Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/04/2015

Bà bầu nên ăn gì để tránh táo bón?

Bà bầu nên ăn gì để tránh táo bón?
Không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần, táo bón khi mang thai còn làm mẹ bầu luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu, dẫn đến tâm lý chán ăn, làm mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Bà bầu nên ăn gì để tránh táo bón? Thao khảo danh sách những thực phẩm sau đây nhé!
Bà bầu nên ăn gì để tránh táo bón
Bà bầu nên ăn gì để hạn chế những khó chịu mà táo bón mang lại?

Do sự thay đổi hormone trong cơ thể và sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực lên vùng chậu khiến nguy cơ bị táo bón của mẹ bầu cao hơn bình thường. Ngoài việc gây cảm giác khó chịu, việc tích tụ các chất thải lâu trong ruột còn có thể lan truyền chất độc, gây hại sức khỏe mẹ và bé. Chưa kể việc phải dùng sức để rặn mỗi lần đi vệ sinh có thể sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.

Mẹ bầu khó có thể “tiêu diệt” triệu chứng táo bón hoàn toàn trong thai kỳ của mình. Tuy nhiên, một số thay đổi về chế độ dinh dưỡng có thể giảm bớt những khó chịu mà táo bón mang lại. Bà bầu nên ăn gì đây?

1/ Uống nhiều nước

Trong suốt 9 tháng mang thai, tình trạng đi tiểu nhiều vào ban đêm,đặc biệt là ở 3 tháng đầu và cuối thai kỳ vô tình gây cho mẹ bầu tâm lý ngại uống nước. Không tốt chút nào đau mẹ nhé! Không chỉ góp phần khiến cho tình trạng táo bón thêm trầm trọng, không cung cấp đủ nước cho cơ thể khi mang thai rất dễ khiến cho cơ thể bị mất nước, dẫn đến chóng mặt, ngất, rất nguy hiểm. Mẹ bầu nên uống đủ từ 8 -10 ly nước, tương đương khoảng 2,5 -3 lít nước mỗi ngày, uống nước ngay cả khi không khát, mẹ nhé!

2/ Thêm chất xơ trong bữa ăn hằng ngày

Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày như rau xanh, các cây họ đậu, trái cây họ cam, chanh, chuối, đu đủ chín, khoai lang, bí đỏ, cà rốt. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều chất xơ trong cùng một lúc có thể làm mẹ bầu dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Chính vì vậy, mẹ nên thêm chất xơ một cách từ từ để cơ thể có thời gian thích nghi dần.

3/ Cắt giảm liều lượng canxi và chất sắt

Canxi và sắt là hai dưỡng chất không thể thiếu để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, lượng sắt và canxi sư thừa, không được cơ thể hấp thụ hết sẽ trở thành “gánh nặng” cho hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ táo bón khi mang thai. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên bổ sung canxi và sắt theo chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện bổ sung theo ý mình.

Thay vì uống bổ sung sắt, mẹ bầu nên tăng cường lượng sắt cho cơ thể thông qua thực phẩm hằng ngày. Nếu có uống bổ sung sắt, nên chọn viên sắt hữu cơ để cơ thể dễ hấp thu hơn và không bị kích ứng đường ruột.

4/ Hạn chế những thực phẩm chiên, xào

Các món chiên, xào là một trong những “thủ phạm” làm triệu chứng táo bón của mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu là một “tín đồ” của những thực phẩm này, mẹ nên sử dụng dầu oliu hoặc dầu hướng dương để chế biến các món này. Dầu thực vật ít thấm vào thức ăn nên tốt hơn cho sự tiêu hóa của dạ dày.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x