Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lưu Nguyễn
Thông tin kiểm chứng bởi Linh Hồ
Cập nhật 25/05/2022

Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Mẹ cần lưu ý gì khi đi vệ sinh?

Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Mẹ cần lưu ý gì khi đi vệ sinh?
Ngoài chế độ ăn uống, hệ bài tiết của cơ thể mẹ bầu cũng cần được quan tâm. Vậy bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không?

Nhà xí bệt là một trong những khu vực thường thấy ở một số hộ gia đình hiện đại. Không chỉ điều chỉnh góc ngồi xổm tự nhiên, nó còn giúp chúng ta tránh khỏi các bệnh về khung xương chậu,… Thế nhưng bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không thì không phải ai cũng biết.

1. Ưu điểm của ngồi xổm khi đi vệ sinh

Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Trước hết, hãy điểm qua những lợi ích của việc ngồi xổm khi đại tiện mẹ nhé.

Khi ngồi xổm, góc hậu môn trực tràng thẳng, tư thế này làm giảm thời gian đại tiện (tức là 1 phút so với 4–15 phút ở tư thế ngồi). Ngoài ra, đại tiện bằng cách ngồi xổm còn giúp:

  • Ngăn ngừa “sự ứ đọng phân”. Đây là một yếu tố gây ra hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột và viêm ruột thừa.
  • Bảo vệ các dây thần kinh vùng chậu không bị kéo căng và bị tổn thương.
  • Điều khiển các cơ quan sinh dục như tuyến tiền liệt, bàng quang và tử cung.
  • Chặn tạm thời van hồi tràng, giữa ruột kết và ruột non. Do đó, có rất ít hoặc không có cơ hội làm ô nhiễm ruột non.
  • Đại tràng được nâng đỡ bởi đùi giúp ngăn ngừa thoát vị và sa cơ quan vùng chậu.
bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không
Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không?

>> Mẹ có thể tham khảo: Tư thế đi vệ sinh của bà bầu: Đại tiện cũng phải đúng cách

2. Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không?

Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Mặc dù ngồi xổm khi đi đại tiện mang lại nhiều lợi ích, tư thế này lại không tốt cho phụ nữ mang thai giai đoạn đầu. Vì sao việc mẹ bầu ngồi xổm khi đi vệ sinh lại không được khuyến khích như vậy?

Khi mang thai, bụng dưới của cơ thể và cột sống chịu áp lực rất lớn từ sự phát triển của thai nhi. Bầu ngồi xổm khi đi vệ sinh sẽ khiến các cơ bị kéo căng ra hơn, đồng thời gây áp lực lên bàng quang. Điều này gây đau bụng dữ dội, ít nhiều tác động đến thai nhi trong bụng mẹ.

Vậy bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Khi bầu ngồi xổm khi đi vệ sinh, các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Nguy hiểm hơn, tình trạng này làm mẹ mất trọng tâm, dễ té ngã.

Tuy nhiên, đây lại là tư thế được khuyến khích với những bà bầu sắp sinh. Đây được xem là một bài tập đề kháng cho cơ bụng và cơ sàn chậu, giúp chuẩn bị cho việc sinh nở tự nhiên. Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Câu trả lời còn tùy thuộc vào giai đoạn mẹ nhé. Ở giai đoạn cuối của quá trình mang thai, ngồi xổm đúng cách lại giúp cung cấp nhiều oxy hơn cho thai nhi. Sức ép lên tử cung có thể giúp đẩy em bé ra ngoài thuận lợi hơn khi sinh nở.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Những người ngồi bồn cầu kiểu ngồi xổm có nhiều kết quả sản khoa thuận lợi, đặc biệt là tỷ lệ sinh thường qua ngã âm đạo cao hơn. Các cuộc khảo sát cho thấy tác động thực sự của bệ ngồi toilet kiểu ngồi xổm đối với kết quả mang thai và chuyển dạ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Mang thai tháng thứ 8 bụng căng cứng có phải là dấu hiệu chuyển dạ

3. Tư thế đi vệ sinh đúng cách

Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Đối với bà bầu, tư thế ngồi chuẩn nhất là giữ thẳng cổ, người không chúi về phía trước. Nên thả lỏng vai, chân tạo thành một góc 90 độ với mặt đất.

Lưu ý, khi chuyển từ tư thế đứng sang ngồi, mẹ bầu đừng thực hiện quá nhanh và đột ngột. Đặc biệt, trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, mẹ nên dùng một tay đỡ bụng trước khi ngồi. Sau đó, từ từ dựa lưng vào ghế, hai chân song song nhau.

bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không
Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Tư thế đi vệ sinh đúng cách cho bà bầu

4. Những lưu ý khi mẹ bầu đi vệ sinh

Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Mẹ cần lưu ý thêm một số điều để đi vệ sinh đúng cách nhé:

Rửa nước muối loãng và lau khô bằng giấy mềm

Ở hậu môn có nhiều vi khuẩn, thông thường các vi khuẩn lợi và hại ở trạng thái cân bằng. Do đó, mẹ cần vệ sinh đúng cách để không làm mất sự cân bằng này. Lời khuyên cho mẹ là nên dùng nước muối loãng để rửa sau mỗi lần đi vệ sinh.

Việc này không những tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn giúp mẹ giảm được tình trạng viêm hoặc sưng. Sau khi dùng nước muối, mẹ nên lau lại bằng giấy mềm để tránh gây ẩm ướt hậu môn. Từ đó, không có điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

>> Mẹ có thể tham khảo: Vệ sinh vùng kín mẹ bầu đúng cách – Vành đai bảo vệ mẹ và bé không thể thiếu

Không nên nhịn vệ sinh

Một số mẹ bầu có thói quen nhịn đi tiểu hoặc đại tiện bởi tâm lý “để cho xong việc này đã”. Việc này về lâu dài khiến cho bàng quang bị giãn, áp lực lên đại tràng và hậu môn. Kết quả là giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không
Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Những điều mẹ bầu cần chú ý

Không đi vệ sinh quá lâu

Nếu đại tiện trong vòng 2 phút, nguy cơ mắc bệnh liên quan hệ tiêu hóa sẽ được giảm đến 70%. Đây là vấn đề đã được chứng minh trong thực tế. Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Việc ngồi quá lâu khi đi vệ sinh có thể khiến chân bị mỏi và dễ dẫn đến chuột rút. Mẹ cũng chú ý đến điều này nhé.

Để kiểm soát tốt thời gian đại tiện, mẹ đừng sử dụng điện thoại trong lúc đi vệ sinh. Điện thoại khiến mẹ phân tâm cũng như ảnh hưởng không tốt đến tuần hoàn máu. Nguyên do là không gian nhà vệ sinh chật hẹp và ngồi lâu gây thiếu oxy lên não.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Tư thế đi vệ sinh đúng cách – Tốt cho sức khỏe

https://www.thuocdantoc.org/di-ve-sinh-dung-cach.html

Ngày truy cập: 24/05/2022

2. Health promotion and prevention of bowel disorders through toilet designs: A myth or reality?

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6432810/

Ngày truy cập: 24/05/2022

3. Pregnancy and labor outcomes in squat versus western style sitting toilet users: a pilot study

https://www.ijrcog.org/index.php/ijrcog/article/view/9126

Ngày truy cập: 24/05/2022

4. Bidet toilet use and incidence of hemorrhoids or urogenital infections: A one-year follow-up web survey

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5345955/

Ngày truy cập: 24/05/2022

5. Effect of bidet toilet use on preterm birth and vaginal flora in pregnant women

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23812451/

Ngày truy cập: 24/05/2022

x