Đặt câu hỏi cho bác sĩ miễn phí dành cho thành viên Cộng đồng Mẹ Bầu!
Chuyên mục
Công cụ
Cộng đồng
Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama
Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11
(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)
Tôi đồng ý tham gia Enfa A+ Smart Club cùng các điều khoản và chính sách của MJN và Marrybaby.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Hầu hết các bài tập yoga đều tốt cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn cũng như tận dụng tối đa lợi ích từ các bài tập yoga cho bà bầu, mẹ nên tham khảo cách tập đúng trong từng tam cá nguyệt.
Tập thể dục, nhất là các bài tập yoga, là cách tốt nhất để giúp mẹ hạn chế triệu chứng khó chịu khi mang thai. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích từ các bài tập yoga cho bà bầu, mẹ nên biết cách tập đúng trong từng tam cá nguyệt.
Mỗi tam cá nguyệt có một vấn đề riêng, vì vậy bài tập yoga cho bà bầu cũng sẽ khác nhau trong từng giai đoạn
Các bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu
Tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn có tỷ lệ sảy thai cao nhất. Chính vì vậy, rất nhiều mẹ bầu không dám, thậm chí “sợ” tham gia các loại hình vận động, các bài tập thể dục.
Thực tế, theo các chuyên gia, chỉ trừ những trường hợp có vấn đề đặc biệt như tiền sử sảy thai, sinh non, vấn đề tim mạch, huyết áp, bất thường nhau thai…, mẹ bầu mới bị “rút phép” tập luyện trong một giai đoạn nhất định. Tốt nhất, trước khi bắt đầu với các bài tập yoga cho bà bầu, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thời điểm phù hợp.
Dưới đây là một số bài tập yoga đơn giản, thích hợp với “dân mới vào nghề”, đồng thời cũng có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi. Mẹ bầu tham khảo nhé!
Bài tập 1
Trong tư thế ngồi, hai tay chống sau lưng. Chân duỗi thẳng, mở rộng, lòng bàn chân hướng về phía trước.
Di chuyển sao cho bàn chân thẳng và ngả về phía đùi càng nhiều càng tốt để kéo giãn gâ. Lặp lại động tác 20 lần.
Bài tập 2
Đứng thẳng lưng, chân mở rộng bằng vai, đầu gối cong nhẹ, hai tay chống lên đùi.
Giữ nguyên tư thế, cố gắng cong lưng hết mức, đồng thời hít sâu.
Trở lại tư thế ban đầu, lặp lại động tác 4 lần.
Bài tập 3
Trong tư thế đứng, bước 1 chân về phía trước, tay đỡ sau lưng.
Hít vào, thở ra đều đặn.
Làm tương tự với chân còn lại. Mỗi chân làm 4 lần.
Bài tập 4
Tư thế hít đất, tay chống xuống sàn. Giữ cho cổ, lưng và đùi thẳng hàng.
Hít vào, từ từ hạ bụng xuống chạm sàn.
Thở ra, đồng thời nâng người lên. Lặp lại 4 lần
Bài tập 5
Nằm nghiêng một bên, tay dưới hướng lên phía trên, lòng bàn tay mở rộng.
Hít sâu, đồng thời đưa chân phía trên và tay dưới lên cao.
Thở ra, hạ tay và chân xuống.
Lặp lại động tác với bên tay, chân còn lại. Mỗi bên làm từ 4-6 lần.
Trong thời gian tập, nếu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, báo ngay với giáo viên hướng dẫn và dừng lại ngay. Mẹ bầu cũng lưu ý không nên tập quá lâu và nhớ bổ sung nước cho cơ thể sau mỗi buổi tập.
Các bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng giữa
Bụng bầu bắt đầu lộ rõ, các khớp xương trở nên lỏng lẻo hơn là vấn đề của những mẹ bầu 3 tháng giữa. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh những bài tập đòi hỏi sự thăng bằng hoặc phải đứng 1 chân để giảm nguy cơ té ngã. Ưu tiên những bài tập yoga giảm đau lưng.
Hầu hết các trường hợp mang thai kéo dài khoảng 40 tuần (hoặc 38 tuần kể từ khi thụ thai). Vì vậy, cách tốt nhất để ước tính ngày dự sinh là đếm 40 tuần hoặc 280 ngày, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối. Một cách khác là lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng, trừ đi ba tháng và cộng 7 ngày. Vì vậy, nếu kỳ kinh cuối của bạn bắt đầu vào ngày 11-4-2020, bạn sẽ trừ ngược lại ba tháng là ngày 11-1-2020, sau đó cộng thêm 7 ngày, có nghĩa là ngày dự sinh của bạn sẽ là ngày 18-1-2021. Đây là cách bác sĩ sẽ ước tính ngày dự sinh cho các mẹ bầu. Nhưng hãy nhớ rằng sẽ rất bình thường nếu bạn sinh sớm hay trễ một tuần so với ngày dự kiến.
Ngày thụ thai
Cách tính tuổi thai theo ngày quan hệ áp dụng cho các cặp đôi nhớ chính xác ngày quan hệ, người nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều và xác định được ngày rụng trứng. Nguyên do là tinh trùng có thể sống trong cơ thể nữ giới 5 ngày nhưng trứng sau khi rụng chỉ sống được 1 ngày. Tinh trùng chỉ có thể thụ tinh cho trứng trong khoảng thời gian này.Theo cách tính này thì ngày đầu tiên của tuổi thai sẽ được tính bắt đầu vào ngày quan hệ có rụng trứng rồi cộng thêm 36 tuần (tức là 266 ngày).
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF
Việc tính tuần thai và ngày dự sinh khi thụ tinh nhân tạo sẽ chính xác hơn so với thụ thai bình thường. Điều này là do đã xác định được chính xác ngày cấy phôi hoặc ngày rụng trứng.Ngày dự sinh khi thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được tính bằng cách cộng thêm 38 tuần (tức là 266 ngày) kể từ khi trứng được thụ tinh. Một cách tính khác là vẫn cộng thêm 38 tuần nhưng sẽ trừ đi số ngày mà phôi được cấy vào. Chẳng hạn, nếu phôi được cấy ba ngày thì sẽ trừ 3 ngày và 5 ngày thì trừ 5 ngày.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
28 ngày
Các bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng cuối
Những bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng cuối cần sự đơn giản. Với thân hình ngày càng “đồ sộ”, mẹ bầu sẽ gặp khó khăn với những bài tập đòi hỏi sự khéo léo, cân bằng. Các bài tập phải duy trì một tư thế lâu cũng không còn phù hợp.
Để chuẩn bị cho hành trình vượt cạn sắp tới, giai đoạn này mẹ bầu nên ưu tiên những bài tập tăng cường sự dẻo dai cho vùng xương chậu.
Bài tập 1
Trong tư thế ngồi, lưng thẳng, lòng bàn chân chạm vào nhau.
Tay đặt trên đầu gối nhẹ nhàng ép gối xuống sàn hết mức có thể. Giữ nguyên trong vài nhịp thở.
Lặp lại động tác 10-15 lần.
Bài tập 2
Đứng thẳng lưng, chân rộng bằng hông, bàn chân hướng ra. Tay để dọc theo thân người hoặc có thể bám nhẹ vào ghế để giữ thăng bằng.
Từ từ hạ người xuống như đang ngồi trên ghế, trọng lượng dồn về gót chân, vai thả lỏng. Giữ trong 1 nhịp thở.
Dùng lực chân nâng người đứng dậy.
Bài tập 3
Nằm ngửa, hai chân đưa lên cao, dựa vào tường
Hít thở đều đặn, thư giãn thân trên. Giữ nguyên trong vài phút. Với bài tập này, mẹ có thể kê thêm gối hoặc khăn ở phía dưới lưng để thoải mái hơn.
Bài tập 4
Ngồi thoải mái trên gót chân.
Hít sâu, gập người về phía trước, tay duỗi thẳng.
Giữ nguyên tư thế, hít thở đều đặn trong 1-2 phút hoặc tới khi mẹ cảm thấy thoải mái để ngồi dậy.
Bài tập 5
Ngồi xếp bằng, lưng thẳng, tay đặt trên đầu gối.
Giữ nguyên tư thế, hít thở đều đặn. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Thay đổi tư thế nếu cảm thấy chân mỏi.
Tất cả các bài tập yoga cho bà bầu đều có một lợi ích nhất định cho sức khỏe. Tùy theo từng giai đoạn, vấn đề cũng như tình trạng sức khỏe, mẹ bầu nên lựa cho mình những động tác phù hợp nhất. Với những mẹ bầu lần đầu tập yoga, tốt nhất bạn nên đến phòng tập để giáo viên hướng dẫn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bình luận
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!