Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 16/12/2022

Bà bầu có nên đi chùa đầu năm? Tiết lộ yếu tố tâm linh mẹ không ngờ đến!

Bà bầu có nên đi chùa đầu năm? Tiết lộ yếu tố tâm linh mẹ không ngờ đến!
Bà bầu có nên đi chùa đầu năm không là trăn trở của nhiều mẹ bầu mỗi mùa Tết đến. Thực hư chuyện đi chùa sẽ bị "bắt" con, vong theo là sao? Mẹ xem ngay nhé.

Việc đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống đẹp, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, ấm no, trân trọng và biết ơn những giá trị cội nguồn. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu e ngại về vấn đề tâm linh khi đi chùa đầu năm. Vậy bà bầu có nên đi chùa đầu năm không?

Mục đích của việc đi chùa đầu năm

Đối với nhiều người, việc đi chùa đầu năm khiến bản thân cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái. Ngoài ra, đây cũng là dịp thích hợp để tạm gác lại bộn bề trong cuộc sống và bình tâm soi xét lại bản thân trong năm cũ và định hướng cho bản thân trong năm mới.

Mặt khác, có nhiều quan điểm cho rằng việc bà bầu đi chùa đầu năm là không tốt và dễ bị “bắt” mất con. Vậy bà bầu có nên đi chùa đầu năm không? Mẹ hãy theo dõi tiếp bài viết để có câu trả lời cho mình nhé.

Bà bầu có nên đi chùa đầu năm không?

1. Dưới góc nhìn tâm linh

Trước khi tìm hiểu bà bầu có nên đi chùa đầu năm không, mẹ cần phân biệt rõ khái niệm chùa, đền và miếu. Theo các chuyên gia tâm linh, mẹ không nên đến đền và miếu vào năm mới vì những nơi thờ phụng tâm linh này có những tính chất rất khác biệt so với chùa.

  • Miếu thường là công trình có kích thước nhỏ đến vừa phải, nhằm mục đích thờ vị thần bản địa nào đó có công với vùng đất ấy.
  • Đền là nơi thờ cần vị thánh hoặc nhân vật lịch sử có công với đất nước được nhân dân suy tôn và lập đền thờ.
  • Chùa là nơi thờ phật, một tôn giáo lớn trên thế giới, số lượng tín đồ chiếm 7-8% dân số trên thế giới.
  • Bên cạnh đó, đạo phật thì vô thần, nhưng đạo giáo và các tín ngưỡng bản địa là hữu thần. Trong số những vị thần này, có nhiều vị thánh dữ hoặc những vị thánh rất kị “đàn bà”. Chính vì vậy, theo tâm linh, mẹ có thể đi chùa nhưng tránh vào các đền, miếu để tránh rủi ro không đáng có.
    Bà bầu có nên đi chùa đầu năm không?
    Bà bầu có nên đi chùa đầu năm không?

    2. Dưới góc nhìn khoa học

    Dưới góc nhìn khoa học, mẹ đi chùa đầu năm rất có lợi đối với tinh thần và thể chất. Bởi không khí trong lành, an yên ở chùa sẽ phù hợp cho mẹ bầu thư giãn, tìm lại sự thanh thản trong tâm trí, từ đó, giúp mẹ bầu sinh nở thuận lợi hơn về mặt tâm linh.

    Tuy nhiên, khi đi chùa thì mẹ vẫn cần cẩn thận 2 điều dưới đây để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

    2.1. Bà bầu đi chùa đầu năm hãy cẩn thận với tiếng ồn

    Người xưa có cấm phụ nữ khi đến kỳ, chưa sạch kinh thì không nên đến chùa. Nhưng trong Phật pháp, chuyện phụ nữ mang bầu lên chùa chưa bao giờ bị cấm, kể cả các tài liệu cổ xưa cũng không đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, mẹ đi chùa đầu năm nên tránh đi lễ các đền, miếu phủ, vào cửa cô, cửa cậu và nơi hầu đồng. Bởi thai nhi có thể bị tác động khi nghe nhạc hầu đồng.

    Cụ thể, thai nhi từ tháng thứ năm của thai kỳ đã có thể nghe được những âm thanh đầu tiên, khoảng tuần 25 – 26, em bé đã có thể phản ứng với tiếng nói và tiếng ồn. Do đó, mẹ nên cẩn thận khi để thai nhi tiếp xúc với tiếng ồn vì những lý do sau:

    • bị giật mình và sẽ cử động nhiều hơn.
    • Gây hại cho thính giác của bé, đặc biệt là âm thanh có tần số cao hơn 80 decibel.
    • Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ về ảnh hưởng của tiếng ồn với thai nhi đã công bố kết quả như sau: tỷ lệ bé sơ sinh bị dị tật tăng từ 0,8 – 1,2% khi phải tiếp xúc với tiếng ồn với cường độ cao.
    • Tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn lớn có thể làm tăng nồng độ hormone cortisol và corticotropin ở thai nhi, khiến bé dễ bị căng thẳng sau khi chào đời.
    • Làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ.

    2.2. Bà bầu có nên đi chùa đầu năm không? Có nhưng hãy cẩn thận với âm khí

    Như vậy, bà bầu đi chùa không bị cấm nhưng mẹ nên hạn chế. Bởi không chỉ chùa, đền, đám ma và những nơi tương tự có nhiều “khí lạnh”, điều này sẽ không tốt cho em bé.

    Như vậy, băn khoăn “bà bầu có nên đi chùa đầu năm” đã có câu trả lời. Mẹ có thể đi chùa để cầu bình an, thư giãn đầu óc, hít thở không khí trong lành và tránh ghé thăm đền, miếu, những nơi đông đúc và có nhiều tiếng ồn.

    Lưu ý cho bà bầu khi đi chùa đầu năm

    Lưu ý cho bà bầu khi đi chùa đầu năm

    Bà bầu có nên đi chùa đầu năm không đã rõ. Nhưng để đảm bảo an toàn khi đi chùa đầu năm, mẹ nên lưu ý những điều sau đây:

    1. Mẹ chỉ nên đi những chùa gần nhà, không quá đông đúc

    Bởi khi đi chùa lớn, nổi tiếng, những chỗ này sẽ tập trung rất đông người. Điều này không tốt vì đám đông có thể mầm bệnh nguy hiểm cho mẹ và bé. Hơn nữa, việc chen lấn cũng tiềm ẩn nguy cơ mẹ bầu sảy chân ngã, gây động thai, thậm chí sảy thai. Phật ở trong tâm, dù mẹ có đi lễ chùa ở đâu thì đều có công quả nên mẹ không nên quá lo lắng.

    2. Mẹ bị dọa sảy thai không nên đi lễ chùa

    Khi bị dọa sảy thai, mẹ nên ở nhà nghỉ ngơi và chỉ nên đi chùa nếu cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển ổn định.

    3. Nghỉ ngơi hợp lý

    Khi đi lễ chùa, bà bầu cũng nên dành thời gian để vãn cảnh, thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý, tránh đi bộ hoặc leo trèo nhiều để bị đuối sức.

    4. Khám thai đầy đủ trước khi đi

    Mẹ nên khám thai đầy đủ và hỏi ý kiến bác sĩ về kế hoạch đi lễ xa. Hơn nữa, mẹ nên chuẩn bị sổ khám thai, số điện thoại cấp cứu, thuốc (nếu được bác sĩ kê đơn).

    >>Xem thêm: Thuốc kháng viêm cho phụ nữ có thai và những lưu ý khi sử dụng để tránh dị tật thai nhi

    5. Bà bầu không nên đi chùa đầu năm một mình

    Điều này cực kỳ quan trọng, đặc biệt là khi đi lễ xa, mẹ cần có người thân đi theo để chăm sóc và hỗ trợ khi cần thiết.

    Trên đây là giải đáp của MarryBaby về băn khoăn bà bầu có nên đi chùa đầu năm. Hy vọng mẹ bầu đã gỡ rối được thắc mắc này và chuẩn bị kế hoạch kỹ càng để một đón năm mới an lành.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Travel During Pregnancy

    https://www.acog.org/womens-health/faqs/travel-during-pregnancy

    Truy cập ngày 14/12/2022

    2. Staying Healthy During Pregnancy

    https://kidshealth.org/en/parents/preg-health.html

    Truy cập ngày 14/12/2022

    3. Pregnant Words: South Asian Buddhist Tales of Fertility and Child Protection

    https://www.journals.uchicago.edu/doi/10.1086/669645

    Truy cập ngày 14/12/2022

    4. The association of religion with maternal and child health outcomes in South Asian countries

    https://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0271165

    Truy cập ngày 14/12/2022

    5. Religious fasting – pregnancy and breastfeeding

    https://www.pregnancybirthbaby.org.au/religious-fasting-pregnancy-and-breastfeeding

    Truy cập ngày 14/12/2022

    x