng cân đều do gạo lứt có chứa tinh bột, vẫn có thể cung cấp năng lượng.

Bầu ăn gạo lứt được không? Giúp ngăn ngừa tăng cân

6. Gạo lứt hỗ trợ xương chắc khỏe

Magie, cùng với canxi, tạo nên cấu trúc vật lý của xương. Hơn nữa, gạo lứt cũng chứa chất dinh dưỡng thiết yếu như thiamine và riboflavin giúp xương và răng chắc khỏe. Nếu xương của mẹ không chắc khỏe, em bé đang lớn sẽ mất đi hàm lượng canxi thiết yếu, đồng thời, mẹ dễ mắc bệnh về xương khớp sau này.

7. Hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ

Gạo lứt chứa chất xơ không hòa tan nên giúp mẹ hạn chế tăng đường máu quá nhanh sau bữa ăn.

>>Xem thêm: Biểu hiện tiểu đường thai kỳ dễ nhận biết nhất cho mẹ bầu

Như vậy, câu trả lời cho băn khoăn bầu ăn gạo lứt được không đã rõ. Mẹ hoàn toàn có thể ăn gạo lứt với khẩu phần hợp lý.

>>Xem thêm: 20 cách giảm nghén 3 tháng đầu hiệu quả cho phụ nữ mang thai

Bầu ăn gạo lứt thay gạo trắng có tốt không?

Mẹ đã biết bà bầu ăn cơm gạo lứt được không. Tốt như vậy liệu có nên ăn gạo lứt thay gạo trắng hàng ngày không? Lượng calo trong gạo lứt không khác với lượng calo của gạo trắng. Sự khác biệt nằm ở giá trị dinh dưỡng.

Bầu ăn gạo lứt thay gạo trắng có tốt không?

Đối với gạo trắng, lớp trấu bên dưới được loại bỏ. Do đó, chỉ còn lại phần nội nhũ giàu tinh bột. Nói cách khác, nhiều vitamin và khoáng chất trong hạt sẽ bị mất trong quá trình này.

Mẹ có nên ăn gạo lứt hàng ngày? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất mẹ bầu nên ăn gạo lứt khoảng 2-3 lần/tuần. Như vậy, mẹ không nên thay thế hoàn toàn cơm gạo trắng bằng cơm gạo lứt.

Lưu ý khi ăn gạo lứt cho bà bầu

Muốn gạo lứt cho bà bầu sức khỏe, muốn gạo lứt phát huy hết tác dụng, mẹ hãy lưu ý những điều sau:

  • Không ăn gạo lứt mỗi ngày

Ăn gạo lứt mỗi ngày không an toàn vì nó có hàm lượng asen rất cao. Asen làm tăng nguy cơ tử vong của thai nhi, nhiễm độc thạch tín ở mẹ. Vì vậy, mẹ nên tránh ăn quá nhiều gạo lứt, thay vào đó, mẹ nên chia các buổi ăn gạo lứt và gạo trắng điều độ.

Tuy nhiên, nếu mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, có thể được bác sĩ khuyên ăn gạo lứt nguyên cám thay thế gạo trắng. Mẹ vẫn cần thực hiện theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

  • Đảm bảo nấu kỹ

Bà bầu ăn gạo lứt được không? Được nhưng mẹ nhớ rằng, gạo lứt cho bà bầu chỉ tốt khi được nấu kỹ và chín. Điều này sẽ giúp mẹ tránh bị táo bón hoặc các vấn đề tiêu hóa khác như khó tiêu, ợ chua. Tuy nhiên, mẹ không nên nấu cơm quá lâu vì sẽ làm giảm hàm lượng protein và dinh dưỡng.

  • Chọn gạo lứt hữu cơ

Mẹ có thể dễ dàng tìm mua gạo lứt ở bất kỳ cửa hàng tạp hóa nào. Mẹ nhớ chọn gạo lứt hữu cơ vì chứa ít hàm lượng asen hơn.

  • Bảo quản gạo lứt

Mẹ hãy bảo quản gạo lứt trong hộp kín, tránh xa nhiệt độ cao, ánh sáng và độ ẩm. Nếu mẹ đảm bảo quy trình này, thời hạn sử dụng của gạo lứt có thể đến 6 tháng. Ngoài ra, nếu muốn kéo dài thời gian sử dụng, mẹ hãy cho vào hộp kín và để trong tủ lạnh hoặc ngăn đá tủ lạnh.

Trên đây là giải đáp của MarryBaby về băn khoăn bầu ăn gạo lứt được không. Hy vọng mẹ đã nắm được ăn cơm gạo lứt có tác dụng gì với bà bầu, ăn gạo lứt thay gạo trắng có tốt không và lưu ý khi ăn gạo lứt để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. For Consumers: Seven Things Pregnant Women and Parents Need to Know About Arsenic in Rice and Rice Cereal

https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/consumers-seven-things-pregnant-women-and-parents-need-know-about-arsenic-rice-and-rice-cereal

Truy cập ngày 24/11/2022

2. Perinatal exposure to germinated brown rice and its gamma amino-butyric acid-rich extract prevents high fat diet-induced insulin resistance in first generation rat offspring

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4740094/

Truy cập ngày 24/11/2022

3. Healthy Eating

https://www.acog.org/womens-health/faqs/healthy-eating?utm_source=redirect&utm_medium=web&utm_campaign=otn

Truy cập ngày 24/11/2022

4. Dietary Reference Intakes for Energy, Carbohydrate, Fiber, Fat, Fatty Acids, Cholesterol, Protein, and Amino Acids (2005)

https://doi.org/10.17226/10490

Truy cập ngày 24/11/2022

5. How can you meet your increased nutritional needs during pregnancy?

https://lpi.oregonstate.edu/sites/lpi.oregonstate.edu/files/lpi-pregnancy-infographic_1.pdf

Truy cập ngày 24/11/2022

x