Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Lâm Nguyệt Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Phạm Trung Hiếu
Cập nhật 12/12/2021

Bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy thì đủ cho thai nhi phát triển khỏe mạnh?

Bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy thì đủ cho thai nhi phát triển khỏe mạnh?
Theo thống kế có khoảng 50% phụ nữ mang thai không bổ sung đủ sắt trong thai kỳ. Vậy bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy thì đủ?

Bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy là thắc mắc của nhiều chị em. Khi mang thai, mẹ cần gấp đôi lượng sắt so với trước ​​vì cơ thể sẽ sử dụng sắt để tạo thêm máu cho thai nhi. Ăn các thực phẩm giàu chất sắt và bổ sung thuốc chất sắt theo khuyến nghị của bác sĩ có thể giúp duy trì mức độ sắt trong tầm kiểm soát.

Lợi ích của chất sắt là gì?

Cơ thể sử dụng sắt để tạo thêm máu (hemoglobin) cho mẹ và em bé trong khi mang thai . Sắt cũng giúp di chuyển oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể – và cho em bé.

Cung cấp đủ chất sắt có thể ngăn ngừa tình trạng quá ít tế bào hồng cầu có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, được gọi là thiếu máu do thiếu sắt . Có thiếu máu có thể gây ra bé được sinh ra quá nhỏ hoặc quá sớm.

bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy
Bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy là thắc mắc của nhiều chị em

Bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy?

Dưới đây là những thông tin về chế độ bổ sung sắt cho mẹ bầu:

1. Bổ sung dắt cho bà bầu như thế nào?

  • Khi nào tôi nên bắt đầu bổ sung sắt? Theo CDC, mẹ bầu nên bắt đầu bổ sung sắt liều thấp (30 mg mỗi ngày) khi có cuộc hẹn khám thai đầu tiên.
  • Tôi nên bổ sung bao nhiêu sắt? Mẹ bầu sẽ cần ít nhất 27 miligam (mg) sắt mỗi ngày trong thai kỳ. Khi mẹ đang cho con bú , hãy bổ sung ít nhất 9mg sắt mỗi ngày nếu từ 19 tuổi trở lên. Các bà mẹ cho con bú từ 18 tuổi trở xuống cần 10mg sắt.

2. Uống thuốc sắt trong thai kỳ

  • Tôi có cần uống thêm thuốc sắt không? Uống bổ sung sắt có thể giúp đảm bảo nhận đủ sắt mỗi ngày. Trong hầu hết các trường hợp, mẹ bầu sẽ nhận đủ sắt trong vitamin trước khi sinh vì nhiều loại có chứa lượng sắt khuyến nghị. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ sắt của mẹ bầu định kỳ tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm và nếu mẹ bầu ăn chay.) Nếu mức độ sắt thấp, mẹ bầu có thể cần phải uống bổ sung thêm thuốc sắt.
  • Bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy? Theo như Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo, phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên sử dụng viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.

3. Bổ sung sắt sau sinh

Sau khi vượt cạn, cơ thể bà bầu mất đi một lượng máu khá lớn. Vậy nên sau khi sinh xong, rất nhiều bà mẹ sẽ bị thiếu máu thiếu sắt sau sinh. Nếu không bổ sung sắt kịp thời sức khỏe của bà mẹ sau sinh sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Việc phục hồi sau sinh cũng diễn ra chậm hơn, kém hiệu quả, thậm chí, ảnh hưởng sức khỏe sản phụ về lâu dài.

Thiếu máu thiếu sắt sẽ khiến mẹ dễ mỏi mệt, cáu gắt, giảm vận động và nhiều trường hợp tồi tệ các bà bầu có thể bị trầm cảm sau sinh. Cơ thể mỏi mệt ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của mẹ, khiến cho việc chăm sóc con trở nên áp lực và không hiệu quả. Đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn sữa mẹ.

Do đó, sau sinh, sản phụ vẫn cần tiếp tục bổ sung sắt:

  • Với mẹ sau sinh không cho con bú, nên uống viên sắt ít nhất là 1 – 3 tháng sau sinh.
  • Với mẹ sau sinh cho con bú, nên uống viên sắt đến 6 tháng sau sinh – giai đoạn mà dinh dưỡng của con phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ – để có nguồn sữa dồi dào, đủ chất nhất.

Thời gian uống sắt sẽ tùy thuộc vào sức khỏe của từng sản phụ.

bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy
Lượng sắt bổ sung sẽ tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe mẹ bầu

Thực phẩm nào có nhiều sắt?

Chị em có thể tìm thấy sắt trong thịt, gia cầm và thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng như trong các chất bổ sung. Có hai loại sắt trong thực phẩm.

  • Sắt heme là loại mà cơ thể mẹ bầu hấp thụ tốt nhất. Chị em nhận được sắt heme trong thịt bò, thịt gà, gà tây và thịt lợn.
  • Sắt nonheme là loại khác, mẹ bầu có thể tìm thấy trong đậu, rau bina, đậu phụ và ngũ cốc ăn liền có bổ sung thêm sắt.

Một số thực phẩm giàu chất sắt bao gồm:

  • Gan gà (3 ounce) – 11 mg
  • Bột yến mạch ăn liền tăng cường chất sắt – 11 mg
  • Ngũ cốc ăn liền tăng cường chất sắt – 18 mg
  • Nho khô (nửa cốc) – 1,6 mg
  • Đậu thận (1 cốc) – 5,2 mg
  • Đậu lăng (1 cốc) – 6,6 mg
  • Đậu Lima (1 cốc) – 4,5 mg
  • Hàu (3 ounce, đóng hộp) – 5,7 mg
  • Đậu nành (1 cốc) – 8,8 mg

Việc nạp đủ sắt từ thực phẩm khi mang thai có thể khó khăn, ngay cả khi mẹ bầu đang cẩn thận cố gắng bổ sung sắt vào chế độ ăn uống của mình.

Điều này đặc biệt đúng với các mẹ bầu ăn chay hoặc thuần chay vì họ không ăn thịt hoặc thịt gia cầm giàu chất sắt. Hãy nói với bác sĩ nếu mẹ đang ăn chay để họ có thể theo dõi nồng độ sắt và hemoglobin của mẹ bầu cẩn thận hơn.

bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy
Chất sắc xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm khác nhau

Những lưu ý khi bổ sung sắt trong thai kỳ

1. Thực phẩm nên và không nên dùng khi bổ sung sắt

Khi mẹ dùng thực phẩm có nhiều chất sắt cùng với thực phẩm có chứa vitamin C , chẳng hạn như cà chua và cam. Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt nonheme tốt hơn.

Mặt khác, một số loại đồ uống và thực phẩm ngăn cơ thể hấp thụ sắt. Chúng bao gồm cà phê, trà, sữa, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa.

Cố gắng không ăn những thực phẩm này trong cùng một bữa ăn khi đang ăn thực phẩm giàu chất sắt . Ví dụ, thay vì uống cà phê hoặc trà với ngũ cốc ăn sáng , hãy uống một ly nước cam.

2. Tác dụng phụ của việc bổ sung sắt là gì?

Mẹ bầu cần ít nhất 27mg sắt, nhưng cố gắng không nạp quá 45mg mỗi ngày trong khi mang thai hoặc khi cho con bú . Đảm bảo bổ sung sắt đúng như khuyến cáo của bác sĩ.

Bổ sung sắt có thể gây buồn nôn , nôn mửa , táo bón hoặc tiêu chảy . Đôi khi cơ thể tự điều chỉnh để bổ sung sắt trong vài ngày.

Uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ cũng có thể giúp giảm táo bón thai kỳ. Tuy nhiên nếu mẹ bầu vẫn có tác dụng phụ, hãy thử dùng chất bổ sung với thức ăn hoặc với liều lượng hai lần. Hoặc hỏi bác sĩ xem có an toàn không khi dùng thuốc làm mềm phân.

Bên cạnh bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy thì chị em cần lưu ý thêm các vấn đề trên để có 1 thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Pregnancy and birth: Do all pregnant women need to take iron supplements?

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279574/

Truy cập ngày 12/12/2021

Daily iron and folic acid supplementation during pregnancy

https://www.who.int/elena/titles/guidance_summaries/daily_iron_pregnancy/en/

Truy cập ngày 12/12/2021

Why women should ‘pump iron’ supplements during pregnancy

https://utswmed.org/medblog/iron-supplements-pregnancy/

Truy cập ngày 12/12/2021

Iron for pregnant women

https://www.health.qld.gov.au/__data/assets/pdf_file/0023/150089/antenatal-iron.pdf

Truy cập ngày 12/12/2021

Iron deficiency anemia during pregnancy: Prevention tips

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/anemia-during-pregnancy/art-20114455

Truy cập ngày 12/12/2021

x