Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 28/11/2022

Chuyện không thể xem nhẹ: Bà bầu tắm có được kỳ bụng không?

Chuyện không thể xem nhẹ: Bà bầu tắm có được kỳ bụng không?
Kỳ cọ khi tắm rửa là chuyện bình thường. Liệu điều này có đúng với bà bầu? Thực hư bà bầu tắm có được kỳ bụng không là sao? Mẹ tìm hiểu ngay nhé.

Tắm rửa kỳ cọ để vệ sinh cơ thể là điều không thể thiếu trong suốt thai kỳ. Không ít mẹ băn khoăn về việc tắm đúng cách, đặc biệt là kỳ cọ cơ thể. Vậy bà bầu tắm có được kỳ bụng không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu “bà bầu tắm có được kỳ bụng không” trong bài viết dưới đây nhé.

Tưởng chừng việc tắm rửa khi mang thai cũng đơn giản như bình thường. Tuy nhiên, nếu tắm rửa, vệ sinh hay kỳ cọ không đúng cách, mẹ sẽ vô tình làm tổn thương bé trong bụng, thậm chí sảy thai.

Những điều bầu nên và không nên làm khi tắm

Trước khi tìm hiểu bà bầu tắm có được kỳ bụng không, mẹ sẽ cần biết những điều nên và không nên làm khi tắm.

bà bầu tắm có được kỳ bụng không? Những điều nên và không nên làm

  • Kiểm tra thật kỹ nhiệt độ trước khi tắm
  • Theo dõi thân nhiệt khi tắm và tránh để thân nhiệt tăng cao
  • Không nên tắm nước nóng khi bị sốt
  • Tránh ngâm đầu, ngực, cánh tay và vai khi tắm bồn vì dễ làm thân nhiệt tăng cao
  • Tránh tắm bồn quá lâu, không nên quá 10 phút hoặc nước quá nóng.
  • Không dùng muối tắm, bột tắm tạo bọt hoặc sản phẩm nào chứa Phthalates, BPA… khi tắm bồn để tránh làm pH âm đạo thay đổi, dẫn đến phát triển nấm âm đạo
  • Chuẩn bị thảm chống trượt cho phòng tắm để tránh nguy cơ té ngã khi đi tắm
  • Tắm vào khoảng chiều tối (5 – 7h tối), tắm không quá 15 phút và không tắm khi mới ngủ dậy và vào tối muộn
  • Không tắm sau khi ăn no dễ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hạ đường huyết cho mẹ
  • Không tắm khi đang bị hạ huyết áp vì sẽ làm các mạch máu trong cơ thể sẽ bị giãn nở, máu lên não không đủ sẽ gây nguy hiểm cho mẹ
  • Chỉ nên tắm nước ấm hoặc nước mát và không nên tắm nước quá nóng vì dễ làm nhiệt độ nước ối tăng; tăng thân nhiệt ở mẹ có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển và an toàn của thai kỳ.

>>Bạn có thể quan tâm: Bà bầu có nên tắm biển và những lưu ý cần nhớ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con

Bà bầu tắm có được kỳ bụng không?

Bà bầu tắm có được kỳ bụng không?
Bà bầu tắm có được kỳ bụng không?

Việc kỳ cọ cơ thể để làm sạch bụi bẩn là điều dường như ai nào cũng làm khi tắm. Có lẽ mẹ sẽ quan tâm bà bầu tắm có được kỳ bụng không? Có gây nguy hiểm cho thai nhi không?

Theo chuyên gia y tế, vùng bụng của mẹ bầu là vùng nhạy cảm nhất. Do đó, việc kỳ cọ quá mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí gây sảy thai. Một số trường hợp mẹ kỳ cọ và xoa bụng liên tục cũng có thể ảnh hưởng đến ngôi thai.

Vậy câu trả lời câu hỏi bà bầu tắm có được kỳ bụng không thì là mẹ chỉ nên dùng khăn ấm để chà nhẹ trên bụng để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho mẹ cũng như em bé.

Hướng dẫn tắm đúng cách cho bà bầu

Sau khi giải đáp được trăn trở “bà bầu tắm có được kỳ bụng không”. Mẹ cũng nên biết tắm đúng cách để bảo vệ bản thân và thai nhi:

1. Về việc gội đầu

Tư thế ngồi xổm hoặc nằm ngữa ít được lựa chọn đặt biệt giai đoạn sau của thai kỳ vì sự phát triển của thai nhi và tử cung. Mẹ có thể tham khảo các tư thế gội đầu an toàn trong thai kỳ và thực hành tư thế phù hợp với thể trạng.

>>Bạn có thể quan tâm: Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Bà bầu ngồi tư thế nào mới tốt?

2. Về việc vệ sinh cơ thể

Ngoài thắc mắc “bà bầu tắm có được kỳ bụng không”, mẹ hẳn cũng tò mò còn bộ phận nào không nên kỳ cọ mạnh khi tắm không?

  • Vùng ngực

Vệ sinh vùng ngực đúng cách cũng được hỏi nhiều không kém bà bầu tắm có được kỳ bụng không. Trong suốt thai kỳ, vùng ngực cực kỳ nhạy cảm, do đó, nếu chạm vào nhiều sẽ gây kích thích, dẫn đến co thắt tử cung, gây động thai và có thể sinh non. Vì thế, mẹ chỉ nên dùng khăn mềm để lau nhẹ vùng ngực.

  • Vùng rốn

Vệ sinh rốn như thế nào cũng là điều đáng quan tâm bên cạnh việc bà bầu tắm có được kỳ bụng không. Các chuyên gia y tế khuyên mẹ không nên chà xát mạnh vùng rốn mà chỉ nên dùng khăn hoặc tăm bông ẩm để làm sạch rốn từ từ và nhẹ nhàng.

>>Bạn có thể quan tâm: Những lưu ý về cách vệ sinh rốn cho bà bầu

  • Vùng bụng bầu

Bên cạnh lời khuyên “không” cho câu hỏi “bà bầu tắm có được kỳ bụng không”. Mẹ bầu nên lưu ý không được xả nước nóng trực tiếp lên bụng vì có thể ảnh hưởng không tốt đến thai, nước nóng dễ làm khô da bụng và khiến tình trạng rạn da, khó chịu của mẹ thêm nặng nề.

  • Vùng kín

Khi mang thai, vùng kín bà bầu rất nhạy cảm, dịch có mùi nồng hơn nên việc vệ sinh sạch sẽ là vô cùng cần thiết để tránh bị viêm nhiễm phụ khoa. Thế nhưng, mẹ tuyệt đối không được thụt rửa quá sâu và chọn dung dịch vệ sinh vùng kín an toàn theo lời khuyên của bác sĩ.

>>Bạn có thể quan tâm: Khô hạn khi mang thai và những sự thật mẹ cần biết

3. Về việc chọn sữa tắm

Trong thai kỳ, làn da của mẹ cực kỳ nhạy cảm, dễ bị dị ứng, ngứa ngáy. Vì thế, mẹ nên chọn những mỹ phẩm chăm sóc da uy tín, chuyên dùng cho bà bầu với những thành phần có nguồn gốc tự nhiên để tăng cường độ ẩm cho da, tránh rạn da hiệu quả.

>>Bạn có thể quan tâm: 3 dấu hiệu bị rạn da khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý

4. Về việc chọn kiểu tắm: tắm bồn hay tắm vòi sen?

Mệt mỏi, căng thẳng khi mang thai khiến mẹ nào cũng muốn ngâm mình trong bồn nước ấm để thư giãn. Tuy nhiên, ngâm bồn quá lâu sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, gây viêm nhiễm dễ làm mẹ sinh non. Do đó, mẹ vẫn nên tắm nhanh bằng vòi hoa sen, massage cơ thể nhẹ nhàng trong vòng 15 phút là an toàn.

5. Về chế độ ăn uống trước khi tắm

Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn no trước khi tắm vì sẽ không tốt cho việc tiêu hóa thức ăn của mẹ bầu. Nếu tình trạng này kéo dài, mẹ dễ bị mắc các rối loạn hệ tiêu hoá. Do đó, mẹ nên uống nước trước khi tắm để giảm nguy cơ mất nước lúc tắm, đồng thời giúp làn da mịn màn và giảm nguy cơ bị rạn da thai kỳ.

>>Bạn có thể quan tâm: Điểm danh 5 vị trí dễ bị rạn da mà mẹ bầu nên chú ý

Trên đây là giải đáp của MarryBaby về thắc mắc bà bầu tắm có được kỳ bụng không. Hy vọng mẹ bầu đã nắm được các thông tin cơ bản để vệ sinh cơ thể sạch sẽ và an toàn cho thai kỳ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Should You Take an Epsom Salt Bath?

https://health.clevelandclinic.org/7-things-you-probably-didnt-know-about-epsom-salt/

Truy cập ngày 16/10/2022

2. Is it safe to use a hot tub during pregnancy?

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/pregnancy-and-hot-tubs/faq-20057844

Truy cập ngày 16/10/2022

3. Hot tub use during pregnancy and the risk of miscarriage

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/14607798/

Truy cập ngày 16/10/2022

4. CAN I HAVE A HOT BATH DURING PREGNANCY?

https://www.emmasdiary.co.uk/pregnancy-and-birth/1st-trimester-of-pregnancy/can-i-have-a-hot-bath-during-pregnancy

Truy cập ngày 16/10/2022

5. Is it safe to have hot baths during pregnancy?

https://www.babycentre.co.uk/x546741/is-it-safe-to-have-hot-baths-during-pregnancy

Truy cập ngày 16/10/2022

x