Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/12/2022

Bà bầu đắp mặt nạ được không? 4 công thức từ tự nhiên cho mẹ

Bà bầu đắp mặt nạ được không? 4 công thức từ tự nhiên cho mẹ
Tác dụng của đắp mặt nạ có thể giúp chị em phụ nữ làm sạch sâu, giữ ẩm và bảo vệ làn da khỏe mạnh. Thế nhưng, bà bầu đắp mặt nạ được không? Cách làm đẹp này liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi không?

Hãy cùng tìm hiểu bà bầu đắp mặt nạ được không để bạn chọn cho mình phương pháp làm đẹp đúng cách nhằm bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con nhé.

Bà bầu đắp mặt nạ được không?

Trong quá trình mang thai, bạn vẫn nên biết cách chăm sóc làn da của mình để trông rạng rỡ và tươi tắn bằng những sản phẩm làm đẹp an toàn và tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như mặt nạ dưỡng da.

Tuy nhiên, bạn cần phải rất cân nhắc trong việc lựa chọn mặt nạ để thành phần trong sản phẩm này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và của bé. Nói cách khác, bà bầu đắp mặt nạ được không tùy thuộc vào cách bạn lựa chọn sản phẩm.

Bạn hãy đọc kỹ nhãn hiệu sản phẩm và chỉ nên mua mặt nạ có thành phần 100% từ tự nhiên được cơ quan uy tín chứng nhận hoặc tự làm mặt nạ dưỡng da tại nhà bằng những nguồn nguyên liệu tự nhiên.

Nguyên nhân là vì những thành phần hóa chất có trong sản phẩm dưỡng da có thể thấm vào máu qua da bạn và gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bé yêu trong bụng. Những thành phần hóa chất độc hại thường được tìm thấy trong mặt nạ và những sản phẩm dưỡng da khác là Hydroquinone, Retinol, Axit beta hydroxy, Diethanolamine (DEA), Parabens, Phthalates, kem chống nắng hóa học… Những chất này đã được chứng minh là có thể gây rối loạn nội tiết tố cho bà bầu và bé, gây dị ứng da, ung thư, làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, sinh non…

Bạn cũng cần lưu ý trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm làm đẹp thật giả lẫn lộn. Một số sản phẩm có nhãn hiệu cam kết thành phần từ thiên nhiên nhưng sự thật không phải là như vậy. Vì thế, nếu bạn không chắc chắn về sản phẩm mình lựa chọn có thật sự an toàn và đúng như những lời nhà sản xuất quảng cáo hay không thì tốt nhất là chỉ nên tự làm mặt nạ dưỡng da tại nhà.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách làm mặt nạ bơ tại nhà dưỡng da trị mụn hiệu quả

Cách làm mặt nạ cho bà bầu dưỡng da tại nhà

cách làm mặt nạ cho bà bầu

Bà bầu đắp mặt nạ được không tùy thuộc nhiều vào thành phần nguyên liệu mà bạn chọn. Những thành phần từ tự nhiên phù hợp cho quá trình đắp mặt nạ làm đẹp của bạn là rau củ, quả, hoa, lá, trái cây…

Tác dụng của đắp mặt nạ từ những nguyên liệu tự nhiên sẽ mang đến cho bà bầu khá nhiều lợi ích như:

  • Không có chất bảo quản nên an toàn 100%.
  • Nguyên liệu đảm bảo thành phần từ tự nhiên, không có hóa chất.
  • Được tự tay mình lựa chọn những thành phần làm đẹp còn tươi và mới.
  • Có thể lựa chọn những nguồn nguyên liệu ưa thích, phù hợp với da mặt mình.

Dưới đây là một số gợi ý làm mặt nạ cho bà bầu từ thiên nhiên để bạn chăm sóc làn da mình tươi tắn và khỏe mạnh hơn.

1. Mặt nạ mật ong và sữa chua

Tác dụng của mặt nạ mật ong và sữa chua sẽ giúp nuôi dưỡng sâu cho làn da của bạn và giữ ẩm tốt cho da.

Bạn trộn 1 thìa cà phê mật ong và 1 thìa cà phê sữa chua không đường rồi đắp lên mặt và nằm thư giãn trong 30 phút. Sau đó, bạn rửa sạch mặt lại bằng nước ấm.

2. Mặt nạ yến mạch và sữa chua

mặt nạ cho bà bầu dưỡng da

Mặt nạ yến mạch và sữa chua sẽ giúp bạn làm sạch mụn trứng cá, loại bỏ các tế bào da khô và tẩy tế bào chết để da mặt bạn tươi sáng hơn.

Bạn rửa mặt sạch rồi trộn vài thìa cà phê yến mạch vào sữa chua không đường rồi đắp lên mặt. Sau đó, bạn rửa sạch mặt lại bằng nước ấm sau 10 phút.

3. Mặt nạ hạnh nhân và chuối

Sự kết hợp giữa hạnh nhân và chuối có chứa một số vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa phong phú nên giúp làn da của bạn mềm mại và săn chắc. Mặt nạ này cũng giúp bạn tăng cường sản xuất collagen cho làn da và có tác dụng chống lão hóa.

Bạn lấy 2/3 quả chuối chín cắt nhỏ, nghiền nát và cho vào 1 cái bát. Tiếp theo, bạn cho 1 thìa bột hạnh nhân vào chuối rồi trộn đều và đắp lên mặt. Bạn đắp hỗn hợp lên mặt đã rửa sạch trong vòng 15 phút thì rửa mặt lại bằng nước ấm.

4. Mặt nạ mật ong và đu đủ

Mặt nạ mật ong và đu đủ

Mặt nạ mật ong và đu đủ có chứa rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa. Hỗn hợp sẽ giúp da mặt bạn đều màu hơn, trị nám và trị tàn nhang hiệu quả, mang lại vẻ tươi tắn và rạng rỡ.

Bạn nghiền nhuyễn một ít đu đủ cùng 2 thìa súp mật ong nguyên chất rồi trộn đều. Tiếp theo, bạn đắp hỗn hợp lên mặt, thư giãn trong 30 phút và rửa sạch lại bằng nước ấm.

Để những loại mặt nạ này tác huy hết công dụng, bạn cần nên bôi kem chống nắng khi đi ra ngoài trời, nhất là vào những khung giờ nắng gắt từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều nhé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách đắp mặt nạ chuối mật ong giúp da sáng mịn tức thì

Bà bầu đắp mặt nạ được không? Câu trả lời hoàn toàn là có. Thói quen chăm sóc da rất quan trọng trong thời kỳ mang thai. Do đó, bạn không nên bỏ qua việc làm đẹp của mình vì lo sợ những ảnh hưởng xấu từ mặt nạ với con. Bạn chỉ cần nhớ một nguyên tắc rất quan trọng là hãy lựa chọn các sản phẩm với nguồn nguyên liệu an toàn từ tự nhiên hoặc tốt nhất là tự làm mặt nạ tại nhà. Như vậy, bạn có thể yên tâm bảo vệ làn da của mình sáng khỏe ngay cả khi ở trong thai kỳ rồi đấy.

Hoa Vũ

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x