Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 13/02/2023

Bà bầu có nên xông vùng kín không? Bật mí 6 rủi ro khi xông khiến mẹ bất ngờ

Bà bầu có nên xông vùng kín không? Bật mí 6 rủi ro khi xông khiến mẹ bất ngờ
Cảm giác ngứa ngáy vùng kín không dễ chịu chút nào, đặc biệt đối với mẹ bầu. Để khắc phục tình trạng này, nhiều mẹ bầu rỉ tai nhau về phương pháp dân gian xông vùng kín bằng các loại thảo dược.

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố và các vấn đề về sàn chậu khiến vùng âm đạo trở nên “khó thở” hơn bao giờ hết. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu bà bầu có nên xông vùng kín không trong bài viết dưới đây nhé.

Xông hơi vùng kín có tác dụng gì?

Xông hơi âm đạo là một phương thuốc tự nhiên lâu đời được cho là có tác dụng làm sạch âm đạo và tử cung, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và đầy hơi, đặc biệt là tác dụng làm giảm ngứa vùng kín. Ngoài ra, nhiều phụ nữ cũng xông hơi vùng kín sau khi sinh con để se khít âm đạo, chủ đề này sẽ được bàn luận trong một bài viết khác. Vậy bà bầu có nên xông vùng kín không? Chúng tôi xin chia sẻ một số hiểu biết của phương pháp này trong thai kỳ để tránh gây nhầm lẫn.

Bà bầu có nên xông vùng kín không?

Xông hơi âm đạo tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại vì 6 lý do sau:

1. Bà bầu xông vùng kín dễ bị bỏng

Vùng da âm hộ của mẹ rất mỏng manh, nhạy cảm và có thể bị bỏng trước hơi nóng khi xông.

2. Nguy cơ bị viêm âm đạo

Việc để âm đạo tiếp xúc với hơi nước và các loại thảo mộc có mùi thơm có thể làm thay đổi độ pH của âm đạo và gây ra bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn và nhiễm trùng nấm men.

3. Phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên

Âm đạo là cơ quan có khả năng tự làm sạch. Vì vậy, việc xông hơi, thụt rửa bằng các chất tẩy rửa khác là không cần thiết nên không được khuyến khích và thậm chí gây hại vì có thể phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên.

4. Bị nhiễm trùng âm đạo

Thêm một câu trả lời cho câu hỏi bà bầu có nên xông vùng kín không đó là nguy cơ bị nhiễm trùng âm đạo khi xông “cô bé” sai cách.

Ghế xông âm đạo hoặc các thiết bị liên quan khác nếu không được làm sạch cẩn thận có thể tạo ra vi khuẩn có hại dẫn đến nhiễm trùng âm đạo.

bà bầu xông vùn kín dễ bị nhiễm trùng âm đạo

5. Mắc các biến chứng thai kỳ

Tiến sĩ Crawford nhấn mạnh rằng, nhiệt độ quá cao có thể gây ra các biến chứng, thậm chí dị tật bẩm sinh cho bé nếu mẹ lỡ xông hơi khi mang thai.

6. Bà bầu xông vùng kín có nguy cơ sảy thai

Trường hợp mẹ xông hơi nước khi mang thai và sử dụng hơi nước có chứa thảo mộc trên âm đạo thì cực kỳ nguy hiểm vì một số loại thảo mộc có thể gây sảy thai. Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi.

Hơn nữa, các bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng bồn tắm nước nóng, phòng xông hơi khô và đệm sưởi xung quanh xương chậu vì những lý do tương tự như trên.

Với băn khoăn bà bầu có nên xông vùng kín không thì câu trả lời là không. Mẹ cũng nên lưu ý rằng, không có bất kỳ hướng dẫn thực hành nào về việc xông hơi âm đạo trong thai kỳ, việc tiến hành nó nên được tham khảo ý kiến chuyên gia, hay cần có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa: Xông kèm với loại thảo mộc phù hợp với nhiệt độ, tần suất xông an toàn, vệ sinh khi xông và một quy trình được đảm bảo…

>>Xem thêm: Mẹ có biết, khi có bầu vùng kín thay đổi như thế nào?

Cách giúp mẹ bầu giảm ngứa vùng kín

Tình trạng ngứa vùng kín khiến mẹ cực kỳ khó chịu và gây nguy hiểm cho thai nhi. Vậy có cách nào giúp mẹ bầu giảm ngứa vùng kín không?

1. Chỉ dùng nước để rửa âm đạo

Tiến sĩ Crawford khuyên rằng: “Để âm đạo luôn khỏe mạnh, bạn cần phải duy trì sự cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu. “Bạn cũng không nên làm sạch âm đạo bằng xà phòng, thụt rửa hoặc sử dụng các sản phẩm có mùi thơm. Bạn chỉ dùng nước.”

Nếu mẹ đang bị đau, tiết dịch, có mùi hoặc khô âm đạo, mẹ hãy đi khám ngay vì khả năng cao mẹ đang mắc bệnh viêm nhiễm âm đạo.

2. Ăn sữa chua

Sữa chua giúp duy trì cân bằng độ pH trong cơ thể (chẳng hạn như sữa chua Hy Lạp), từ đó, hỗ trợ giảm ngứa vùng kín khi mang thai.

bà bầu nên ăn sữa chua để giảm ngứa vùng kín

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có nên ăn sữa chua lạnh không? Coi chừng sữa chua thành độc dược

3. Quần áo thoải mái

Bí mật bà bầu có nên xông vùng kín không đã được “bật mí”. Vì thế, để giảm ngứa mẹ hãy mặc quần áo thoải mái.

Có rất nhiều mẫu đầm thời trang dành cho bà bầu trên thị trường. Mẹ hãy chọn cho mình những chiếc đầm phù hợp và thoải mái để mặc trong thai kỳ nhé.

4. Chọn đồ lót phù hợp

Mẹ bầu nên ưu tiên chọn lựa những loại quần lót mềm mại, bằng vải cotton có khả năng thấm hút tốt để tránh vùng kín bị ẩm ướt khiến tình trạng ngứa khi mang thai càng trở nên nặng hơn. Nếu được, mẹ không cần mặc quần lót khi ngủ vào ban đêm.

5. Kem chống ngứa

Mẹ có thể mua dùng những loại kem hỗ trợ làm dịu cảm giác ngứa vùng kín khi mang thai dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

6. Chườm lạnh

Mẹ hãy thử chườm một miếng bông hoặc khăn lạnh lên vùng âm đạo. Tuyệt đối không sử dụng nước nóng bởi các mô có thể bị kích thích và khiến mẹ bầu càng bị ngứa nhiều hơn. Khi tắm, mẹ bầu cũng nên tắm bằng vòi hoa sen với nhiệt độ phù hợp.

Với thắc mắc bà bầu có được xông hơi không hay bà bầu có nên xông vùng kín không, mẹ hẳn tin rằng các loại thảo mộc có nguồn gốc tự nhiên nên sẽ có lợi, tuy nhiên, nếu mẹ sử dụng thảo mộc để xông trực tiếp, chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng, gây dị ứng âm đạo cho mẹ. Hy vọng mẹ đã nắm được những kiến thức bổ ích về việc xông hơi khi mang thai. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Does moxibustion work? An overview of systematic reviews

https://bmcresnotes.biomedcentral.com/articles/10.1186/1756-0500-3-284

Truy cập ngày 25/12/2022

2. Second-Degree Burn Sustained After Vaginal Steaming

https://doi.org/10.1016/j.jogc.2018.07.013

Truy cập ngày 25/12/2022

3. ‘Basically, it’s sorcery for your vagina’: unpacking Western representations of vaginal steaming

https://doi.org/10.1080/13691058.2016.1237674

Truy cập ngày 25/12/2022

4. What Is Vaginal Steaming and Is It Safe?

https://health.clevelandclinic.org/vaginal-steaming/

Truy cập ngày 25/12/2022

5. How can I keep my vagina healthy?

https://www.mariestopes.org.gh/help-advice/how-can-i-keep-my-vagina-healthy/

Truy cập ngày 25/12/2022

x